The Lux List / Tỷ phú

Tôi học được gì: Leonard Lauder – Lãnh đạo một đế chế, với 7 nguyên tắc

Jul 15, 2021 | By admin

Leonard Lauder – chủ tịch danh dự và cựu Giám đốc Điều hành của Estée Lauder Enterprises chia sẻ những bài học mà đã thay đổi cả một đế chế, đưa công ty lớn mạnh nhất toàn cầu trong ngành làm đẹp. 

Leonard Lauder

Leonard Lauder sinh năm 1933, ở tuổi thiếu niên, chàng trai đã cùng mẹ mình phát triển thương hiệu gia đình vào năm 1946. Sau giai đoạn phục vụ cho Hải quân Hoa Kỳ, năm 1958, ông chính thức trở lại tham gia công việc kinh doanh gia đình năm 1958, ông tập trung xây dựng phòng thí nghiệm nghiên cứu và phát triển.

“Mọi người làm việc không chỉ mục tiêu duy nhất là tiền bạc, Họ làm việc để được công nhận. Hãy tìm cách để khích lệ ai đó khi họ hoàn thành tốt công việc” – Leonard Lauder.

Trong suốt hơn 5 thập kỷ lãnh đạo, ông đã thay đổi hoàn toàn bộ mặt thương hiệu – từ một thương hiệu chỉ có tám sản phẩm thu hẹp trong một quốc gia, nay thương hiệu đã trở thành biểu tượng toàn cầu.

Quy tắc đầu tiên: Chịu trách nhiệm

“Khi bố tôi không hài lòng về chuyện gì đó ở công ty, ông ấy sẽ gầm gừ và hỏi đây là lỗi của ai”. Lauder sẽ nói: “Đây là lỗi của tôi. Mọi nhân viên đều làm dưới quyền chỉ đạo của tôi, nên tôi sẽ là người chịu trách nhiệm”.

Lauder chia sẻ thêm: chịu trách nhiệm là bài học ông đã học được trong Hải quân Hoa Kỳ, đó là phương pháp hiệu quả nhất cho một người lãnh đạo có thể điều hành một công ty.

Quy tắc số 2: Không bao giờ tự đưa ra những quyết định quan trọng nếu thiếu phụ nữ

“Trưởng thành với một người mẹ Estée Lauder bên cạnh, tôi luôn trân trọng những ý kiến góp ý thẳng thắn từ bà. Từ những ngày đầu, chúng tôi luôn mang đến những sản phẩm tốt nhất cho phái đẹp – Estée Lauder chính là người đã giúp tập đoàn phát triển như ngày nay”.

Leonard Lauder

Quy tắc số 3: Tuyển dụng những người có tài

“Trên thế giới có rất nhiều người tài giỏi hơn tôi. Việc của tôi cần phải tìm được những người tài giỏi này để tự nâng cao kiến thức của mình – mở rộng phạm vi tiếp cận khách hàng trong kinh doanh. Sự khác biệt là nguồn sức mạnh tạo ra những ý tưởng của công ty – không phân biệt xuất thân, sắc tôc, tuổi tác hay giới tính. Phải thú thực, là một người đàn ông lãnh đạo một công ty chủ yếu tiếp cận đến khách hàng nữ, đôi lúc tôi không thể có những ý tưởng sáng tạo đủ mạnh bằng con mắt tinh tường của phụ nữ”.

Quy tắc số 4: Luôn nói lời “cám ơn”

“Tôi thường ghi những ghi chú cám ơn màu xanh”, điều này trở nên quen thuộc với công ty của tôi. Mọi người làm việc không chỉ mục tiêu duy nhất là tiền bạc, họ làm việc để được công nhận. Hãy tìm cách để khích lệ ai đó khi họ hoàn thành tốt công việc”. Ngay cả khi đó chỉ là một ghi chú “cám ơn” dù nhỏ nhất. Khả năg họ sẽ là người đồng hành với bạn đến tận cùng thế giới.

Quy tắc số 5: Hãy ngừng ngay những khoản đầu tư rủi ro

“Cha tôi thường nói thật khó khi sa thải một ai đó”. Nhưng thà kết thúc cơn đau nhanh chóng còn hơn dai dẳng không hồi kết. “Nếu bạn gặp một người không phù hợp với một vị trí nào đó, tốt nhất nên dừng lại. Hoặc nếu một sản phẩm mới ra mắt nhưng không đạt đủ doanh số, hãy dừng ngay những khoản đầu tư rủi ro.

Quy tắc số 6: Hãy xác định vị trí của thương hiệu

“Cụm từ “elegent”, tao nhã hoặc sang trọng, lần đầu tiên  tôi được nghe từ John Demsey – một người sáng tạo, là Chủ tịch Nhóm Điều hành của The Estée Lauder. Chỉ mình bạn biết thương hiệu thuộc phân khúc nào, đừng đánh đổi doanh số bán hàng, một kênh phân phối không phù hợp với bản chất thương hiệu của bạn”

Quy tắc số 7: Không ngừng “chạy”, hay đúng hơn là Hãy “chạy” đến cùng

“Nếu thương hiệu của bạn được định hình ở vị trí cao nhất thị trường. Trên thực tế, sẽ luôn có những thương hiệu khác bán sản phẩm rẻ hơn bạn. Tốt nhất không nên tự giảm giá trị thương hiệu của mình, hãy luôn duy trì sức mạnh của thương hiệu.

Nguồn : The CEO Magazine


 
Back to top