Xu hướng hội họa 2021: Biểu hình thủ công
Trước sự trỗi dậy của hội họa biểu hình (figurative painting) trong thập kỷ qua, việc các nghệ sĩ mô tả cơ thể thông qua phương tiện thủ công gần đây được đón nhận rộng rãi và sẽ trở thành xu hướng nổi trội trong năm 2021.
Tuy nhiên, xu hướng “Craft Figuration” này không phải mới. Sự thôi thúc này bắt nguồn từ nhiều thế kỷ lịch sử nghệ thuật, từ những bức tượng Venus bằng đất sét Paleolithic, đồ gốm biểu hình đen thời Hy Lạp cổ đại đến những tấm thảm trang trí ở Âu châu thời trung cổ. Hiện nay, các nghệ sĩ đương đại chuyển sang phương tiện này để khám phá bản sắc theo cách thức mới, sử dụng kỹ thuật thủ công để truyền tải lịch sử văn hóa và trải nghiệm cá nhân thông qua dáng hình con người.
Xu hướng này cũng đồng điệu với sự phổ biến của thủ công trong thế giới nghệ thuật trong những năm gần đây. Trong quá khứ, thủ công thường bị coi là loại hình nghệ thuật thấp hơn và bị miệt thị là “công việc của phụ nữ”. Thế nhưng, ngày nay, chế tác thủ công ngày càng được coi trọng và thậm chí hoạt động tích cực. Trong những năm 1980, Judy Chicago đã làm việc với hơn 150 thợ may vá cho dự án Birth Project; trong nhiều thập kỷ, Faith Ringgold đã khai thác mạnh mẽ kỹ thuật chần bông. Các phương tiện thủ công cũng nói lên một loạt các nền văn hóa và cộng đồng người hải ngoại của họ, và khi các nghệ sĩ đương đại sử dụng chúng, họ có thể làm phát bộ lịch sử ấy.
Nguồn từ Artsy, 10 nghệ sĩ đương đại có mặt ở đây đang tạo ra những tác phẩm phản ánh sự phát triển của nghệ thuật tạo hình thủ công.
Kimathi Mafafo
Trong những bức tranh thêu của Kimathi, những người phụ nữ da màu tận hưởng quãng thời gian tươi đẹp trong vòng tay ôm ấp của thiên nhiên. Họ là những hình tượng đơn độc giữa khu vườn mê hoặc, với những sợi chỉ thêu thay đổi từ bông hoa mỏng manh sang những lớp sắc màu lỏng lẻo và trừu tượng.
Nữ nghệ sĩ khám phá các chủ đề về phụ nữ và bổn phận làm mẹ, nhưng cô cũng phản ánh sự khắt khe của các kỳ vọng văn hóa. Voiceless, series gần đây của cô hợp tác với thợ may người Ghana – Mustapha Saadu, xoay quanh những người phụ nữ cảm thấy thiếu tự chủ trong các mối quan hệ của mình.
Nghệ sĩ Nam Phi tin rằng sáng tạo có tác dụng chữa lành và xây dựng cộng đồng. Cô đang tổ chức một cộng đồng thêu may không chính thức cho nhóm phụ nữ ở Cape Town.
Marcellina Akpojotor
Marcellina Akpojotor thổi luồng sinh khí mới vào các loại vải bỏ đi bằng cách tạo ra những bức ảnh ghép phức tạp về cuộc sống trong nhà. Nghệ sĩ đến từ Lagos lấy vải dệt từ các thợ may địa phương, xây dựng nhiều lớp cảnh thông qua các mảnh vụn đầy màu sắc. Hình in Ankara gắn liền với châu Phi, mặc dù chúng có nguồn gốc từ Hà Lan, và thường được đeo trong đám cưới và các sự kiến lớn khác trong cuộc đời.
Các nhân vật trong tác phẩm của cô thường là những thành viên trong gia đình cô, với dáng vẻ trầm ngâm nay thực hiện công việc hàng ngày. Nghệ thuật của Marcellina đâu đó phản ánh tính phù du của cuộc đời.
Klaas Rommelaere
Klaas Rommelaere bắt đầu sự nghiệp trong lĩnh vực thời trang, thực tập cho các nhà thiết kế nổi tiếng như Henrik Vibskov và Raf Simons, nhưng anh nhận thấy ngành công nghiệp này quá hạn chế với nguyện vọng chế tác thủ công của mình. Kể từ đó, anh biến những hình họa trẻ thơ và kỳ lạ về ký ức cá nhân trên những tấm thảm dệt kim đan chéo, đan móc và các hình thức điêu khắc.
Rommelaere sớm hợp tác với nhựng thợ may địa phương từ quê hương mình để thực hiện các tác phẩm. Trong dự án Dark Uncles, nghệ sĩ tái hiện đám rước bằng gỗ và những con rối xốp bọc vải thêu.
