Jewel Changi: Khu vườn thiên đường của kiến trúc sư Moshe Safdie
Khủng long, xác ướp, thác nước và những bể cá, dưới đầu óc tài hoa của kiến trúc sư Moshe Safdie, người từng làm nên khu nghỉ dưỡng huyền thoại Marina Bay Sands (MBS), đại lộ Orchard, trụ sở Surbana Jurong… đã mang đến một khu vườn thiên đường cho kiến trúc sân bay Jewel Changi
Thiên nhiên và mua sắm cần sự tách biệt
Như một khu rừng nhiệt đới thật sự, với những thác nước và vườn cây. Sân bay Jewel Changi cho người ta cảm giác như lạc vào một khu rừng nhiệt đới châu Á quen thuộc, giữa hơn 2.000 cây to và hơn 100.000 cây bụi từ Úc, Mỹ, Trung Quốc, Tây Ban Nha… được phủ hết 5 tầng lầu.
Moshe Safdie đã bắt đầu dự án này từ nhiều năm trước, ông nhận ra rằng nhiều công trình nhân tạo chỉ thu hút khách du lịch đến một lần rồi rời đi. Giờ đây, ông muốn tạo một khu vườn huyền bí thật sự, trong lòng Singapore, như cách mà ông đã tạo nên một thiết kế huyền thoại khác cho đảo quốc này: khu nghỉ dưỡng Marina Bay Sands MBS
Điều đặc biệt là, khu vườn được tách biệt hoàn toàn với các trung tâm thương mại, theo một thoả thuận giữa nhà đầu tư và các công ty xa xỉ phẩm cao cấp. Sao cho, các cửa hàng mua sắm xa xỉ được đặt cách biệt hoặc nằm trên cao nguyên tầng 5 khu rừng Jewel, và một thung lũng rừng Shiseido độc nhất vô nhị.
Cửa hàng mua sắm xa xỉ phẩm được đặt cách biệt hoặc nằm trên cao nguyên tầng 5 khu rừng Jewel, và một thung lũng rừng Shiseido độc nhất vô nhị.
Dựa trên một hình xuyến, tòa nhà được thiết kế như một đầu nối trung tâm mới giữa các nhà ga sân bay. Jewel được kết nối trực tiếp với Terminal 1 và được liên kết với Terminal 2 và 3 thông qua các cầu nối.
Các khu vườn không phải là điểm thu hút duy nhất tại Jewel. Từ vô số hình ảnh đã được du khách đăng tải trên phương tiện truyền thông xã hội, trong vài ngày xem trước của Jewel, nhiều người cũng kinh ngạc với thác nước HSBC Rain Vortex cao 40 mét, thác nước trong nhà cao nhất thế giới, được thiết kế để xử lý tới 10.000 gallon nước mỗi phút.
“Phép màu bí mật của ông già Safdie”
Điều đặc biệt nhất của rừng nhiệt đới Jewel Changi, chính là một giếng trời và thác nước như vừa được mang về từ những khu rừng châu Á. Ông Safdie, 80 tuổi, giải thích rằng không chỉ giữ niệm vụ thu giữ nước mưa để cung cấp cho hệ thống tưới cây cảnh, thác nước còn là cách ông đưa ánh sáng ban ngày vào tầng hầm. Thác hình phễu được chế tạo từ 14 mảnh acrylic, mỗi miếng dày 80mm, được nối với nhau. Xuống tới tầng hầm hai, du khách có thể chạm vào phễu.
Mặt trên của sân bay cũng vô cùng đặc biệt, du khách nhìn thấy viên ngọc lấp lánh này từ trên không. Thiết kế hình mái vòm là một khung lưới được hỗ trợ bởi một vòng tròn gồm 14 cột với hình dạng giống như cây. Được tạo thành từ 9.000 tấm kính, mỗi tấm có hình dạng và kích thước độc đáo để tạo sức nâng đỡ cần thiết cho cấu trúc chung. Nặng hơn 6.000 tấn, tương đương với trọng lượng của 10 chiếc máy bay A380, các tấm kính được làm bằng kính cản nhiệt ba lớp, giúp truyền ánh sáng nhưng đồng thời giảm nhiệt. Mỗi tấm có khe hở không khí 16mm để giảm thiểu tiếng ồn.
