ART & LIFE

Phục hồi Nhà thờ Đức Bà Paris: Đương đại hay Truyền thống?

May 16, 2019 | By Trang Ps

Sau sự cố hỏa hoạn tại Nhà thờ Đức Bà Paris vào 15/04 vừa qua, những cuộc hội ý về việc phục hồi biểu tượng lịch sử đã xôn xao khắp truyền thông nước Pháp nói riêng và quốc tế nói chung. Hiện tại, công trình Công giáo linh thiêng đang đứng giữa hai luồng ý kiến: phục hồi theo phong cách truyền thống hay đương đại?

Sự kiện Nhà thờ Đức Bà bùng cháy giữa tháng 4 vừa qua không chỉ làm chấn động dư luận mà tạo nên một vết cắt đau lớn trong lòng dân chúng Pháp và quốc tế. Chưa bao lâu sau khi ngọn lửa cuối cùng được dập tắt, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron dù xúc động nhưng vẫn giữ thái độ quyết đoán: “Chúng ta sẽ cùng nhau phục hồi biểu tượng lịch sử này”. Kể từ đây, Nhà thờ Đức Bà trở thành một phần vận mệnh của Pháp. Chắc chắn, nó sẽ được phục hồi nhưng nghĩa vụ này được thực hiện ra sao và theo hướng nào thì vẫn để lại nhiều dấu hỏi trong lòng dân chúng.

Hiện đại hay Nguyên bản gốc?

Theo Điều lệ năm 1964, Hiến chương Venice về bảo tồn và phục hồi các công trình di tích lịch sử, Nhà thờ Đức Bà sẽ được phục hồi theo tinh thần trước đây. Tuy nhiên, sau khi ngài Tổng thống Marcon đưa ra kế hoạch phục xây Nhà thờ Đức Bà trong 5 năm, hơn 1.000 học giả, nhà phục chế và kiến trúc sư đã ký thư ngỏ hủy kế hoạch nói trên. Các chuyên gia cho rằng, về mặt chính trị cần hành động nhanh nhưng công tác khôi phục Nhà thờ phức tạp hơn thế.

Theo chuỗi sự kiện quan trọng này, một số người đề xuất phương án phục hồi theo phong cách đương đại như một phép ẩn dụ cho sự tiến bộ của Pháp và gợi nhớ về thảm họa đã xảy ra hồi tháng 4. Công ty kiến trúc Studio NAB đề nghị thay thế mái nhà hư hỏng bằng kính trong suốt thay thế khung gỗ sồi đã bị cháy và ngọn lửa mang tính biểu tượng từng được thiết kế bởi Eugène Viollet-le-Duc, kiến trúc sư nổi tiếng của thế kỷ 19 đã trùng tu Nhà thờ Đức Bà Paris.

Eugène Viollet-le-Duc từng phát biểu một câu nói để đời: “Người nghệ sĩ phải hoàn toàn nép mình phía sau. Đây không phải là làm nghệ thuật mà là tuân thủ theo nghệ thuật của một thời đại đã đi vào dĩ vãng. Việc tái thiết có thể gây thiệt hại cho di tích nhiều hơn cả sự tàn phá của những thế kỷ qua”.

“Việc tái thiết có thể gây thiệt hại cho di tích nhiều hơn cả sự tàn phá của những thế kỷ qua.”

Notre-Dame roof and spire proposal by Vincent Callebaut

Đề xuất này của Vincent biến Nhà thờ Đức Bà trở thành một tòa nhà thân thiện với môi trường.

Một đề xuất tiêu biểu khác đến từ kiến trúc sư Vincent Callebaut với sự kết hợp khoa học, nghệ thuật và tâm linh. Vincent hy vọng sẽ thiết lập mối quan hệ cộng sinh công bằng giữa con người và thiên nhiên. Theo đó, các cột trụ bị phá hủy sau đám cháy được thay thế bằng khung gỗ sồi nghiêng 55 độ, kéo dài thẳng đứng thành hình đỉnh tháp mới. Bộ khung gỗ được gia cố bằng thanh sợi carbon, phần mái gồm khung gỗ sồi và các mảnh thủy tinh 3 chiều có khả năng sản xuất điện, nhiệt và lưu thông không khí. Chưa dừng lại ở đó, Callebaut còn cho trồng một khu vườn hoành tráng dưới vòm kính rộng lớn và ước tính có thể thu hoạch 21 tấn trái cây và rau mỗi năm.

