ART & CULTURE

Mona Lisa: Vụ trộm thế kỷ và khả năng định hình nền thời trang cao cấp

Nov 23, 2020 | By Nguyen Huu Hon

Vào ngày thứ 2, 21/8/1911, bức họa Mona Lisa đã bị đánh cắp. Vụ trộm trở thành cơn chấn động thời bấy giờ, và vô tình định hình nên lịch sử thời trang thế giới, khi các nhà mốt liên tiếp sử dụng chất liệu về vụ trộm thế kỉ vào chiến dịch quảng cáo, video quảng bá và thế giới mỹ phẩm. Cùng chúng tôi tìm hiểu về sự kiện nghệ thuật thú vị này. 

Hơn 150 năm trước, nhà thơ, nhà báo người Pháp Théophile Gautier đã viết trong một tiểu luận về bức chân dung có “vẻ đẹp của nữ thần Sphinx cùng nụ cười đầy bí ẩn” với những lời miêu tả như sau: “nàng có ánh mắt rất bình thản nhưng ẩn chứa một sức mạnh nội lực”. Chính ánh mắt đó đã thu hút Gautier và ông khẳng định rằng, mặc dù không nổi tiếng ở thời điểm đó, nhưng bức tranh mang “điều bí ẩn thế kỉ vẫn chưa được giải đáp”.

Và lời tiên đoán của ông đã thành hiện thực vào sáng sớm ngày thứ 2, 21/8/1911, bức tranh biến mất không dấu vết khỏi bảo tàng Louvre, ngay tuần lễ kỉ niệm hai thế kỉ thành lập bảo tàng.

Vụ việc được đánh giá là một trong những vụ trộm nổi tiếng nhất mọi thời đại, bức tranh biến mất đã kích thích trí tò mò về tác phẩm để rồi từ đó không chỉ tái định nghĩa lại giá trị lịch sử, văn hoá, xã hội, mà còn đảm bảo địa vị vững chắc của bức tranh, khiến nó trở thành tác phẩm bí ẩn hấp dẫn nhất mọi thời đại. 

“La Giaconda”, thường được mọi người biết đến với tên bằng tiếng anh là Mona Lisa, được thực hiện vào đầu thế kỉ thứ 16 bởi một người nghệ sĩ Phục Hưng người Ý Leonardo da Vinci.

“La Giaconda”, thường được mọi người biết đến với tên gọi Mona Lisa, được thực hiện vào đầu thế kỉ thứ 16 bởi một người nghệ sĩ Phục hưng người Ý  – Leonardo da Vinci. Dù chưa được xác thực, nhưng người đặt vẽ bức tranh được biết đến là Lisa Gherardini, vợ của một thương gia buôn lụa giàu có thành Florence Francesco del Giocondo. Ban đầu da Vinci vẽ bức tranh để làm quà tặng, nhưng sau đó ông đã giữ bản vẽ cuối cùng và tiếp tục thêm thắt vào những chi tiết nhỏ cho bức chân dung nhiều năm sau đó.

Năm 1575, người nghệ sĩ và bức tranh chuyển đến ở tại Château Cloux gần Amboise, Pháp dưới lời mời của vua Francis I. Ông sống hai năm còn lại tại Pháp dưới danh nghĩa họa sĩ và kiến trúc sư hoàng gia trước khi mất vào tháng 5 năm 1519. 

Từng có tin đồn người thực tập của ông Salai sau đó đã bán tác phẩm cho nhà vua và giữ bức tranh đó trong Lâu đài Fontainebleau, trước khi giao nó cho vua Louis XII sau. Năm 1804, sau một thời gian ngắn được treo trong phòng ngủ của Napoleon Bonaparte, bức Mona Lisa đã được chuyển đến bảo tàng Louvre. Lúc này, “nàng” ngự trị trong phòng trưng bày lớn Grand Gallery tại bảo tàng một thời gian trước khi được chuyển tới Salon Carré, khu vực trưng bày những tác phẩm nghệ thuật Ý từ thế kỉ XII đến thế kỉ XV. 

Rất lâu trước khi có sự ra đời của công nghệ nhận diện khuôn mặt, nhiều viện nghệ thuật chỉ có thể dùng chính đôi mắt thường để có thể phát hiện ra những bức tranh giả hay các vụ trộm tranh. Mặc dù sự thật là Louvre đã sử dụng hệ thống nhiều lớp kính bảo vệ đối với những tác phẩm quý giá kể từ tháng 10 năm 1910. Tuy nhiên, khả năng bảo vệ vẫn còn kém, chỉ có khoảng 150 lính bảo vệ phụ trách cho hàng trăm căn phòng.

