Di sản của Miuccia Prada, nhà thiết kế đã thay đổi thời trang mãi mãi
Nhà sáng lập thương hiệu Miu Miu, một người yêu nghệ thuật, là tỷ phú bán cộng sản và là nhà chiến lược đứng sau sự hồi sinh hiện đại của Prada, vừa bước sang tuổi 71. Tạp chí STYLE đã dành bài viết này để tôn vinh cuộc đời và di sản của Miuccia, cháu gái của nhà sáng lập Mario Prada, qua những câu nói đáng nhớ nhất của bà.
Không ai nghĩ rằng Mario Prada, người sáng lập thương hiệu đồ da cùng tên Prada vào năm 1913 ban đầu đã phản đối ý tưởng về việc phụ nữ trong gia đình can thiệp vào công việc kinh doanh.
Tuy nhiên, cháu gái của ông, Miuccia Prada, đã kế thừa công ty vào năm 1978 và đã biến nó thành một tập đoàn thời trang hàng đầu – từ việc thiết kế chiếc túi nylon kinh điển đến việc phát triển thương hiệu trở thành một đế chế xa xỉ như ngày nay.
Một tầm nhìn được lấy cảm hứng từ sách, nghệ thuật, khoa học và điện ảnh; một nhà thiết kế yêu thích sự khó đoán và một người trân trọng những mâu thuẫn của chính bản thân mình – đôi khi được mô tả là nửa cộng sản, nửa tư bản – chúng tôi đã tìm đến Prada để được nghe những lời khuyên và bài học về sự sáng tạo, nghệ thuật và thời trang.
Bà ấy vừa tròn 71 tuổi vào ngày 10 tháng 5, và giờ chúng ta hãy cùng tán dương cuộc sống của bà ấy bằng việc nhìn lại một số câu nói đáng nhớ nhất của bà trong những năm qua.
Về việc sống thật với chính mình và nói những gì mình nghĩ
Người ta nói Prada là một xu hướng, bởi vì bà là một trong những nhà thiết kế bị sao chép nhiều nhất. Tuy nhiên trong một cuộc phỏng vấn với Thời báo New York, bà ấy đã gạt bỏ vấn đề này, và nhấn mạnh rằng, “Công việc này là tạo ra những điều thú vị từ những ý tưởng” – và nếu ý tưởng này không phải nguyên bản và không giống với tư tưởng của người đó, thì đơn giản là nó sẽ không thành công.
Nếu ý tưởng này không phải nguyên bản và không giống với tư tưởng của người đó, thì đơn giản là nó sẽ không thành công.
Trong những ngày đầu của sự nghiệp, Prada đã chia sẻ về việc bà sẽ lắng nghe tất cả ý kiến của người khác, nhưng sẽ không làm hài lòng ai. Thừa nhận rằng bản thân có chút nhút nhát và dè dặt, bà quyết định tiếp cận thời trang bằng chính trị một cách tinh tế, cho đến khi bà học được tầm quan trọng của việc quyết đoán trong tiếng nói. “Tôi muốn trở nên chính trị hơn, có tiếng nói hết mức có thể.” Bà ấy trả lời với tạp chí Another. “Mặc dù tôi biết là một nhà thiết kế thời trang giàu có đầy đồ trang sức có những giới hạn của mình, nhưng dù vậy, tôi vẫn muốn chủ động hơn cho những điều tốt đẹp.”
Hãy lấy các buổi trình diễn thời trang làm ví dụ, Prada đã giải thích tại sao những sự kiện này vừa thực tế và mơ mộng có mục đích. Đối với một khán giả luôn bị phân tâm và kích thích bởi vô số thứ, làm thế nào để thu hút sự chú ý của họ? “Hoặc là phóng đại mọi thứ lên hoặc là không ai hiểu bạn đang làm gì cả.” bà ấy nói.
