Xe & Du thuyền

Smart Luxury: Hiểu về lược sử phát triển những siêu xe hiện đại

Aug 11, 2021 | By Nguyen Huu Hon

Khi nói về các siêu xe, chúng ta thường hình dung ra một chiếc xe gầm thấp, động cơ đặt giữa với thân xe khí động học. Và tên gọi siêu xe cũng đến từ những lý do khá rõ ràng, những chiếc xe này không phải là loại chúng ta thường nhìn thấy hàng ngày, và chúng luôn luôn rất ấn tượng.

Nhưng chính xác thì thuật ngữ siêu xe ra đời như thế nào? Và nguồn gốc chính xác của siêu xe là gì? Hãy cùng ngược dòng lịch sử ngành công nghiệp ô tô, và chúng tôi cần cảnh báo trước rằng có rất nhiều từ tiếng Ý ở đây.

Đâu là những chiếc xe đầu tiên – OG?

Người ta không biết thuật ngữ siêu xe được sử dụng lần đầu tiên khi nào, nhưng có hai chiếc xe được coi là khởi đầu cho tất cả. Đó là Jaguar XK120 và Mercedes-Benz 300 SL. Có thể bạn hoài nghi nhưng chúng là những chiếc xe giữ các kỷ lục khi ấy. Jaguar là chiếc xe nhanh nhất được sản xuất vào thời điểm đó với tốc độ tối đa là 192 km/h, và nó thậm chí còn nhanh hơn khi bỏ kính chắn gió.

Nghe có vẻ không quá ấn tượng vào thời điểm hiện tại, nhưng một chiếc xe gia đình vào thời đó may mắn lắm cũng chỉ đạt được tốc độ 140 km/h. Và khi Mercedes-Benz 300 SL xuất hiện vào năm 1954, nó đã phá vỡ kỷ lục của Jaguar khi đạt vận tốc 263 km/h. Điều này khiến nó trở thành một chiếc xe sở hữu tốc độ đáng kinh ngạc, thậm chí theo tiêu chuẩn ngày nay, và chắc chắn là rất ấn tượng vào những năm 50.

Xác định phả hệ

Nhưng để tìm được những chiếc siêu xe đặc trưng, bạn phải đến Ý, cụ thể là ở Sant’Agata Bolognese. Nơi đó rất quan trọng vì nó là quê hương của không ai khác ngoài Lamborghini. Có thể một số độc giả đã nghe qua về câu chuyện về Lamborghini, nhưng hãy cùng tóm tắt lại.

Người sáng lập Ferruccio Lamborghini không có nhiều thứ tốt đẹp để nói về chiếc Ferrari mà ông có vào thời điểm đó, chiếc 250. Ông nói với những người ở Ferrari rằng bộ ly hợp quá nặng nề và Enzo đã không hài lòng với những lời chỉ trích đó. Người ta kể rằng Ferruccio được Ferrari cho rằng nên lái máy kéo. Tất cả chúng ta đều biết những gì đã xảy ra sau đó.

Lamborghini đã tung ra chiếc xe đầu tiên của mình, 350GT, nhưng ông vẫn chưa chịu dừng lại. Để chứng minh rằng mình không chỉ làm nên điều kỳ diệu một lần, công ty của ông đã giới thiệu concept Miura vào năm 1965 và ra mắt nguyên mẫu một năm sau đó. Chiếc xe được đón nhận rất tích cực và việc sản xuất đã sớm bắt đầu.

Nhưng Miura đã định nghĩa thế nào về siêu xe hiện đại? Công thức rất đơn giản. Gắn động cơ V12 vào giữa xe và thiết kế thân xe đầy mê hoặc. Không chỉ vậy, hãy trang trí nội thất tốt nhất có thể để khiến nó trở nên lộng lẫy hơn.

Cấp độ tiếp theo

Lamborghini Miura được trang bị những điểm cần thiết của siêu xe với gầm thấp và động cơ hiệu suất cao. Một số nhà sản xuất ô tô sẽ làm theo, chẳng hạn như Maserati, De Tomaso, Alfa Romeo và Bizzarini. Ngay cả Ferrari cũng đưa ra một số mẫu xe động cơ đặt giữa sau khi Lamborghini tung ra Miura.

Nhưng Lamborghini (một lần nữa) mới là người đưa siêu xe lên một tầm cao mới. Đó sẽ là với Countach. Phần thân hình nêm đã đi trước thời đại và theo một cách nào đó, nằm ngoài thế giới này. Thiết kế của nó trường tồn đến nỗi nó vẫn trông như đến từ tương lai hơn một thập kỷ được tung ra thị trường. Thậm chí có thể nói rằng đó là siêu xe cuối cùng của những năm 70.

