BUSINESS OF LUXURY

Covid-19: Trung Quốc dự báo nền kinh tế tăng trưởng trở lại

Mar 27, 2020 | By Stephanie Nguyen

Sau khi những hậu quả do Covid-19 qua đi, liệu chúng ta có thể mong chờ vào những tín hiệu hồi phục kinh tế từ phía Trung Quốc hay không?

Các nhà phân tích đang dựa trên thời kỳ kinh tế sau dịch SARS 2002-2003 để dự báo về nền kinh tế chung hậu Covid-19. Những xu hướng tương tự, thậm chí có thể trầm trọng hơn của một cuộc đại suy thoái kinh tế đang đến gần.

Trong thời điểm hiện tại khi đỉnh dịch đã đi qua, Chủ tịch Tập Cận Bình đang cho thấy những viễn cảnh tươi sáng cho Trung Quốc. Không một ca nhiễm mới nào từ Vũ Hán, trong khi các nước châu Âu và châu Mỹ vẫn đang phải vật lộn kiểm soát. Tâm dịch Hồ Bắc tuyên bố đã khống chế thành công virus. Chủ tịch thậm chí còn làm một chuyến viếng thăm kỹ thuật số đặc biệt đến Vũ Hán. 

Tuy nhiên, đang có hai chiều hướng diễn ra tại Trung Hoa. Một là những viễn cảnh ảm đạm do một vài thành viên chính phủ vạch ra. Hai là chiến lược riêng của Tập Cận Bình để hướng tới một tương lai không hẳn thực sự tươi sáng, nhưng ít nhiều có hy vọng hơn. 

Hai xu hướng đang tồn tại ở Trung Quốc và những lý do nên cẩn trọng trước các diễn biến kinh tế tại Trung Quốc

Hãng truyền thông Caixin của Trung Quốc cho hay: việc các công ty đang cố gắng đẩy mạnh thương mại điện tử là một trong những chiến lược nằm trong câu chuyện “kiểm soát virus” của ông Bình.

Liệu chúng ta có thể tin được những phát ngôn từ phía Trung Quốc không, khi mới đây, Lijian Zhao – Phó trưởng phái đoàn tại đại sứ quán Trung Quốc bị chế giễu là “phát ngôn viên của Trump trong Đảng Cộng sản”. Ông đã bị trục xuất khỏi vai trò phát ngôn viên quốc gia sau nhiều lần tweet lại những phát ngôn của Trump, chế giễu chính phủ Trung Quốc và tạo ra làn sóng thông tin không chính thống về virus Corona tại Trung Quốc.

Cui Tiankai, Đại sứ quán Trung Quốc tại Mỹ cho biết: “Chúng tôi chắc chắn sẽ đưa ra câu trả lời rõ ràng về nguồn gốc của virus. Tuy nhiên, đây là công việc của các nhà khoa học, không phải nhà ngoại giao.”

Dưới áp lực của nhà nước, các công ty phải đang giả vờ hoạt động bằng cách sử dụng điện và hướng dẫn nhân viên cách trả lời thanh tra để tạo số liệu thống kê tốt. Phó Tổng thư ký Chính phủ tỉnh Chiết Giang tuyên bố tỷ lệ sản xuất của họ đạt hơn 90%, với hơn 99% các công ty có giá trị xuất khẩu trên 10 triệu USD/năm đã quay lại hoạt động. Tuy nhiên trong thực tế, hệ thống logistics, cung ứng và giao thông vẫn đang đóng băng và các công ty vẫn gặp khó khăn về nguồn hàng thứ cấp.

Derek Deng, đối tác của Bain & Company tại Thượng Hải, cho biết: “Đây là thời điểm nhạy cảm về tâm lý. Người dân Trung Quốc đang bị rối ren giữa những quá nhiều thông tin khác nhau.”

Tác động của Covid-19 đến thị trường bán lẻ xa xỉ

Theo Bain & Company, sự phục hồi kinh tế sau dịch bệnh sẽ có những điểm tương đồng với cuộc suy thoái của dịch SARS 2002-2003. Tuy nhiên, điều này cũng không chắc chắn, bởi vào thời điểm SARS xảy ra, ngành công nghiệp xa xỉ chưa phát triển mạnh ở Trung Quốc.

