Sống / Nội thất

Smart Luxury: Về Nhà thiết kế Quách Thái Công – “Đập hết” nhưng có chắc là hết?

Apr 11, 2021 | By Luxuo Vietnam

“Đập hết”, câu cửa miệng quen thuộc của nhà thiết kế gốc Việt, Quách Thái Công khi giới thiệu công trình cần có sự thay đổi. Dần dần, những video của anh đã trở thành một món ăn tinh thần mới cho cộng đồng mạng Việt theo nhiều hướng tích cực.

Sự thẳng thắn, kiên trì và đối chất trực tiếp vào những vấn đề của người Việt trong quá trình nâng cao chất lượng cuộc sống đã mang lại rất nhiều hiệu quả trong việc xây dựng thương hiệu gắn liền với sự “sang trọng” của nhà thiết kế này. Đây thực sự là những điều rất đáng tuyên dương và hoan nghênh. Nhưng bên cạnh đó vẫn có nhiều tranh cãi về Thái Công. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra giới hạn trong bài viết này xin được dừng ở đây: gout “thẩm mỹ” của anh thỏa mãn điều gì và điều đó có thực sự phù hợp với bạn hay không?

Quá giới hạn về chức năng và thẩm mỹ

Tòa công trình The Mill, ở Singapore, thiết kế bởi kiến trúc sự Roy Teo theo đuổi phong cách Gothic

Anh tốt nghiệp về ngành thời trang – nhiếp ảnh, trở về Việt Nam hơn 10 năm và hoạt động lĩnh vực thiết kế nội thất như được biết tới ngày nay. Ở Việt Nam, các phân chia về các hoạt động nghề liên quan đến kiến trúc còn hạn chế và chưa rõ ràng. Chúng ta cần phân biệt chuyên gia trang trí (decorator), nhà thiết phối cảnh (landscape designer), kiến trúc sư phối cảnh (landscape architect), kiến trúc sư đô thị (urbanist)…

Có thể nói, ngoài chức danh “nhà thiết kế”, anh Thái Công là một nhà trang trí và phân khúc khách hàng là high-end, còn có thể gọi là celebrity designer. Anh tập trung vào gout thẩm mỹ “sang trọng” nhiều màu nâu, đen, xám, tạo cảm giác như một Beverly Hills hay Manhattan mới đang dần hình thành. Tuy nhiên, xuất hiện “sự ôm đồm” trong các công trình quy mô hơn trong vòng 1 năm nay, dần khiến anh bộc lộ những “khuyết điểm” mà cụm từ “sang trọng” đang cố khỏa lấp.

Đối diện với những tòa lâu đài xấu nhưng thỏa hiệp với tâm “sang trọng” xưa cũ của người Việt

Một thiết kế penthouse của anh Thái Công. Nếu bạn thật sự biết về giá trị của bức tranh treo giữa nhà, bạn có để bình hoa chắn ngay giữa bức tranh hay không? Những người yêu mến Jean-Michel Basquiat sẽ không hài lòng tí nào về điều này

Cụm từ tiếp theo được marketing nhất trên kênh youtube của anh Thái Công. Không khó để nhận ra anh đánh trực diện vào điểm yếu tâm lý của những Việt vừa được “đổi đời”.

Những người này có thể được dễ dàng được xếp ở phiên bản cao ở tầng 4, esteem, nhu cầu được tôn trọng của tháp Maslow. Họ có khao khát sở hữu những thứ mang vẻ ngoài hào nhoáng để đổi lại sự “tôn trọng” nhưng lại lầm tưởng mình đang thể hiện bản thân ở tầng thứ 5 với những lời bào chữa cẩu thả, huề vốn như “đừng dạy người giàu xài tiền”, “miễn là tôi thấy đẹp”.