Hoặc là phóng đại mọi thứ lên hoặc là không ai hiểu bạn đang làm gì cả
Về sức mạnh của nghệ thuật để tạo sự thích thú và gây ấn tượng
Mặc dù là một tín đồ của cả thời trang và nghệ thuật, Prada phản đối việc kết hợp cả hai điều lại. Bà ấy đã từng nói với Vanity Fair rằng “Tôi không muốn người khác, dù cho bất cứ lý do gì, nghĩ rằng tôi lợi dụng nghệ thuật để khiến các tác phẩm của tôi trở nên lộng lẫy hơn.” Bà thích được xem như là một nhà thiết kế thời trang giàu có hơn là một nghệ sĩ. Prada sẽ làm việc với với những nhà nghệ thuật tài ba có tầm nhìn vĩ đại về bất cứ thứ gì, trừ quần áo.
Rem Koolhaas, kiến trúc sư người Hà Lan và là người được trao giải thưởng Pritzker, đã xây dựng trung tâm nghệ thuật phức hợp Fondazione Prada của bà ở Milan, biến một nhà máy chưng cất cũ thành không gian cho các sự kiện sắp đặt và văn hóa. Nghệ sĩ người Đức Carsten Höller đã đặt chiếc ống trượt nổi tiếng nối từ tầng ba của văn phòng Prada xuống tầng trệt của tòa nhà. “Anh ấy tạo ra những thứ khiến bạn mỉm cười và trong một khoảnh khắc, bạn dường như quên đi mọi thứ”. Prada đã nói về Carsten Höller như vậy trên tạp chí W.
https://www.instagram.com/p/eaCWWPPPV0/?utm_source=ig_embed
Giống chi tiết ngạc nhiên đó của văn phòng, Prada yêu thích những yếu tố bất ngờ và bà đã nói với tạp chí Numéro là bà tin rằng các tác phẩm nghệ thuật nên được xem nhanh vì ấn tượng đầu tiên rất quan trọng. “Đó cũng là cách tiếp cận của tôi trong công việc. Tôi đã học được rằng mình phải thức thời và tin vào bản năng của mình.”
Về vẻ đẹp và sự xấu xí của thời trang
https://www.instagram.com/p/Bs8hL7bgxAK/?utm_source=ig_embed
Trong khi hầu hết những người khác đều bị mê hoặc bởi thế giới thời trang hào nhoáng, thì Prada cố gắng hiểu những kẻ gièm pha nó, những người xem thường thời trang và cho rằng đó là “công việc của đàn bà”. Quan điểm của bà là gì? “Quần áo có một mối liên kết mật thiết với con người. Khi bạn mặc quần áo, bạn đang nói cho thế giới biết bạn là ai”. Bà trả lời tạp chí New York: “Tôi đi đến kết luận là bởi vì thời trang chạm được đến cuộc sống riêng tư của chúng ta, nên nó làm nhiều người xấu hổ.”
Là người khởi xướng phong cách ăn mặc lập dị, các họa tiết xung đột và sự “xấu xí thời thượng”, Prada đã nói về sự khác biệt của thời trang so với nghệ thuật và điện ảnh, rằng giới thời trang không quen với sự xấu xí. Bà từng nói rằng “Xấu xí là hấp dẫn, xấu xí là thú vị. Có lẽ bởi vì nó mới lạ hơn.” Câu nói lần đầu tiên xuất hiện trên tờ The Telegraph và thường được nhắc đi nhắc lại về sau. Là một người luôn đi ngược lại các quy tắc, Prada khám phá sức mạnh của sự xấu xí hay vẻ đẹp khác thường thông qua các thiết kế của bà.
Xấu xí là hấp dẫn, xấu xí là thú vị, xấu xí là con người.
“Xấu xí là con người. Nó chạm vào mặt xấu xa và dơ bẩn của xã hội.” Không giống với vẻ ngoài hoàn hảo chải chuốt, thể hiện mặt không-được-đẹp-đẽ-lắm của bản thân, trái lại là thể hiện vẻ đẹp thực sự. Và chính trong thế giới loài người không hoàn hảo này, quần áo và thời trang mới trở nên càng thân mật và riêng tư hơn bao giờ hết, nghịch ngợm, khó đoán – và vâng, xấu hổ – trong thời trang Prada đích thực.
Bài: Patti Sunio
Chuyển ngữ: Mỹ Đỗ