Ông Derek Deng cho hay: “Tâm lý người tiêu dùng vẫn đang trong quá trình phục hồi từ giai đoạn hoảng loạn sang giai đoạn bình thường và thích nghi với hoàn cảnh mới.” 

Đỉnh điểm là khi Tổng thống Trump tuyên bố đóng cửa các chuyến bay từ Châu Âu đến Mỹ, người tiêu dùng đã bị suy giảm niềm tin vào thị trường. Công ty tư vấn Morning Consult cho rằng: “Đại dịch coronavirus đang ảnh hưởng đến sự tự tin chi tiêu của người dân.”

Tại Mỹ, nơi có giá trị ước tính của thị trường xa xỉ khoảng 81.89 tỷ USD vào năm 2019, sự tự tin của người dân cũng bốc hơi nhanh chóng. Kinh doanh xa xỉ sẽ là phân khúc dễ bị ảnh hưởng trong những tháng tới do tỷ lệ không cân xứng giữa số người lao động có thu nhập cao và tổng chi tiêu trong tiêu dùng.

Theo tờ CNBC, CEO Axel Dumas của Hermès cho biết: mặc dù đã mở lại 39 trong số 43 cửa hàng ở Trung Quốc nhưng lượng khách hàng vẫn chưa quay lại như trước đây. Hermès vốn là thương hiệu có khả năng cầm cự tốt trong những cuộc suy thoái và được xem như chỉ số tâm lý tiêu dùng của thị trường. 

Tuy nhiên, hãng này cũng đang gặp khó khăn, vì hơn 30% doanh thu của Hermes đến từ khu vực châu Á – Thái Bình Dương. LVMH có 37% doanh thu từ Trung Quốc, trong khi con số của Richemont Group là 38%, lần lượt Salvatore Ferragamo (38%), Versace (36%), Jimmy Choo (29%) và Michael Kors (12%). Ngay cả các thương hiệu ít hiện diện tại Trung Quốc như Patek Philippe và Bvlgari vẫn bị ảnh hưởng đáng kể. 

Su Guoxia, phát ngôn viên của Hội đồng Giảm nghèo Quốc gia cho hay: “Tỷ lệ lao động nghèo quay trở lại làm việc vào ngày 05/03 mới chỉ đạt mức 52% so với năm trước.” Tỷ lệ này tại các công ty nhà nước và tập đoàn là 90%, trong khi các công ty vừa và nhỏ chỉ khoảng 60%. 

Theo ông Gao Huan, Giám đốc bán lẻ và sản xuất cấp cao của Công ty tư vấn Alvarez & Marsal: “Sự trở lại của lực lượng lao động là một yếu tố quan trọng trong khôi phục nền kinh tế. Tỷ lệ lao động thấp thì tốc độ phục hồi cũng chậm.”

Quan trọng nhất là nghi vấn: liệu có bao nhiêu chỉ số đang thực sự phản ánh tình hình thực tế tại Trung Quốc?

So sánh Covid-19 và SARS

Dịch viêm phổi SARS cũng tạo ra sự cách ly về y tế và dẫn đến đợt suy thoái về kinh tế nghiêm trọng. Tuy nhiên SARS chỉ ảnh hưởng đến khoảng hơn hai chục quốc gia với tổng cộng 8000 người tử vong. Trong khi Covid-19 đã lây lan đến hầu khắp các quốc gia trên thế giới với số ca tử vong vượt qua 21.000. 

Thị trường chứng khoán Mỹ đang trải qua cuộc mở rộng lịch sử. Năm 2010, Dow Jones đóng cửa ở mức 10.700 điểm. Năm 2019, thị trường chứng khoán đóng cửa ở mức gần gấp ba. Đầu năm 2020, mức giá đóng cửa trung bình là 26.960.

Chúng ta đang không chỉ chiến đấu chống lại virus, mà còn phải đối phó với cú sốc tâm lý và sự mất niềm tin tột độ vào nền kinh tế của người tiêu dùng lẫn doanh nghiệp.