Năm 1911, khi Louis Béround, một hoạ sĩ người Pháp thực hiện chuyến tham quan để tìm cảm hứng vẽ phác thảo cho tác phẩm của mình, ông đã bắt gặp một bóng đen đáng ngờ thấp thoáng từ phía một bức vẽ. Cảm thấy lạ lùng, ông đi tìm người bảo vệ bảo tàng. Sau khi kiểm tra lần hai, người nhân viên đối diện với một sự thật phũ phàng: “Mona Lisa” đã bị lấy cắp!

Các nhà chức trách đã phải mất tới 28 tiếng để nhận ra tình hình. Ngay lập tức, bảo tàng Louvre phải đóng cửa trong suốt một tuần và bắt đầu cuộc điều tra trên toàn quốc, cuộc điều tra cũng dẫn đến việc đóng cửa biên giới của Pháp và dừng các đường tàu chạy. Cảnh sát đã cố tái dựng lại hiện trường vụ án và lấy dấu vân tay mà vẫn không ích gì. 

Sau 3 năm dường như bế tắc, nghi phạm cuối cùng cũng được xác định là Vincenzo Peruggia: một kẻ trộm vặt, đồng thời là cựu nhân viên của Louvre. Hắn chính là người được giao cho nhiệm vụ chọn kính và đóng khung bảo vệ các bức tranh.

Mặc dù cảnh sát đã phán đoán rằng Peruggia đã nấp trong tủ một đêm trước khi trộm tranh, việc tra hỏi sâu cho thấy hắn đã vào bảo tàng từ khoảng 7 giờ sáng cùng với những nhân viên khác. Sau khi trả lại đồng phục làm việc và đợi cho đến khi Salon Carré hoàn toàn vắng người, Peruggia đã tháo bức tranh và tách khung tranh ra dưới gầm cầu thang gần đó, sau đó che bức tranh dưới chiếc áo của mình rồi trốn đi. Không một ai biết đến, hắn đã lẻn ra từ chính nơi hắn bước vào và chạy rất nhanh tới một trạm tàu ngay gần đó, trước khi trốn khỏi thành phố. 

Hơn hai năm rưỡi sau đó, hắn ta giấu tác phẩm trong một chiếc rương tại căn hộ của hắn ở Paris, sau đó trao cho Alfredo Geri, một tay buôn nghệ thuật ở Florence vào tháng 12 năm 1913. Geri là người rất khôn ngoan. Ông đã đến Uffizi Gallery (một bảo tàng nghệ thuật danh tiếng bậc nhất Florence) để xác minh tính chân thực của bức tranh và đảm bảo rằng Peruggia sẽ nhận được khoản hậu hĩnh xứng đáng.

Chỉ một thời gian ngắn sau khi Peruggia rời đi, Geri đã đi báo cáo vụ việc cho chính quyền địa phương. Chỉ cho đến khi tên trộm trở lại nơi cư trú của mình, hắn đã bị cảnh sát Florence để ý. Hy vọng có thể vớt vát được danh tiếng của bản thân, Peruggia khẳng định rằng vụ trộm chỉ là một hành động ái quốc bởi sau khi Napoleon cướp bức tranh cho nước Pháp hồi thế kỉ thứ 18,  việc đưa “Mona” trở lại với đất mảnh đất mẹ là điều rất công bằng.

Lí do nghe có vẻ dễ thuyết phục, nhưng sự thực là Mona Lisa đã ở trên đất Pháp nhiều thế kỉ trước thời kì Napoleon, và những nhà chức trách cũng cố giải đáp nếu nguyên do xuất phát từ lòng tốt như vậy tại sao hắn cố lấy lời từ vụ việc. Peruggia bị tuyên án tù gần 8 tháng trước khi phục vụ quân đội Ý tại Thế chiến I.  

Sau một hành trình du lịch ngắn vòng quanh nước Mỹ, Mona Lisa được trở lại Louvre vào tháng 1 năm 1914, trong sự chào đón hân hoan của công chúng nước Pháp và các nhà giám tuyển của bảo tàng. 

Mặc dù da Vinci vốn nổi danh với khả năng sử dụng bố cục và khuôn hình khéo léo trong các tác phẩm nghệ thuật, bức tranh vẫn ít được giới nghệ thuật Phục hưng Pháp công nhận, trước khi xảy ra vụ trộm. Chỉ đến khi được bảo vệ vững chãi hơn, Mona Lisa mới thực sự trở thành một hiện tượng quốc tế.

