5 cách thời trang xa xỉ ảnh hưởng theo hướng tích cực đến xã hội
Thời trang là một loại hình nghệ thuật được mọi người sử dụng để thể hiện bản thân. Ngày nay, thời trang đã trở thành phương tiện để con người thể hiện địa vị và khẳng định đẳng cấp.
Thời trang đã luôn ở đó gắn kết một thế hệ với vô vàn sự đa dạng, lấy cảm hứng từ bất cứ thứ gì, biến những điều đơn giản và tầm thường trở thành những món đồ thủ công tinh xảo phức tạp và cấp tiến. Cho dù là quần jean nữ ống đứng hay một chiếc váy suông, lựa chọn thể hiện bản thân ra với thế giới như thế nào nằm trong tay của bạn.
Nhưng thời trang đã giúp định hình nên xã hội như thế nào? Tại sao thời trang lại khắc sâu trong cộng đồng đến mức nó tồn tại ở đây và ảnh hưởng đến cách mà chúng ta sống? Và thời trang ảnh hưởng đến xã hội theo cách nâng cao trải nghiệm của chúng ta ra sao?
5 cách thời trang ảnh hưởng tích cực đến xã hội
Sự thay đổi liên tục mà thế giới đã, đang và sẽ tiếp tục trải qua đòi hỏi lĩnh vực thời trang cần phải khám phá ra những điều mới mẻ để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Các sáng tạo mới mẻ giúp thu hút sự chú ý và tăng doanh số bán hàng. Và với thực tế này, các thương hiệu thời trang luôn tìm cách để quảng bá sự đổi mới và nâng tầm sáng tạo mà không cần phải hy sinh những nguồn lực quý giá.
1. Sử dụng vật liệu tái chế
Còn được gọi là nâng cao giá trị đồ tái chế, sử dụng lại quần áo theo một cách mới, tái sử dụng quần áo, hoặc tái chế quần áo, việc đưa vật liệu tái chế vào ngành công nghiệp thời trang nghĩa là sử dụng các nguyên liệu cũ, hư hỏng và biến chúng thành những món đồ mới.
Việc remake lại quần áo được chấp thuận và thậm chí ngưỡng mộ trong thời trang đương đại, với giá cả hợp lý và phong cách được công chúng đón nhận rộng rãi. Những mối quan tâm cấp bách hơn như những vấn đề liên quan đến môi trường sẽ ủng hộ những cải tiến nâng cao giá trị đồ tái chế, vì phương pháp này sử dụng ít nguyên liệu thô để sản xuất các món đồ mới, góp phần bảo tồn tài nguyên và đáp ứng lời kêu gọi bảo tồn môi trường.
2. Cơ hội của tư duy cầu tiến
Nhiều thương hiệu thời trang cũng tổ chức các cuộc thi và chương trình để các nghệ sĩ ít tên tuổi có thể trình diễn thiết kế của riêng họ. Các cuộc thi này không chỉ mang đến cho các nhà thiết kế tham vọng cơ hội nổi tiếng, mà còn tạo ra ý tưởng hoàn toàn mới có thể giúp ích cho ngành thời trang, người tiêu dùng và môi trường.
Điều này nhấn mạnh tính bền vững. Thế giới đang thay đổi nhanh chóng và có cả mặt tốt lẫn mặt xấu. Không chỉ vì sự phát triển kinh tế đã mở đường cho các sản phẩm công nghệ mới giúp cuộc sống con người dễ dàng hơn, mà còn vì tác động của những tiến bộ này đối với môi trường.
Các thương hiệu thời trang luôn tâm niệm và hiểu được thực tế rằng sự xa xỉ của ngày hôm nay sẽ không thể tồn tại lâu nếu không phấn đấu cho sự bền vững. Sự bền vững là khả năng tồn tại liên tục, và đây sẽ là một kỳ tích khó khăn nếu thế giới không có sự cân bằng trong cả kinh tế lẫn môi trường. Các thương hiệu thời trang hưởng ứng theo phong trào sản xuất các bộ sưu tập của họ mà không cần phải hy sinh tương lai.
3. Sử dụng các vật liệu bền vững
Các vật liệu thân thiện với môi trường như bông hữu cơ, vải lanh, vải Tencel làm từ bột gỗ và vải tre hiện đang là những lựa chọn thay thế cho các loại vải dệt nhân tạo như nylon và polyester vốn mất rất nhiều năm để phân hủy.