Khi chi tiêu và đầu tư giảm, sản lượng công nghiệp giảm, tỷ lệ mất việc tăng, kéo theo chi tiêu và đầu tư tiếp tục giảm. Cuối cùng, ngân hàng sẽ phải thắt chặt tiền tệ. Tuy nhiên, những bài học quá khứ đã giúp các ngân hàng trung ương và cục dự trữ thế giới hành động nhanh nhạy hơn bằng cách nới lỏng tiền tệ để cứu thị trường. 

Dự đoán tương lai: Bán lẻ xa xỉ sẽ phụ vào tâm lý tiêu dùng

Đây là một yếu tố tích cực, bởi đã có những số liệu chứng minh trong lịch sử rằng sau mỗi cuộc đại suy thoái, sức bật của nền kinh tế sẽ tăng hơn gấp nhiều lần, đem đến thời kỳ hoàng kim của chủ nghĩa tư bản.

Biểu tượng của sự thịnh vượng sau Chiến tranh Thế giới II – Mỗi gia đình đều có một chiếc xe hơi.

Tiến sĩ Chris Gray, người sáng lập công ty tư vấn tâm lý tiêu dùng Buycology cho hay: “Sự xa xỉ là một cách khẳng định với thế giới rằng tôi đã sống sót và tôi đang rất ổn, thậm chí tôi còn trên cả ổn. Điều đó giúp nâng cao cảm giác thoải mái và an toàn.”

Xu hướng chi tiêu bù đắp là điều mà các nhà kinh tế và nhà tâm lý tiêu dùng dự đoán.

Salvatore Ferragamo Spa, Giám đốc điều hành của Micaela Le Divelec Lemmi chia sẻ: “Chúng tôi đang thấy sự vực dậy chậm chạp từ phía thị trường Trung Quốc. Sau một tháng rưỡi đóng cửa và hạn chế đi lại, người dân sẽ có nhu cầu quay trở lại cuộc sống tự do trước đây của họ.”

Andy Li, nhân viên tại Fintech cũng chia sẻ với Bloomberg: “Tôi bị mắc kẹt trong nhà cả tháng nay. Khu dân cư của chúng tôi bị cách ly và chúng tôi không được phép đi đâu. Bây giờ tôi cảm thấy thật tự do.”

Cừa hàng boutique của Chanel tại Plaza 66 đang rục rịch đón khách Trung Quốc trở lại.

Điều này sẽ dẫn đến xu hướng mua sắm nhấn mạnh vào bản sắc và thể hiện cái tôi. Đó cũng chính là sứ mệnh của những món đồ xa xỉ, nơi mở ra cảm giác mơ mộng về một thế giới đầy đủ và tự do. Việc mua một món đồ hiệu đắt tiền không chỉ đánh dấu sự sống sót mà còn là cách một người tự khẳng định khả năng và quyền lực. Theo đó, Tiến sĩ Gray đưa ra dự đoán rằng giá cả các mặt hàng xa xỉ có thể leo thang, bởi cảm xúc được giải phóng của người tiêu dùng sau sự khó khăn kéo dài sẽ bật mở những giới hạn mới. 

Quảng trường Duomo tại Milan vắng tanh sau khi chính phủ Ý ra lệnh phong tỏa tại Bắc Ý nhằm hạn chế Covid-19 lây lan.

Tuy nhiên, chúng ta vẫn phải cẩn thận trước những con số này, do dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp trên khắp các quốc gia và nếu Trung Quốc vận hành lại kinh tế, họ sẽ phải có các biện pháp đúng đắn nhằm kiểm soát dịch, đặc biệt là việc tiếp nhận các công dân và người lao động từ nước ngoài.

Singapore đã làm gương cho vấn đề này, khi mới hôm 23/03, nước này ghi nhận 54 trường hợp nhiễm Covid-19, trong đó 48 trường hợp là do nhập cảnh.

Chúng ta chỉ có thể hy vọng rằng những tuyên bố của ông Tập Cận Bình và Đại sứ Trung Quốc tại Hoa Kỳ là dựa trên những số liệu thống kê trung thực với nguồn tin rõ ràng, xác đáng, không lặp lại các vấn đề về đưa tin sai sự thật, lấp liếm thông tin hay lùm xùm về tư cách cá nhân nữa.


 
Back to top