Nghệ thuật

Giải mã sự năng động và thịnh vượng của Thành phố nghệ thuật Abu Dhabi

Mar 21, 2020 | By Trang Ps

Abu Dhabi là trung tâm văn hóa thịnh vượng nổi bật với cộng đồng nghệ sĩ năng động, hội chợ nghệ thuật quốc tế lừng danh và bảo tàng đẳng cấp thế giới, trong đó có bảo tàng Lourve mọc lên như mai rùa khổng lồ giữa vùng vịnh Ả Rập mênh mông và xinh đẹp.

Thế giới chúng ta có hai bảo tàng Lourve. Nếu như bảo tàng Lourve tại Paris, Pháp đã quá nổi tiếng với tuổi đời lên đến 227 năm, thì Lourve Abu Dhabi chỉ mới mở cửa vào đầu tháng 11/2017 sau hơn 10 năm xây dựng dưới sự đồng ý của Pháp khi cho tiểu vương quốc này mượn tên.

Maya Alisson – Nhà sử học và nghệ thuật người Mỹ kiêm giám đốc tại phòng trưng bày New York University Abu Dhabi (NYUAD) chia sẻ: “Vào những năm tháng đầu đời, tôi đã đọc A Movable Feast, một tác phẩm của nhà văn Hemingway về Paris vào những năm 1920. Tôi luôn bị cuốn hút bởi ý tưởng các nghệ sĩ, nhà văn, nhà triết học đến với nhau và chia sẻ về công việc của họ, về cộng đồng sáng tạo và khơi dậy thực tiễn và ý tưởng của nhau.”

Maya Allison photographed at the Art Gallery at NYU Abu Dhabi with Hassan Sharif, Copper Wire, 2015 (detail). Photo Anna Nielsen. Artwork Hassan Sharif, Copper Wire, 2015. Copper, 244 x 530 x 35 cm. NYU Abu Dhabi Campus Art Collection

Maya Allison tại NYU Abu Dhabi

Khái niệm về một cộng đồng sáng tạo đã gây được tiếng vang với Allison khi cô là người phụ trách tại trường thiết kế Rode Island có ảnh hưởng tại Hoa Kỳ: “Thị trấn Providence tồn tại cảnh hoạt động ngầm thực sự. Nhiều nghệ sĩ, ngay cả những người bỏ học đại học, ở lại đó và thành lập nhóm này.” Vào năm 2002, 5 người trong số họ đã làm việc ở Whiney Biennial, một nhóm khác có trụ sở tại Nhật Bản.

Khung cảnh nghệ thuật tiên phong tại các tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất (UAE)

Tomás Saraceno, On Cosmic Clouds, 2017. Installation view at the Library at NYU Abu Dhabi. Courtesy of the artist; Andersens, Copenhagen Ruth Benzacar, Buenos Aires; Tanya Bonakdar Gallery, New YorkLos Angeles; Pinksummer contemporary art, Genoa; Esther Schipper, Berlin. © Photography by John Shaji Varghese, 2017

Tomás Saraceno, On Cosmic Clouds, 2017.

Khi đến Abu Dhabi vào năm 2012, Allison đã rất ngạc nhiên khi tìm thấy điều tương tự: khung cảnh nghệ thuật tiên phong ở UAE đã hình thành từ những năm 1980 và sản sinh ra nhiều nghệ sĩ quan trọng có tầm ảnh hưởng.

Nhưng cho đến đầu thế kỷ, tiếng tăm của những nghệ sĩ ấy vẫn chưa giong buồm ra khỏi vịnh quen thuộc. Rất ít học giả nghiên cứu về lịch sử nghệ thuật của UAE. Và ít có hồ sơ chính xác, đặc biệt bằng tiếng Anh, vì vậy, Maya quyết định thực hiện một cuộc triển lãm kể về lịch sử nghệ thuật tiên phong ở xứ sở này.

Kết quả là vào năm 2017, triển lãm But We Cannot See Them: Tracing a UAE Community, 1988 – 2008 cùng một số nghệ sĩ đã được giới thiệu trong sự kiện, nổi tiếng nhất là Hassan Sharif cùng anh trai Hussain, và một vài sinh viên của anh, trong số đó có Mohamed Ahmed Ibrahim, Abdullah Al Saadi, Ebtisam Abdulaziz và Mohammed Kazem. Trong những năm 1990, họ đã tụ lại thành một nơi gọi là “Cung điện Cát” (Sand Palace) ở sa mạc – đóng vai trò là biên giới giữa Ajman và Sharjah. Mọi thứ ở đây có vẻ diễn ra như trong tác phẩm A Movable Feast của Hemingway, các nghệ sĩ đang tụ tập lại với nhau!

“Cung điện Cát” cũng thu hút các nhà văn và nhà thơ, cộng đồng bao gồm các nghệ sĩ hiểu theo nghĩa rộng nhất. Không có một trường nghệ thuật chính thức, và không có nhiều không gian để triển lãm. Vì thế, mạng lưới này xuất hiện tạo cơ hội hỗ trợ, giúp đỡ nhau cùng “sống sót” và phát triển. Về cơ bản, họ đã tạo ra văn hóa thẩm mỹ riêng của mình, họ nhận thức được những gì mình đang làm, vì họ biết họ cần có nhau để phát triển.