Tương tự và Kỹ thuật số

Vào những năm 80, có hai trường phái trong thế giới siêu xe: tương tự và kỹ thuật số. Chắc chắn, có những mẫu xe khó quên như Ferrari Testarossa, nhưng chính Porsche đã biến phân khúc này thành sân chơi công nghệ với 959. Nó có hệ thống treo điều chỉnh điện tử, vi sai điều chỉnh, bộ xả điều khiển bằng máy tính và bộ tăng áp tuần tự. Những tính năng này thậm chí không được sử dụng trong một chiếc xe hiện đại. Tuy nhiên, có một chiếc xe đã đi đầu trường phái analog, đó là Ferrari F40.

F40 không giống đối thủ cạnh tranh đến từ Đức. Nó chỉ có hệ dẫn động cầu sau, không trang bị nhiều tiện nghi và không có hỗ trợ điện tử. Nó thậm chí còn không có tay lái trợ lực và bạn đảm bảo sẽ đổ mồ hôi vì điều hòa không khí cũng không được cung cấp. Nó có đài FM không? Quên đi. F40 là phản đề của 959 và theo những người đương thời, nó mang lại trải nghiệm lái thuần túy nhất.

Cuối cùng, F40 đứng đầu về hiệu suất với tốc độ tối đa 321 km/h. Chiếc xe công nghệ cao của Porsche đã phải duy trì tốc độ “chỉ” 317 km/h. Tuy nhiên, hai siêu xe này đã khởi đầu cho cuộc chiến tốc độ cao đầu những năm 90.

Những kỷ lục bị xô đổ

Với việc Ferrari F40 trở thành chiếc xe đầu tiên vượt qua rào cản 320 km/h, nhiều người khác cũng nóng lòng vào cuộc. Một trong những người đầu tiên làm được điều đó là đối thủ của Ferrari, Lamborghini. Họ đã làm điều đó với Diablo với tốc độ tối đa 325 km/h. Điều làm cho kỳ tích đó trở nên ấn tượng hơn là thực tế là nó có nội thất sang trọng tiện nghi và hệ thống dẫn động bốn bánh hạng nặng.

Ở Anh, Jaguar đi vào sử sách với XJ220 của họ. Mục tiêu của họ là vượt qua kỷ lục của Diablo với mục tiêu là 354 km/h. Tuy nhiên, họ đã thất bại trong lần thử đầu tiên, nhưng dù sao thì họ vẫn phá được kỷ lục với vận tốc 341 km/h, hơn Lamborghini 16 km/h.

Nhưng không lâu sau đó, Bugatti đã sống lại từ cõi chết để thách thức tốc độ tối đa của Diablo. Kết quả là chiếc EB110 đã vượt qua kỷ lục của Jaguar với con số 342 km/h. Jaguar sau đó đã đáp lại bằng cách đưa XJ220 ra ngoài để chạy thêm một lần nữa và nó đạt tốc độ 349 km/h. Tuy nhiên, chiến thắng của Jaguar sẽ chỉ tồn tại trong thời gian ngắn. Đó là bởi vì McLaren F1 đã thổi bay tất cả với vận tốc 386 km/h, một kỷ lục mà họ sau đó nắm giữ trong gần một thập kỷ.

Xe đua trên đường

Nếu một số nhà sản xuất không bận rộn theo đuổi tốc độ cao nhất, họ tìm cách chiến thắng trên các đường đua thế giới. Những gì họ thiếu để đạt tốc độ kỷ lục, họ đã bù đắp bằng khả năng xử lý và lực đè. Một số mẫu xe đáng nhớ nhất bao gồm Toyota GT-One, Nissan R390, Mercedes-Benz CLK-GTR và Porsche 911 GT1.

Trong số những cái tên được đề cập, thành công nhất là Porsche khi họ chiến thắng gần như toàn phần vào năm 1998. Tuy nhiên, Toyota vẫn giành được hai chiến thắng đẳng cấp, đặc biệt về drift. Đúng vậy, Keiichi Tsuchiya là người chiến thắng giải Le Mans.

Nhưng ngoài việc khai thác đường đua, những chiếc xe bền bỉ này còn được bán dưới dạng xe đường trường, mặc dù là những mẫu xe cực kỳ hạn chế và độc quyền. Các nhà sản xuất ô tô được yêu cầu sản xuất nhiều mẫu xe để đua thành từng bộ. Nhờ quy luật đó, những chiếc xe đua Le Mans có loạt biển số này tồn tại.

Cũng cần nhắc đến Ferrari F50 trong câu chuyện này. Mặc dù nó không bao giờ được dùng để thi đấu, nhưng về cơ bản nó là một chiếc xe có phần thân Công thức 1. Tuy rằng nó không mang lại cho người lái trải nghiệm đầy đủ, nhưng nó có vô số công nghệ Công thức 1 được tích hợp bên trong.

Những chiếc siêu xe hàng ngày

Trong khi một số nhà sản xuất vẫn đang theo đuổi kỷ lục tốc độ cao nhất thì có một sự phát triển thú vị khác trong thế giới siêu xe. Thay vì chạy nhanh nhất, có những người muốn làm cho những chiếc xe này trở nên thân thiện và dễ tiếp cận hơn. Đó là BMW, Nissan và Honda.