Anh Thái Công chỉ ra được sự mù quáng của người Việt trong việc chạy theo nhu cầu này, sống trong các tòa lâu đài “thập cẩm”. Những người làm thiết kế Việt cũng sẵn sàng bán linh hồn thỏa hiệp với thẩm mỹ của sự vô lý với những công trình thi công “bao trọn gói”. Đó còn chưa kể đến việc phá mỹ quan văn hóa đô thị của cả một tỉnh chứ đừng nói là thu hút sự quan tâm của các cường quốc. Trong khi nguồn gốc văn hóa vua chúa của nước ta là văn hóa cung đình, chịu ảnh hưởng nặng nề của phong kiến Trung Quốc nhưng chịu thua thiệt khi ảnh hưởng phương Tây lại gần hơn và dễ cập hơn.

Anh Thái Công vẫn có lý và đáng hoan nghênh khi dẫn về phong cách “sang trọng” chuẩn phương tây với các video về phong cách sống, etiquette ăn mặc luôn cần thiết dù nhỏ thôi cùng với khả năng phân tích và hiểu biết sâu.

Nhưng vô hình chung anh vẫn đang luẩn quẩn thỏa hiệp với tâm lý “sang trọng” xưa cũ này khi tập trung marketing có phần thái quá về các sản phẩm nội thất, phong cách sống đầy tính “ngôi sao”, indochina villa như boutique hotel hiện đại có phần được cập nhật hơn so với các “lâu đài” thay vì một nét giản dị, tinh tế kiểu Pháp thuộc.

Gout thẩm mỹ của nhà thiết kế Thái Công đã thỏa mãn chưa?

Căn biệt thự ngoại ô New York được thiết kế bởi kiến trúc Annabelle Selldorf dành cho một couple sưu tập nghệ thuật với các tác phẩm của Carol Bove, Mark Grotjahn, Laura Owens và Elizabeth Peyton

Có thể nói rằng, sự xuất hiện của nhà thiết kế Thái Công đã thêm vào cho thị trường kiến trúc nội thất một lựa chọn “xa xỉ” mới, đại diện cho một tầng lớp khá giả mới, đúng tiêu chuẩn hơn dựa trên nền tảng kiến thức, kinh nghiệm của anh thay vì sự đột phá mới. Nếu bạn là người có điều kiện, không thực sự biết mình muốn gì và sẵn sàng đặt niềm tin vào những gì bạn thấy trên youtube để nâng mình một đẳng cấp khác, anh Thái Công là một lựa chọn không tồi.

Ngoại thất tối màu tránh hút nắng, tối giản và hiện đại cùng với những chiếc ghế Adirondack

Nhưng một khi bạn đã chấp nhận bước vào hệ sinh thái của anh Thái Công bạn cũng đang chấp nhận cột một cái mác “sang trọng” dễ đoán và có thể cần sự thay đổi khi bạn nhận ra mình thật sự muốn gì. Chẳng hạn, nếu sau này bạn sưu tập những tác phẩm nghệ thuật vượt lên trên sự “sang trọng”, có lẽ lúc này bạn sẽ xem xét các nhà thiết kế khác.

Còn về mặt tâm lý đại chúng, để vươn lên tầng thứ 5 của tháp Maslow, nhu cầu thể hiện bản sắc để thấy được một sự “sang trọng” văn hóa cung đình hay tinh thần đông dương hiện đại chỉ riêng của Việt Nam thôi, có lẽ cũng là rất lâu và có thể là không phải ở nhà thiết kế Thái Công.

Sự sang trọng ở đây cũng có thể giống như cách triết gia lỗi lạc Plato từng nói “The empty vessel makes the loudest sound” (Chiếc vỏ ốc rỗng tạo ra âm thanh lớn nhất). Và cũng có lẽ sẽ còn những cú đập hết tiếp nối các công trình của anh Thái Công.

Bạn nghĩ sao về câu chuyện này? Cùng chúng tôi trao đổi thêm qua email hon@luxuo.vn

Thực hiện: TamTam


 
Back to top