Khi Louvre tái mở cửa, hàng ngàn người xem đã ồ ạt tới Salon Carré với hy vọng được chiêm ngưỡng không gian chỉ dành riêng cho một bức tranh đặc biệt. Một vài người thậm chí còn bật khóc và đặt vài bông hoa tưởng niệm.

Trở lại với vụ trộm thế kỷ, giới truyền thông toàn cầu và địa phương đã theo sát vụ việc cùng với các cơ quan báo chí. Họ thường xuyên đưa ra những phần thưởng hấp dẫn và cập nhật liên tục thông tin từ phía cảnh sát. Biết rằng tác phẩm vẫn chưa được biết đến rộng rãi tại Pháp, cảnh sát đã in 6.500 tờ rơi với gương mặt của Mona Lisa và rải khắp thành phố ánh sáng với hy vọng truyền tải được thông tin và kích thích sự nhận biết của công chúng.

Những hành động này đã giúp khắc ghi hình ảnh của Lisa Gherardini mãi mãi trong tiềm thức mọi người. Từ đó, hình ảnh ấy gắn liền với nền văn hoá Paris tới tận ngày nay, đưa Mona Lisa lên vị trí là người phụ nữ “được săn đón” nhiều nhất thế giới. 

Sau 100 năm, Mona Lisa vẫn là biểu tượng của sự khát vọng, sự bí ẩn và tư duy thẩm mỹ.

Beyonce & Jay-Z

Sau 100 năm, Mona Lisa vẫn là biểu tượng của sự khát vọng, sự bí ẩn và tư duy thẩm mỹ. Với hơn 6 triệu khách tham quan hàng năm, đây là một trong những tác phẩm nghệ thuật được tham quan nhiều nhất trong lịch sử.

Đầu năm 1963, khi bức tranh lần đầu đến Mỹ trong chuyến viếng thăm phủ tổng thống của John F. Kennedy, hơn 2 triệu người dân ồ ạt ghé tới Triển lãm quốc gia (National Gallery) tại Washington, D.C. cũng như bảo tàng The Metropolitan Museum of Art tại New York để được chiêm ngưỡng bức họa.

Sự có mặt của Mona Lisa đã biến “nàng” trở thành tâm điểm cho giới sáng tạo – đó là hình ảnh Nat King Cole cất giọng với ca khúc mang tên nàng, hay việc nàng trở thành vai chính trong bộ phim đình đám The Da Vinci Code (Mật mã Da Vinci), và sự xuất hiện gần đây nhất giữa hai huyền thoại âm nhạc – Beyonce & Jay-Z trong tác đoạn video Apeshit (2018). Bức tranh cũng được xuất hiện nhẹ nhàng, hài hước trong các tác phẩm của các nghệ sĩ như Banksy, Salvador Dalí hay Marcel Duchamp trong nhiều thập kỉ qua. 

Tuy nhiên, không có bất kì chất liệu nghệ thuật nào tái-định nghĩa hay tái-sáng tạo bức Mona Lisa hơn là giới thời trang.

Từ Jean Paul Gaultier tới Maison Margiela, “nàng thơ” đã tìm được nơi trú ngụ mới ngoài tấm khung của mình và từng bước đặt chân vào tủ đồ của nhiều người nổi tiếng, từ cô ca sĩ đình đám Lady Gaga tới diễn viên truyền hình Phoebe Buffay trong bộ phim Những người bạn (Friends).

Lady Gaga

Vẻ đẹp vĩnh cửu, nụ cười bí ẩn và nét cương nghị chắc chắn trên khuôn mặt đã tạo ra hình ảnh một Mona đầy dữ dội, một hình ảnh gắn với những cô nàng IT trong thế giới thời trang. Các nhà thiết kế nhìn thấu được điều đó và bắt đầu tái tạo hình ảnh Mona theo cách diễn giải mới của riêng mình.

Năm 1987 trong một tờ quảng cáo của mình cho cửa hàng ở Paris, Chanel đã mô tả hình ảnh một người mẫu nữ đeo trang sức duyên dáng trong bộ trang phục làm từ vải Tweed, chân đi giày cao gót duyên dáng bước đi trên đường, tay cô cầm hờ hững bức tranh Mona Lisa và nhẹ nhàng gọi một chiếc xe taxi giống như đang cố tẩu thoát.