Bảo tàng Abu Dhabi

Jenny Holzer at Louvre Abu Dhabi. Photo © Department of Culture and Tourism - Abu Dhabi. Photography by Marc Domage. Artwork © Jenny Holzer, DACS 2020. 

Louvre Abu Dhabi

Khi Maya Allison đến Abu Dhabi vào khoảng 8 năm trước, cô phát hiện ra người dân địa phương không có thói quen dự triển lãm. Nhưng vào tháng 11/2017, việc khánh thành Louvre Abu Dhabi đã thay đổi tất cả. Nó thu hút hơn một triệu du khách ghé thăm chỉ trong năm đầu tiên.

Allison vui mừng: “Thật tuyệt vời! Nó đã đặt ra một tiền lệ rằng, vâng, triển lãm là điều thú vị để thực hiện ngay bây giờ. Trước đây, không ai hiểu được phòng trưng bày nghệ thuật NYUAD là gì, nhưng sẽ ổn cả. Đó là một phần công việc của tôi nhằm đưa các triển lãm thử nghiệm đi vào cuộc sống. Nhưng Louvre Abu Dhabi ra đời đã thực sự nâng cao kiến thức theo nghĩa tổng hợp sức mạnh nghệ thuật và sức mạnh của khán giả.” Và giờ đây, khi NYUAD trưng bày một loạt các nghệ thuật biểu diễn khác nhau, người ta có cảm giác đây như một trung tâm sáng tạo, nhân rộng đối tượng ghé thăm và ở lại.

Được mệnh danh là bảo tàng đắt nhất từng được xây dựng, Louvre Abu Dhabi sinh ra với sứ mệnh kể câu chuyện của loài người từ ngày đầu tiên cho đến hiện tại, bởi vì tất cả các nền văn hóa trên thế giới đều có điểm chung. Bảo tàng đã trả khoản tiền trị giá 525 triệu USD cho giấy phép 30 năm sử dụng tên gọi này, nhưng chỉ khoảng một nửa số vật thể trong triển lãm khai mạc thực sự đến từ Pháp (từ chính Louvre và các tổ chức khác bao gồm Musée d’Orsay, Trung tâm Pompidou, Bảo tàng Quai Branly, Versailles và Fontainebleau) và xa hơn (Phòng trưng bày nghệ thuật quốc gia ở Washington, D.C và Bảo tàng nghệ thuật KImbell ở Fort Worth).

Còn lại, phần lớn các tác phẩm thuộc về tiểu vương quốc, dưới sự hướng dẫn của Louvre, với hơn 650 tác phẩm quan trọng kể từ năm 2009, như Composition avec bleu, rouge, jaune et noir do Piet Mondrian sáng tác năm 1922 được đấu giá thành công tại Christie’s, các tác phẩm nghệ thuật thuộc về Pierre Berge và Yves Saint Laurent (người đã sử dụng nó như nguồn cảm hứng cho bộ sưu tập năm 1965). Mức đấu tư cho các tác phẩm này lên tới 21,6 triệu euro. Bên cạnh đó, bảo tàng cũng mua được chiếc ghế của Pierre Legrain trong cùng một đợt bán. Một thập kỷ trôi qua, và bộ sưu tập vẫn tiếp tục phát triển.

Được thiết kế bởi Jean Nouvel, bảo tàng hiện lên như mai rùa khổng lồ giữa vùng vịnh bao la. Với cấu hình cách điệu, công trình bao gồm 55 tòa nhà thấp màu trắng, 12 phòng trưng bày lên đến 8.600 mét vuông, không gian triển lãm, bảo tàng dành riêng cho trẻ em, khán phòng 200 chỗ ngồi, một nhà hàng, quán cà phê và cửa hàng. Chính vì thế, Louvre Abu Dhabi thường được ví von như “ngọn hải đăng của sự giác ngộ”.

Triển lãm nghệ thuật: Abu Dhabi Art

Dyala Nusseibeh, director of the emirate’s major art fair Abu Dhabi Art. Courtesy of Dyala Nusseibeh

Dyala Nusseibeh, giám đốc Abu Dhabi Art

Dyala Nusseubeh, Giám đốc triển lãm nghệ thuật lớn của tiểu vương quốc “Abu Dhabi Art” mô tả dự án này là một đột phá, và nhấn mạnh thêm rằng Allison chính là một trong những người đầu tiên bắt tay xây dựng và phát triển nghệ thuật trong khu vực, từ đó chứng minh rằng nơi đây sẽ trở thành xã hội nghệ thuật thịnh vương trong tương lai.

