STYLE / Beauty

Louis Vuitton kiện Belle International Holdings ăn cắp bản quyền

May 29, 2019 | By Trang Ps

Louis Vuitton đã chính thức khởi kiện Belle International Holdings, một công ty giày dép Trung Quốc niêm yết tại Hồng Kông, với cáo buộc doanh nghiệp này vi phạm bản quyền sáng chế với thiết kế “dad sneaker” từ BST Archlight Xuân Hè 2018 của nhà mốt nổi tiếng.

Những thiết kế “dad sneaker” Archlight của Louis Vuitton đã tạo nên cơn sốt mạnh mẽ trên toàn thế giới khi chính thức tung ra thị trường bán lẻ vào tháng 02/2018. Sau khi giảm giá, mẫu giày này ngay lập tức thu hút danh sách khổng lồ những người hâm mộ cao cấp, điển hình như diễn viên ngôi sao Jaden Smith, anh đã dành lời khen ngợi cho Archlight sneaker “xuyên không” – một thiết kế thể hiện tầm nhìn tương lai, tạo nên cảm giác vô cùng thoải mái và êm chân.

Giá bán lẻ mỗi đôi “dad sneaker” của Louis Vuitton rơi vào khoảng 1.090 USD, từ đó,  BST Archlight nhanh chóng trở thành đối thủ nặng ký của “dad sneaker” Triple S đến từ Balenciaga (khoảng 950 USD). Cũng nhờ cuộc cạnh tranh này, văn hóa “dad sneaker” lên ngôi và cùng với “dad shoes”, hai từ khóa ấy đã chiếm vị trí đầu bảng danh sách trào lưu mùa mốt Xuân Hè 2018 của Google Trends.

Giá bán lẻ mỗi đôi “dad sneaker” của Louis Vuitton rơi vào khoảng 1.090 USD, từ đó,  BST Archlight nhanh chóng trở thành đối thủ nặng ký của “dad sneaker” Triple S đến từ Balenciaga (khoảng 950 USD).

Những thiết kế “dad sneaker” Archlight của Louis Vuitton đã tạo nên cơn sốt mạnh mẽ trên toàn thế giới khi chính thức tung ra thị trường bán lẻ vào tháng 02/2018.

Theo các tài liệu pháp lý mà South China Morning Post có được, Louis Vuitton đã đệ đơn kiện Belle International và Best Able Footwear lên Tòa án tối cao của Hồng Kông vào ngày 03/05 vừa qua. Thương hiệu xa xỉ Pháp phát hiện Belle bắt đầu sản xuất và bán các sản phẩm tương tự “dad sneaker” của hãng kể từ ngày 24/07/2018. Nhà mốt yêu cầu tòa án ngăn chặn Belle khỏi những hành vi xâm phạm bản quyền và cam kết loại bỏ cũng như hủy tất cả những mặt hàng liên quan. Chưa dừng lại ở đó, nhà mốt Pháp cũng tiếp tục yêu cầu Belle một khoản bồi thường thiệt hại (chưa có thông tin số tiền cụ thể).

Vấn nạn “copycat” trong ngành công nghiệp thời trang xa xỉ

HIện tượng “copycat” đang lan tràn chóng mặt trong ngành thời trang xa xỉ toàn cầu. Đây là một vấn nạn đối với bất cứ nhà mốt nào luôn tự hào về sự độc đáo, khéo léo với những thiết kế hàng đầu như Louis Vuitton. Phần lớn, những nhà thiết kế thời trang cao cấp luôn có xu hướng đi theo con đường hợp pháp để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của họ. Tuy nhiên, riêng với Giám đốc sáng tạo Alessandro Michel của Gucci, anh ta chấp nhận vấn đề này với thái độ vui tươi, xem “copycat” là một cách tái hiện sự sáng tạo riêng.

Tuy nhiên, trong thực tế, hiện tượng này nan giải và phức tạp hơn rất nhiều. Các thương hiệu tên tuổi thường tự nhận mình là nạn nhân, nhưng đôi khi, tình huống đã đi ngược. Chẳng hạn, một sinh viên thời trang Trung Quốc đang theo học tại Trường thiết kế Parsons đã đệ đơn cáo buộc thương hiệu cao cấp Viktor & Rolf khi đơn vị này có hành vi sao chép các thiết kế của anh cho BST Thu/Đông 2017 tại Paris.

Một cơ hội thắng kiện khác cho Louis Vuitton là sự uy tín và nổi tiếng của hãng tại thị trường Trung Quốc.

Về mặt pháp lý, bảo vệ bản quyền và thiết kế trong thời trang là lĩnh vực mà từng quốc gia, khu vực có những tiêu chuẩn khác nhau. Đó là lý do vì sao một số đã không chắc chắn cho tương lai vụ kiện của Louis Vuitton. Cơ hội chiến thắng của nhà mốt sẽ phụ thuộc vào những bản thiết kế đã đăng ký bản quyền trước khi Belle ra mắt những đôi giày “dad sneaker” gây tranh cãi kia. Một cơ hội thắng kiện khác cho Louis Vuitton là sự uy tín và nổi tiếng của hãng tại thị trường Trung Quốc, đặc biệt riêng với “dad shoes” Archlight.

Việc Belle International Holdings là một công ty thời trang uy tín tại thị trường Trung Quốc cũng khiến vụ kiện trở nên “khó ăn” hơn. Được thành lập bởi Tang Yiu vào năm 1991, Belle International Holdings là nhà bán lẻ giày dép hàng đầu của Trung Hoa, chiếm hơn 20% thị phần giày của đất nước 1,4 tỷ dân. Công ty này cũng niêm yết tại thị trường chứng khoán Hồng Kông vào năm 2015.

Hành trình bảo vệ bản quyền ở Trung Quốc hết sức khó khăn. Tuy nhiên, vào năm 2013, thương hiệu đồ trượt tuyết Moncler của Ý đã thắng kiện một công ty quần áo có trụ sở ở Bắc Kinh khi công ty này đã sao chép trang phục mùa đông tương tự như Moncler. Sau đó, thương hiệu Ý đã được bồi thường khoản tiền lên đến 430.000 USD cho các tổn thất.

Như vậy, để phòng ngừa hành vi vi phạm bản quyền, trước khi tung ra một thiết kế nhất định trên thị trường (đặc biệt là thiết kế có tính năng đặc biệt), chủ sở hữu thương hiệu như Louis Vuitton nên xem xét việc nộp đơn rộng rãi và nhanh chóng để được cấp bảo vệ IP.


 
Back to top