Các chiến dịch này ngày càng được chú ý hơn khi tính bền vững trở thành ưu tiên của các thương hiệu thời trang trong sứ mệnh giúp thế giới giữ được nguồn tài nguyên thiên nhiên. Nỗ lực này có thể được nhìn thấy trong các chiến dịch với các mục tiêu như cứu đại dương hoặc bảo vệ các loài động vật bị mất môi trường sống vì sự nóng lên toàn cầu.
4. Nghệ thuật cải tổ mục đích quần áo cũ
Một số thương hiệu thời trang chú trọng việc kéo dài thời gian sử dụng chất liệu và quyết định thiết kế lại chúng. Những thương hiệu này không ra mắt bộ sưu tập mới mỗi mùa; một số chọn giới thiệu bộ sưu tập chỉ một lần mỗi năm.
Bằng cách này, bộ sưu tập không chỉ có giá trị hơn vì chúng là những thiết kế đặc biệt của thương hiệu trong cả năm mà còn giúp tiết kiệm tài nguyên được sử dụng để thực hiện các thiết kế mới.
Một số thương hiệu thời trang cũng tận dụng các loại vải thừa hoặc các loại vải vốn sẽ bị vứt đi trong quá trình may quần áo. Tất cả được gom lại và được tái sử dụng. Những thiết kế chắp vá với những loại vải thừa này đã trở thành một phong cách độc đáo đáng tự hào của các thương hiệu thời trang.
5. Trọng tâm đặt lên lối sống bền vững
Thời trang không phải là mối quan tâm duy nhất của mọi người. Ngoài việc theo kịp xu hướng mới nhất, con người có rất việc khác phải quan tâm, chẳng hạn như công việc và gia đình của họ. Tất cả đều đòi hỏi nỗ lực và phát sinh chi phí.
Để giúp ngành công nghiệp thời trang tiếp tục phát triển và để các thương hiệu vẫn giữ được công việc kinh doanh, các thương hiệu luôn tìm cách hỗ trợ khách hàng trong việc chi tiêu lên các mặt hàng thời trang phù hợp với ngân sách của họ.
Việc kinh doanh các món quần áo mộc mạc nhưng được sản xuất có đạo đức không chỉ mang tính cách mạng vì nó giữ nguyên liệu cần thiết ở mức tối thiểu mà còn là một quyết định thận trọng khôn ngoan.
Những chương trình quảng bá như thu mua lại khi người tiêu dùng gửi đồ đã qua sử dụng để được giảm giá trong lần mua tiếp theo cũng đang trở nên phổ biến để giúp người tiêu dùng được ăn mặc đẹp mà không phải chi tiêu quá khả năng của mình.
Việc này giúp tăng cường nhận thức về các vấn đề xã hội. Các thương hiệu thời trang cũng đưa sự ủng hộ của công chúng tập trung nhiều hơn vào các hoạt động như nâng cao nhận thức về bệnh ung thư, ủng hộ cộng đồng LGBTQ+ và nhiều mối quan tâm khác. Giáo dục công chúng về những vấn đề xã hội này đã là một phần trọng tâm của thời trang hiện đại.
Trong số các vấn đề xã hội trên thế giới ngày nay, vấn đề ô nhiễm gồm cả những tác động ngắn hạn và dài hạn của nó, không chỉ là mối đe dọa lớn đến nền kinh tế mà còn ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe và sự bền vững.
Các sáng kiến sử dụng các vật liệu như nhựa từ các vùng biển ô nhiễm để đưa vào thời trang đã thúc đẩy con người học hỏi về những gì thế giới đang đối mặt, thôi thúc chúng ta bắt đầu sự thay đổi mà Trái đất đang rất cần. Một số thương hiệu thậm chí còn dành phần trăm lợi nhuận của họ để hỗ trợ các công tác như:
- Làm sạch biển và đại dương
- Tài trợ cho các chương trình thực phẩm
- Quyên góp cho các tổ chức từ thiện
- Nâng cao hiểu biết về bệnh tâm thần
Thời trang xa xỉ khuyến khích sự tôn trọng đối với nền văn hóa. Các thế hệ trẻ bị cuốn vào một xã hội với nhiều niềm tin khác nhau khiến họ dễ bị lạc lối trong sự hỗn loạn của các tiêu chuẩn hiện tại. Các thương hiệu thời trang giúp giới thiệu những nền văn hóa để chúng ta có thể trân trọng những di sản này đúng cách. Một số thương hiệu thổi làn gió hiện đại vào thời trang cổ điển đã thu hẹp khoảng cách giữa quá khứ và hiện tại.
Bài: Julia Roxan | Chuyển ngữ: Mỹ Đỗ