Nhưng như Allison nói: “Hiểu nhầm lớn nhất là ý tưởng cho rằng nghệ thuật của tiểu vương quốc chỉ dành riêng cho các nghệ sĩ của tiểu vương quốc. Giống như ở thành phố New York, khung cảnh ở đây phản ánh dân số vô cùng đa dạng, với sự tập trung con người đến từ Nam Á, Ả Rập, châu Phi và châu Âu.”

Nghệ thuật theo quan điểm của Dyala cũng phản ánh điều này. Ngôi nhà tại London của cô chứa đầy những tác phẩm mà cô đã mua ở Abu Dhabi Art từ các nghệ sĩ như Mohamed Ahmed Ibrahim, nghệ sĩ người Jordan Mona Saudi, và một tác phẩm gây ảnh hưởng của nghệ sĩ người Anh gốc Lebanon Aya Haidar được thực hiện trong thời gian cư trú làm việc với người tị nạn Syria.

Abu Dhabi Art là một chốn dừng chân quốc tế. Nhóm khách số một bây giờ là người Trung Quốc, từ đó đã tạo nên cú bắt tay hợp tác giữa tiểu vương quốc và Trung Hoa, với việc lấy nghệ thuật là trung tâm chủ đề phát triển. Vào mùa hè năm ngoái, UAE đã ký 13 thỏa thuận song phương với Trung Quốc và quyết định 200 trường học sẽ bắt đầu dạy tiếng Trung.

Etel Adnan, Untitled, 2019, a ceramic wall installation in Abu Dhabi’s Special Olympics Garden. Photo Anna Nielsen

Etel Adnan, Untitled, 2019,

Chắc chắn, Abu Dhabi Art không giống như hầu hết các triển lãm khác mà là sáng kiến của chính phủ, được Bộ văn hóa và Du lịch giám sát nhằm thu hút nhiều du khách hơn. Do đó, cam kết của Dyala liên quan đến các giám tuyển và nghệ sĩ từ ngoài vịnh.

Ví dụ, đối với phiên bản 2019, cô đã mời nghệ sĩ người Ý Cameron Colobom phụ trách nhằm xem xét các vật thể khảo cổ từ Bảo tàng Quốc gia Al Ain của Abu Dhabi (bảo tàng đầu tiên mở tại UAE vào năm 1971), cùng với các tác phẩm mới của các nghệ sĩ như Lamya Gargash , Alaa Edris và Nima Nabavi,…

Nghệ sĩ người Anh Oliver Bia cũng được ủy nhiệm để thực hiện một tác phẩm sắp đặt cho pháo đài cổ Al Jtionary Fort và Qasr Al Hosn, cũng như Leandro Erlich, người có tác phẩm điêu khắc đám mây khổng lồ, Heart of Water đặt tại Al Qattara Oasis, Di sản Thế được UNESCO công nhận cách một giờ lái xe từ trung tâm thành phố. Đây là nơi mà mọi người từ Abu Dhabi thường ghé đến vào mùa hè để tận hưởng nhiệt độ dễ chịu và mát mẻ hơn.

Nhằm thu hút những nhà sưu tập mới, Dyala đã mở thêm một hội chợ địa phương thứ hai nhỏ hơn, được tổ chức vào tháng 3 hàng năm với 10 phòng trưng bày bán các tác phẩm có giá dưới 10.000 dirham (khoảng 2.700 USD). Chúng có thể là tác phẩm trên giấy hay tác phẩm của các nghệ sĩ mới nổi.

Nghệ thuật công cộng trên đảo Al Reem

The NYUAD campus where artworks include Alice Aycock’s sculpture Whirlabout (Dynamo). Photo Anna Nielsen. Artwork © Alice Aycock, courtesy Marlborough Gallery, New York

Khuôn viên NYUAD với tác phẩm điêu khắc Whirlabout của Alice Aycock

Dyala cũng là một người am hiểu về nghệ thuật công cộng. Năm ngoái, cô đã ủy quyền cho Etel Adnan, Nadim Karam, Noh Jun, Wael Shawky, Pascale Marthine Tayou và Mehmet Ali Uysal sáng tạo tác phẩm kỷ niệm Thế vận hội mùa hè; các nghệ sĩ địa phương như Ramin Haerizadeh, Rokni Haerizadeh và Hesam Rahmanian sáng tạo các tác phẩm cho công viên trượt băng ở Reem Central Park.

Tất cả những tác phẩm nghệ thuật công cộng này có thể được tìm thấy ở đảo Al Reem, nhưng hòn đảo nổi tiếng nhất của Abu Dhabi là Saadiyat, tam giác vàng không có người ở cách bờ 500 mét, được nối với đất liền bằng cây cầu vững chắc. Saadiyat không chỉ là nhà của Louvre Abu Dhabi và NYUAD mà còn là Bảo tàng Zayed National sắp ra mắt.

Cuối cùng, NYUAD còn có không gian cho các triển lãm nhỏ hơn và bộ sưu tập các tác phẩm nghệ thuật công cộng ngày càng tăng của những nghệ sĩ như  Hassan Sharif, Etel Adnan và Wael Shawky.

(Theo Christie’s)


 
Back to top