Kiến trúc Paris đặc trưng, cổ xưa được bảo tồn toát lên vẻ đẹp vượt thời gian.

Những đề xuất trên thật đáng tuyên dương nhưng đã bỏ lỡ nhiều điểm quan trọng. Nhà thờ Đức Bà Paris chưa bao giờ toát lên vẻ đẹp đương thời, mà đó là một biểu tượng vượt thời gian của Công giáo mang trong mình sức sống mẫu mực của kỹ thuật thời Trung Cổ. Dọc theo những con đường cổ kính của thủ đô Paris, lịch sử xuất hiện ở mọi ngóc ngách. Từ những tòa nhà biểu tượng của người Hungary cho đến Đại lộ des Champs rực rỡ ở quận 8. Rõ ràng, vẻ đẹp của Paris không nằm ở kiến trúc mang tính cách mạng mà là ở sự trường tồn của thành phố.

Rõ ràng, vẻ đẹp của Paris không nằm ở kiến trúc mang tính cách mạng hóa mà là ở sự trường tồn của thành phố.

Paris mang dáng dấp hiện đại như ngày nay là thành quả 17 năm quy hoạch của nam tước Haussmann từ năm 1853 đến năm 1870, dưới triều Hoàng đế Napoleon III, thời Đệ Nhị Đế Chế Pháp. Haussmann đã tạo cho Paris một dấu ấn riêng hiếm có: “Paris Haussmannien” (Paris theo phong cách Haussmann) góp phần không nhỏ để đưa thủ đô nước Pháp lên tầm cỡ tráng lệ nhất thế giới. Suốt hai thế kỷ qua, người ta không xây dựng mái nhà pha lê trên đỉnh các công trình Haussmann thì hà cớ gì, bây giờ chúng ta lại đề xuất mái nhà bằng pha lê lớ hoặc nhà kính trên đỉnh Tượng Đài 850 tuổi?

Truyền thống kết hợp hiện đại

Bức tượng kỳ cục, Le Styrge, mà Conc3rde xây dựng bằng cách sử dụng in 3D từ các bản quét có sẵn trực tuyến.

Thay vì chọn một trong hai phương pháp “Hiện đại hay Truyền thống” thì sự kết hợp giữa hai trường phái đó vẫn được chấp nhận. Hiến chương Venice năm 1964 cho phép sử dụng bất kỳ kỹ thuật hiện đại nào để bảo tồn và tái thiết nếu hiệu quả của nó được thể hiện bằng dữ liệu khoa học hoặc được chứng minh bằng kinh nghiệm.

Theo phương án này, công ty thiết kế Hà Lan Conc3rde’s đề xuất sử dụng công nghệ in 3D tiên tiến để phục hồi các phần bị hủy hoại do đám cháy. Họ đã thực hiện một số bước tiến bằng cách in 3D Le Styrge (bức tượng kỳ cục), sử dụng các bản quét có sẵn trực tuyến. Những nghệ nhân đương đại có thể tham gia vào quá trình tái thiết này, theo đó, chúng ta có thể bảo tồn giá trị thiêng liêng của Nhà thờ Đức Bà bằng con đường phục hồi hiện đại.

Những gì đã mất sẽ không bao giờ có thể lấy lại theo đúng nghĩa của nó. Nhưng, những nỗ lực chân thành của chúng ta trong việc tái thiết có thể tạo nên một nền tảng trẻ hóa cho Nhà thờ Đức Bà. Giống như, công trình lịch sử đã bị thử thách trong ngọn lửa dữ dội nhưng chưa bao giờ bị đánh bại bởi Tử thần. Pháp đã lắng nghe lời tiên tri và đến bây giờ, chúng ta có thể yên tâm về quá trình phục hồi biểu tượng Paris của họ.

LUXUO Team


 
Back to top