Bức ảnh quảng cáo của Chanel năm 1987

Mười hai năm sau đó, giám đốc sáng tạo Alber Elbaz của Yves Saint Laurent đã chọn nhiếp ảnh gia người Ý Mario Sorrenti cho buổi chụp hình với những người mẫu Noot Seear và Kate Moss, tái tạo lại hình ảnh những tác phẩm nghệ thuật thời kì Khai sáng và Phục hưng. Cùng với việc mô tả những kiệt tác như Olympia của Edouard Manet và Vénus à son miroir của Diego Velázquez, Seear đã tạo điểm nhấn cho đôi mắt và gò xương má được định hình sao cho bức hình chụp giống như phiên bản thuyết phục của Mona. 

Yves Saint Laurent đã chọn nhà nhiếp ảnh người Ý Mario Sorrenti cho buổi chụp hình với những người mẫu Noot Seear và Kate Moss và tái tạo lại hình ảnh những tác phẩm nghệ thuật thời kì Khai sáng và Phục hưng.

Trong một thế giới đầy rẫy những influencers hay những bức selfie chớp nhoáng, các thương hiệu cũng khám phá ra quyền lực và sự quyến rũ của chính những nàng “Mona” trong các bộ sưu tập của họ.

Ví như trong bộ sưu tập Xuân/Hè 2018 của Off-White, Virgil Abloh đã cho hình ảnh đồ hoạ của Gherardini “phủ sóng” trên toàn bộ những thiết kế áo nỉ, áo phông và vỏ iPhone bằng cách phối hai màu đen và đỏ cho mẫu thiết kế. Supreme cũng tham gia cuộc vui với mẫu thiết kế có hình ảnh bức tranh nhưng giống như là màn hình bị đập vỡ ở phía trên.

Off-White

Tháng 4 năm 2017, Louis Vuitton ra mắt bộ sưu tập Những kiệt tác (Masters Collection) – dòng thương hiệu túi xách, và phụ kiện mới hợp tác cùng nghệ sĩ Jeff Koons. Dòng sản phẩm sử dụng những kiệt tác làm trung tâm và đưa ra một thông điệp mới đậm dấu ấn thương hiệu vốn có của Louis Vuitton.

Đó là những phong cách đặc trưng, giống như chiếc Keepall và Neverfull, được tô điểm với những bức hoạ như Wheatfield With Cypresses của Vincent van Gogh hay Girl with a dog của Fragonard, những cái tên của nghệ sĩ được viết bằng màu bạc hoặc vàng. Không có gì ngạc nhiên khi Mona Lisa cũng nằm trong danh sách, và đặc biệt những chiếc túi với hình ảnh của Mona rất được các siêu mẫu như Kendall và Natalia Vodianova yêu thích. 

Chiếc túi Mona Lisa do Louis Vuitton hợp tác cùng Jeff Koons

Trong buổi trình thời trang nam diễn Thu Đông 2019, Dior đã hợp tác với nghệ sĩ đồ hoạ người Mỹ Raymond Pettibon nhằm tạo ra chuỗi những thiết kế được truyền cảm hứng từ Mona Lisa.

Trong một dịp tri ân tới Mona vài năm sau đó, một vài thương hiệu không ngừng sử dụng tác phẩm gốc như hình ảnh đại diện cho thương hiệu của họ. Trong buổi trình thời trang nam diễn Thu Đông 2019, Dior đã hợp tác với nghệ sĩ đồ hoạ người Mỹ Raymond Pettibon nhằm tạo ra chuỗi thiết kế được truyền cảm hứng từ Mona Lisa, trong đó phải kể đến chiếc áo len được 24 người thợ dệt hoàn thành trong 1,600 giờ. Sản phẩm cuối cùng là đại diện cho sự chuẩn mực của hoàn hảo, sự chú ý tới những chi tiết phức tạp và cực kỳ độc đáo mà nhà mốt đã duy trì trong suốt hơn 70 năm. 

Dior hợp tác với nghệ sĩ đồ hoạ người Mỹ Raymond Pettibon nhằm tạo ra chuỗi thiết kế được truyền cảm hứng từ Mona Lisa.

Mặc dù Mona Lisa đã “sống” qua hơn 5 thế kỉ và sẽ còn tiếp tục, không ai có thể chỉ ra liệu hình ảnh nàng sẽ bị thay đổi trong vài thập kỉ tới. Trong thế giới thời trang cao cấp cũng như nghệ thuật, sẽ luôn luôn cần nguồn cảm hứng mới – một nàng thơ đương đại hơn và những câu chuyện hấp dẫn hơn. Nhưng cho tới thời điểm hiện tại, thế giới vẫn tiếp tục bị cuốn hút bởi bí ẩn Mona Lisa. 

Viết bởi Devin Mammond/ Chuyển ngữ: Blue I Theo Crfashionbook 


 
Back to top