Nếu có hơn 2 tỷ phú trên du thuyền, hãy lưu ý, đó có thể là những cuộc họp “siêu bí mật”
Siêu du thuyền là biểu tượng tối thượng của quyền lực và địa vị giàu có, và thị trường bán ra trên toàn cầu đang thật sự bùng nổ.
Trang tin The New Yorker đã từng đưa ra một điều tra hồi năm ngoái, về thế giới ngầm đang diễn ra những cuộc họp trên du thuyền của giới quyền lực. Sự kiện đó, cho phép những người giàu có và quyền lực được trò chuyện thoải mái và kết giao, tránh xa những ánh nhìn tò mò và soi mói.
Ngay cả, chủ của chiếc du thuyền đó thực sự là ai, cũng là một câu hỏi lớn. Đơn giản, siêu du thường thường được… bán cho các công ty, các tập đoàn như một lá chắn riêng tư, khác với siêu xe. Tất nhiên, nếu là người sáng lập Amazon Jeff Bezos, Thái tử Ả Rập Saudi Mohammed bin Salman và ông chủ Meta, Mark Zuckerberg, thì chủ một chiếc siêu du thuyền, cũng không phải là vấn đề lớn lao, hay lo lắng khi bị để ý.
Từ sau đại dịch Covid-19 và chiến tranh Nga – Ukraine, lĩnh vực siêu du thuyền và thế giới ngầm chủ sở hữu phức tạp của nó đã bị giám sát chặt chẽ, với việc các quốc gia phương Tây tìm cách tịch thu du thuyền thuộc sở hữu của những người Nga giàu có, họ trong án chung phải chịu lệnh trừng phạt vì mối quan hệ của họ với Điện Kremlin.
Sam Tucker, trưởng bộ phận nghiên cứu siêu du thuyền tại công ty nghiên cứu thị trường VesselsValue, chia sẻ với BBC: “Đây là những tài sản rất riêng tư, và một trong những lý do chúng được mua là vì tính riêng tư”.
Sự phổ biến của các con tàu đang châm ngòi cho một cuộc chạy đua về an ninh, khi các điệp viên, cánh báo chí điều tra, cánh báo chí lá cải cố gắng xâm phạm thông tin từ các con tàu.
Simon Rowland, Giám đốc điều hành của Veritas, một công ty có trụ sở tại London chuyên cung cấp dịch vụ an ninh cho siêu du thuyền, trấn an với Insider rằng, những chiếc du thuyền cao cấp có thể cung cấp “Sự riêng tư tuyệt đối, đầy đủ và toàn diện”.
Từng là Thủy quân lục chiến Hoàng gia, công việc của Simon là xử lý mọi mối đe dọa có thể xảy ra và khả năng vi phạm quyền riêng tư trên tàu.
Công việc của anh còn gồm kiểm tra kỹ lưỡng các du thuyền cho thuê để tìm các thiết bị giám sát nhỏ, chống máy bay không người lái từ các tay săn ảnh để chụp ảnh những khách hàng giàu có hoặc tiến hành kiểm tra lý lịch của các thành viên thủy thủ đoàn để loại bỏ hết các diện tình nghi.
Anh cho biết: “Máy bay không người lái đang ngày càng trở thành mối lo ngại đối với các chủ sở hữu siêu du thuyền”. Anh ấy cũng nói thêm rằng mức độ thận trọng giữa các chủ sở hữu là khác nhau – không phải ai cũng dốc hết sức lực để bảo vệ mình.
Các du thuyền thường được sản xuất tại Hà Lan, Đức hoặc Ý, đôi khi được chế tạo theo yêu cầu của khách hàng theo các thông số kỹ thuật chính xác. Thông thường, các thành viên thủy thủ đoàn làm việc trên các con tàu phải ký các đồng ý bảo mật NDA rất kỹ lưỡng để ngăn họ tiết lộ thông tin về du thuyền hoặc chủ sở hữu.
Chi phí của những con tàu khác nhau, có thể dao động từ khoảng 1 triệu USD cho một con tàu cơ bản, cho đến hàng trăm triệu cho những chiếc du thuyền lớn, được đặt làm riêng. Ví dụ như Azzam, siêu du thuyền được đóng bởi công ty Lürssen Yachts (Đức, vào năm 2013) cho ngài Khalifa bin Zayed Al Nahyan, cố tổng thống của Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất. Siêu du thuyền dài 68 feet và có giá khoảng 600 triệu USD, đây là một trong những tài sản đắt nhất thế giới, theo Forbes.