Đối với một dự án phức tạp như vậy, nhiều thách thức là điều khó tránh khỏi. “Và một trong những thách thức đó là tạo nên một công trình cân bằng cho các khu vườn và con người trong khi vẫn đảm bảo các tiêu chuẩn bền vững”, ông Safdie nói.
Nặng hơn 6.000 tấn, tương đương với trọng lượng của 10 chiếc máy bay A380, các tấm kính được làm bằng kính cản nhiệt ba lớp, giúp truyền ánh sáng nhưng đồng thời giảm nhiệt.
Nhiệt độ thích hợp
Trong một chia sẻ cùng LUXUO và đơn vị truyền thông, Moshe giải thích thêm rằng, tòa nhà cần có đủ ánh sáng mặt trời để cây cối phát triển, trong khi vẫn giữ cho không gian mát mẻ với nhiệt độ ở mức 24 độ C. Để làm được điều này, các thiết bị phun sương đã được lắp đặt ở giếng trời để làm lạnh không khí, nhằm tạo bầu không khí mù sương cho khu vườn Canopy Park ở tầng 5. Hệ thống điều hòa không khí cũng đã được cài đặt, và khéo léo ẩn dưới băng ghế, trong khi đó cũng có những ống làm lạnh trên sàn nhà.
Trong một chuyến thăm quan riêng ở Jewel, ông chỉ vào những tấm che di động được gắn trên mái nhà, giúp cung cấp bóng mát cho Công viên Canopy, đặc biệt là vào buổi trưa.
Một vấn đề khác nữa, đó là giữ cho khu mua sắm và khu vườn tách biệt. Điều này giải thích tại sao du khách sẽ không nhìn thấy bất kỳ bảng hiệu bán lẻ nào khi họ ở Forest Valley. Safdie nói rằng ông muốn du khách thực sự được bao quanh bởi cây xanh, đặc biệt là vì họ đang ở trong một khu vườn trong nhà. Jewel có hơn 2.000 cây to và hơn 100.000 cây bụi. Có khoảng 120 loài thực vật với nguồn gốc từ các quốc gia như Úc, Trung Quốc, Tây Ban Nha và Hoa Kỳ.
Với thiết kế sáng tạo và mang tính biểu tượng, Jewel đã được trao nhiều giải thưởng trong nước và quốc tế bao gồm Giải thưởng MAPIC cho Trung tâm mua sắm Futura tốt nhất, Giải thưởng MIPIM châu Á cho Dự án tương lai tốt nhất, Giải thưởng Green Mark của Cơ quan xây dựng và xây dựng (BCA) Giải thưởng Mark Design GoldPLUS của BCA Universal Design (UD) và Giải thưởng Kiến trúc Quốc tế
Nhà thiết kế của thành phố
Cái tên Safdie không xa lạ gì với Singapore, ông là người đã thiết kế khu nghỉ dưỡng Marina Bay Sands (MBS) và chung cư Sky Habitat tại Bishan. Các dự án hiện tại của ông còn có Đại lộ Orchard, khu phát triển dân cư và khách sạn, và Trụ sở Surbana Jurong, một khuôn viên được xây dựng xung quanh một sân trong và ngoài trời có cảnh quan kết nối và các tiện nghi công cộng. Cùng với các công ty kiến trúc toàn cầu như Aedas và Gensler, ông đang lên kế hoạch chi tiết cho phần thiết kế của tòa tháp mới tại MBS.
Ông nói rằng khi thiết kế MBS, ông không ngờ rằng nó sẽ là một biểu tượng của Singapore. “Bây giờ tôi dự đoán rằng Jewel cũng sẽ là một biểu tượng, không kém MBS.”
Trong khi tham quan Jewel với giới truyền thông, ông rất ngạc nhiên trước sự quan tâm và ngưỡng mộ của họ. Điều làm ông hài lòng là sự đa dạng của khách tham quan, từ trẻ em, doanh nhân và đến cả người lớn tuổi. “Thật tốt khi thấy tất cả mọi người cùng khám phá vì họ tò mò”, ông nói.
Chỉ vào một nhóm trẻ em đang chơi và tạo dáng chụp ảnh bên cạnh khối lượng nước khổng lồ ở tầng hầm thứ hai, ông nói: “Cảnh tượng này đã nói lên tất cả”