Warrior của Basquiat sẽ là tác phẩm nghệ thuật phương Tây đắt nhất được bán tại châu Á?
Warrior, họa phẩm mang tính biểu tượng của Jean-Michel Basquiat chuẩn bị lên sàn đấu giá tại Hong Kong, được dự đoán là tác phẩm nghệ thuật phương Tây đắt nhất được bán tại châu Á.
Bức tranh mang tính biểu tượng nhất của “thiên tài từ đường phố” Jean-Michel Basquiat sẽ được Christie’s Hong Kong bán đấu giá trực tiếp vào ngày 23 tháng 3 tới. Với giá trị ước tính từ 31 đến 41 triệu USD, đây hứa hẹn sẽ là tác phẩm nghệ thuật phương Tây đắt nhất được bán ở châu Á.
Buổi đấu giá được truyền thông dưới tên gọi “We Are All Warriors – The Basquiat Auction” (Chúng ta đều là những chiến binh, Buổi đấu giá Basquiat), thuộc một phần của chương trình bán hàng mùa xuân Season of 20th Century.
Lịch sử đầy màu sắc của thiên tài da màu Basquiat
Jean-Michel Basquiat sinh năm 1960. Mẹ là người Puerto Rico, sinh ra ở Brooklyn và cha là người nhập cư gốc Haiti. Nhờ gốc gác ấy mà Basquiat thông thạo tiếng Tây Ban Nha, Pháp và Anh ngay từ khi còn nhỏ. Khả năng ngôn ngữ này cho phép anh đọc thơ tượng trưng tiếng Pháp theo ngôn ngữ Pháp, một trong những trải nghiệm ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự nghiệp sáng tác của anh. Sau khi cha mẹ ly hôn, Basquiat rời khỏi nhà cha trước khi được gia đình một người bạn nhận nuôi. Vào tháng 9/1973, anh bỏ học trung học ở độ tuổi 17.
Trong những năm 1973, Basquiat là một gã vô gia cư kiếm sống bằng nhiều phương tiện khác nhau như bán bưu thiếp hay áo phông. Anh là khách quen của nhiều câu lạc bộ ở trung tâm thành phố như Mudd Club và Club 57, cùng với các nghệ sĩ và nhạc sĩ mới nổi khác của thời đại. Điều này đã mang đến cho Basquiat cơ hội giới thiệu nghệ thuật của mình, cuối cùng củng cố vị trí cá nhân như một biểu tượng trong cộng đồng nghệ thuật Lower East Side.
Những năm 1980 chứng kiến sự ra đời của một số tác phẩm tuyệt vời nhất của Basquiat, đánh dấu thời kỳ đỉnh cao trong sự nghiệp của anh. Năm 1982, anh trở thành nghệ sĩ trẻ nhất góp mặt tại Documenta, sự kiện nghệ thuật đương đại quốc tế được tổ chức 5 năm một lần. Các tác phẩm của Basquiat trong thời kỳ này được ảnh hưởng mạnh mẽ bởi những nhân vật da màu nổi tiếng như Dizzy Gillespie và Muhammad Ali. Bằng cách sử dụng những nét vẽ mạnh mẽ, Basquiat đã thành công trong việc nắm bắt bản chất của đối tượng, ưu tiên tập trung vào trí tuệ và nội tâm thay vì ngoại hình. Các tác phẩm trừu tượng gợi nhớ về gốc gác graffiti của anh.
Danh tiếng mà Basquiat đạt được trong giai đoạn này đã ảnh hưởng đến nam nghệ sĩ. Anh ta trở nên nghiện heroin và cocaine. Năm 1988, Basquiat đã chết vì dùng thuốc quá liều.
Warrior: Chiến binh cho công lý
Warrior được nam nghệ sĩ vẽ vào thời kỳ sự nghiệp đỉnh cao (1982), thuộc một phần của series mà anh liên tục sáng tác từ năm 1981 đến năm 1982. Các tác phẩm đáng chú ý khác trong series này bao gồm La Hara và Irony of Negro Policeman.
Được nhiều người xem là tác phẩm tuyệt vời nhất của Basquiat, Warrior toát lên nguồn năng lượng rực rỡ của tác giả, miêu tả cảnh một chiến binh cầm thanh kiếm bạc nhìn chằm chằm vào người xem với đôi mắt đỏ xuyên thấu, phản ánh thái độ trước sự bất bình đẳng xã hội – chính trị mà người da màu phải đối mặt suốt một thời gian dài, cũng như việc họ không có chỗ đứng trong thế giới nghệ thuật do người da trắng thống trị.
Warrior đã được giới thiệu trong một số cuộc triển lãm trên toàn thế giới kể từ khi được công bố lần đầu tiên tại Phòng trưng bày Ikeda Akira ở Tokyo vào năm 1983. Nó thậm chí còn là trung tâm trong triển lãm bom tấ năm 2019 của Trung tâm Nghiên cứu Nghệ thuật Brant ở Thành phố New York.
Kiệt tác của Basquiat cho chúng ta thấy lý do vì sao anh được coi là một trong những nghệ sĩ vĩ đại nhất thế giới trong vòng 50 năm qua. Warrior chắc chắn sẽ thu hút sự chú ý của toàn cầu, và cuộc đấu giá lần này sẽ là sự kiện quan trọng đối với thị trường nghệ thuật phương Tây tại châu Á.