Devan Shimoyama
Mặc dù các tác phẩm đa phương tiện quy mô lớn của Devan Shimoyama thường là những bức chân dung tự họa, nhưng nghệ sĩ vẫn sử dụng hình ảnh chân dung của chính mình để thể hiện một cảm giác nhận dạng rộng hơn.
Những bức chân dung này là hình ảnh tưởng tượng lại về bản thân, với màu sắc kỹ thuật được làm bằng dầu, acrylic, bút chì màu, và được trang trí bằng đồ trang sức, sequin lấp lánh, hạt cườm và hình ảnh tạp chí. Một số tác phẩm được đặt trong bối cảnh thực, chẳng hạn như tiệm hớt tóc trong khu phố.
Simphiwe Ndzube
Trong các tác phẩm kỳ ảo của Simphiwe Ndzube, nghệ sĩ đã phá vỡ ranh giới của mặt phẳng hai chiều, với những hình vẽ phẳng mặc quần áo vải. Thần linh dược đặt trên nền phẳng đa sắc màu, thường là với một con chim hùng vĩ duy nhất trên đầu.
Thông qua các tác phẩm của mình, Ndzube đại diện cho cuộc sống của người da màu ở châu Phi thời kỳ hậu phân biệt chủng tộc, nhưng mang hơi hướm thần thoại.
Sophia Narrett
Các tác phẩm của Sophie Narrett gợi lên chút kỳ ảo và cổ tích. Các tác phẩm hiếm khi hình chữ nhật, và như bị vỡ ra từ các bức tường trong cảnh sắc sặc sỡ.
Trong series “Soul Kiss” gần đây, những cặp đôi xuất hiện trong bộ đồ hoang dã Boschigan, cảnh vườn nổi bật với những bông hoa quá khổ và đám mây làm gián đoạn cảnh quan. Hành động tán tỉnh khiếm nhã với ngụ ý về động lực quyền lực, đàn ông mặc quần áo trong khi phụ nữ khỏa thân, giải phẫu của họ được thể hiện đầy đủ.
Suchitra Mattai
Nghệ thuật của Suchitra đặt câu hỏi về lịch sử thuộc địa. Cô thường kết hợp những họa tiết và màu sắc saris cổ điển, cùng với các đồ vật có ý nghĩa văn hóa khác. Sinh ra ở Guyana, một thuộc địa cũ của Anh, nơi tở thành điểm cư trú của rất nhiều lao động Ấn Độ – Caribe, cô phản ánh về di sản của chính mình và cộng đồng người dân Nam Á.
Trong We are Rainbows, We are shadows (2020), dụng cụ uốn tóc, vải sợi đay, saris và khăn choàng đã trở thành tấm thảm rực rỡ. Các tác phẩm đề cập đến lịch sử đen tối của chủ nghĩa thực dân.
Christina Forrer
Thoạt nhìn, những tấm thảm của Christina Forrer trông giống như những bức tranh minh họa dành cho trẻ em, với những hình vẽ hoạt hình được dệt bằng màu sắc tươi sáng. Tuy nhiên, tất cả đều dựa trên chủ đề xung đột, lo lắng và bạo lực. Forrer bị ảnh hưởng bởi các truyền thống tường thuật của văn học dân gian, một số nhân vật phản diện của con sói lừa dối cũng xuất hiện.
Forrer bị ảnh hưởng bởi thảm trang trí của họa sĩ biểu hiện người Đức Ernst Ludwig Kirchner và nghệ sĩ Thụy Sĩ Lise Gujer, cũng như những tác phẩm dệt may của nghệ sĩ Thụy Điển Hannah Ryggen.
Sally Saul
Mặc dù Sally Saul bắt đầu tham gia các lớp học về gốm sứ từ những năm 1980, nhưng gần đây, cô mới thấy sự công nhận xứng đáng với những bức chân dung bằng đất sét vui tươi và quyến rũ. Năm 2019, triển lãm đầu tiên của cô tại Pioneer Works, Brooklyn, trưng bày loạt tác phẩm nổi bật trong 3 thập kỷ làm việc của nữ nghệ sĩ.
Paloma Proudfoot
Paloma Proudfoot tạo nên những hình dạng giải phẫu dao động giữa nghĩa đen và trừu tượng, giữa con người và người ngoài hành tinh. Trong tác phẩm gần đây mang tên Morality is a beautiful framework (2020), cô tạo ra một cơ thể bằng gốm và thủy tinh nấu chảy, với xương chậu mở ra. Trong The sigh, relaxing (2020), một cánh tay bằng nhựa, vai, và một phần đầu được bắt vào nhau, lơ lửng trong không khí bằng vải.