Chúng ta phải quay trở lại những năm cuối thập niên 70 để tìm ra nguồn gốc của siêu xe dùng hàng ngày. Trong thời gian đó, BMW muốn chế tạo một chiếc xe đua để cạnh tranh với Porsche 911 trên các đường đua trên thế giới. Kết quả là chiếc BMW M1, và nó pha trộn những gì người ta mong đợi từ một chiếc BMW ở bên trong được bao bọc bởi một thân hình đẹp và sắc sảo. Tuy nhiên, M1 không phải là một thành công về mặt thương mại, nhưng ý tưởng tương tự vẫn tồn tại lại nhờ vào Honda.

Vào những năm 80, Nissan đã trình làng khái niệm MID-II và nó có tất cả các thành phần của một siêu xe công nghệ cao. Nó có một động cơ tăng áp V6, gần 300 PS, hệ thống điều khiển bằng máy tính và hệ dẫn động tất cả các bánh. Tuy nhiên, họ quyết định không đưa nó vào sản xuất. Mặt khác, Honda cũng đang trong giai đoạn phát triển siêu xe động cơ đặt giữa. Trong khi nó không có động cơ V8 hay V12, nó có động cơ V6 hút khí tự nhiên lấy cảm hứng từ Công thức 1. Kết quả là mẫu NSX, và những gì tiếp theo sau đó theo họ là lịch sử.

Nếu bạn nhìn vào các mẫu siêu xe hiện tại, chúng được tập trung hơn nhiều và ít phải thỏa hiệp. Ở một khía cạnh nào đó, loạt siêu xe hiện tại (Audi R8, Lamborghini Huracan, Ferrari F8) mang theo những gì tốt nhất của BMW M1 và Honda NSX.

Từ super to hyper

Có những người sẽ cho rằng siêu xe hiện đại không còn là giới hạn cực đoan nhất của ô tô. Vì vậy chúng ta có thêm khái niệm hypercar.

Giữa những năm 2000 chứng kiến ​​sự ra đời của những mẫu xe này, và có thể nói Bugatti Veyron đã mở đầu tất cả. Tuy nhiên, có một chiếc xe có thể đã tạo ra tiền lệ đó chính là Koenigsegg CCR. Nó đã phá kỷ lục về tốc độ của dòng xe được sản xuất của McLaren F1 thêm 1 km / h (387 km/h), khởi đầu cuộc chiến tốc của thập kỷ.

Cùng với đó, Bugatti cũng đã nhắm đến một mục tiêu đầy tham vọng: 400 km/h. Không chỉ đạt được mục tiêu đó, họ thậm chí còn vượt lên với kỷ lục là 408 km/h. Bugatti sau đó đã đẩy kỷ lục đó lên 431 km/h với Veyron Super Sport. Koenigsegg đã chiến đấu trở lại với Agera RS với con số 447 km/h. Tuy nhiên, Bugatti đã giành lại danh hiệu này với Chiron Super Sport bằng cách vượt lên ở tốc độ 490 km/h.

Đâu là tương lai?

Có thể nói, đỉnh cao hiện tại của siêu xe (và hypercar) có thể được tìm thấy ở Ferrari LaFerrari, McLaren P1 và Porsche 918. Tuy không nhanh như chiếc xe đang giữ kỷ lục hiện tại, nhưng chúng là hiện thân tốt nhất của những gì công nghệ hiện tại có thể mang lại. Không chỉ vậy, chúng thậm chí còn tận dụng sức mạnh hybrid để tăng hiệu suất. Với cách mà mọi thứ đang diễn ra, chúng ta có thể mong đợi nhiều siêu xe hybrid hơn nữa.

Tuy nhiên, có một cuộc cách mạng khác đang diễn ra, không chỉ ở phân khúc siêu xe, mà còn trong ngành công nghiệp ô tô. Một số nhà sản xuất ô tô độc lập đang khám phá tiềm năng của động cơ điện, và kết quả là cuộc cách mạng điện khí hóa. Chúng không hoàn toàn là những con quái vật có tốc độ cao nhất, nhưng hiệu suất ở một cấp độ khác.

Hãy xem Rimac Concept One. Nó có thể tăng tốc từ 0-100 km/h chỉ trong 2,6 giây và đạt vận tốc 356 km/h. Nếu điều đó là chưa đủ, Rimac Nevera sẽ tăng tốc đến 100 km/h trong vòng chưa đầy hai giây và tốc độ tối đa 412 km / h.

Một nhà sản xuất khác đang gây nhiều chú ý là NIO với mẫu EP9 của họ. Mặc dù nó không nhanh như Rimac, nhưng nó cũng không thể gọi là chậm. Nó có thể thực hiện cú nước rút từ 0 lên 100 km/h trong 2,7 giây và đạt tốc độ tối đa 350 km/h. Với tốc độ phát triển của xe điện, những chiếc siêu xe điện (và hypercar điện) trong tương lai sẽ còn nhanh hơn nữa. Và biết đâu chừng với những gì đang diễn ra, chúng ta thậm chí có thể phá vỡ rào cản 500 km/h trong vòng một thập


 
Back to top