ART & LIFE

Báo cáo thị trường nghệ thuật 2021: Thích nghi thay đổi trong niềm hy vọng

Mar 19, 2021 | By Trang Ps

Theo Artsy, thị trường nghệ thuật quốc tế giảm 22% trong năm 2020, từ doanh thu 64,4 tỷ USD năm 2019 xuống còn 50,1 tỷ USD vào năm ngoái. Sự sụt giảm này được báo cáo trong bản The Art Market 2021 của nhà kinh tế học Clare McAndrew (xuất bản ngày 16/3 bởi Art Basel và UBS). Covid-19 đã tác động đáng kể đến tổng quan thị trường, biến thế giới nghệ thuật chuyển sang nền tảng trực tuyến.

Andy Freeberg, Art Fare: Sean Kelly, Clark Gallery

Báo cáo cũng định lượng pivot kỹ thuật số của thị trường nghệ thuật. Giá trị bán hàng trực tuyến tăng gấp đôi, từ 6 tỷ USD năm 2019 lên đến 12,4 tỷ USD vào năm 2020, tăng gấp đôi với tư cách là thị phần của tất cả doanh thu bán hàng tính theo giá trị, từ chiếm 9% tổng thị trường nghệ thuật vào năm 2019 lên ¼ tổng doanh số bán hàng tính theo giá trị trong năm 2020.

Sales in the Global Art Market 2009–2020. © 2021 Arts Economics.

Doanh số bán hàng trên Thị trường Nghệ thuật Toàn cầu 2009–2020

McAndrew phát biểu: “Tôi biết điều đó nghe có vẻ khủng khiếp nhưng là một phát hiện tích cực.” Kể từ khi Covid-19 càn quét, doanh số bán hàng của các phòng trưng bày đã giảm 36% trong 6 tháng đầu năm 2020 so với cùng kỳ năm 2019. Tuy nhiên, các đơn vị dần xoay chuyển tình thế trong nửa cuối năm. Mọi người nhận ra rằng họ sẽ phải sống chung với những vấn đề này trong thời gian dài, và đã tăng cường tiếp thị và bán hàng kỹ thuật số.

Báo cáo nhấn mạnh những tổn thất khác nhưng tương đối lạc quan như số lượng nhân viên làm việc tại các phòng trưng bày và nhà đấu giá giảm lần lượt 5% và 2% vào năm 2020. Chỉ khoảng 20% nhân viên làm việc ở phòng trưng bày cảm thấy doanh nghiệp mình hoạt động kém trong năm 2020, 58% đại lý dự kiến doanh thu đơn vị sẽ tăng trong năm 2021, trong khi chỉ 15% dự kiến sẽ giảm.

Thích nghi với hoàn cảnh mới

Chia sẻ Tổng chi phí cho các Đại lý trong năm 2019 so với năm 2020. © 2021 Kinh tế Nghệ thuật.

Các đại lý nghệ thuật tăng cường công cụ kỹ thuật số như mở các phòng xem trực tuyến (online viewing room). Chi tiêu công nghệ thông tin (IT) tăng đáng kể trong năm 2020, trong khi đó, chi tiêu cho hội chợ nghệ thuật giảm từ 26% năm 2019 xuống 16% vào năm 2020. Việc cắt giảm chi tiêu, tiếp cận kỹ thuật số gấp đôi cũng như tìm kiếm các khoản vay hay hỗ trợ chính phủ đã giúp nhiều đại lý tồn tại trong một năm đầy thử thách. 68% đại lý được khảo sát cho biết họ đã tiếp cận một số khoản vay hoặc tín dụng của chính phủ và 48% nhận các khoản vay công thương (business loan).

McAndrew chia sẻ: “Thực tế, họ có thể lấy lại tất cả những chi phí đó, như đi du lịch và hội chợ, rõ ràng rất lớn. Với các phòng trưng bày nhỏ hơn, những chi phí này là khá lớn, kể cả chi phí đi lại hay những thứ khác. Bằng cách cắt giảm, họ có thể ổn định vị trí.”

Khoảng ½ phòng trưng bày báo cáo tình hình ổn định, thậm chí tăng lợi nhuận: 18% đại lý duy trì mức lợi nhuận ròng từ năm 2019, trong khi 28% có lợi nhuận vào năm 2020 cao hơn năm trước.

Số lượng tỷ phú tăng

Số lượng và sự giàu có của các triệu phú đô la 2010–2020. © 2021 Kinh tế Nghệ thuật với dữ liệu từ Credit Suisse.

Một yếu tố khác giúp giảm nhẹ cú đánh đối với doanh nghiệp nghệ thuật là nhiều cá nhân có giá trị ròng cao đã chứng kiến vận may lên trong năm ngoái. Báo cáo lưu ý rằng nếu số lượng tỷ phú giảm 30% trong năm 2009 (Cuộc suy thoái kinh tế) với tài sản tổng giảm 45% thì số lượng tỷ phú thế giới đã tăng 7% vào năm ngoái với tổng giá trị tài sản tăng 32%. Một số phòng trưng bày đã mở cửa ở Palm Beach, East Hampton và Aspen phản ánh nỗ lực trong việc tiếp cận những nhóm các nhân có giá trị ròng cao. McAndrew nhấn mạnh: “Những tỷ phú và triệu phú có mặt nơi đây, và họ đang khám phá những khoản đầu tư mới.”

Trong 2.500 cá nhân có giá trị tài sản ròng cao được khảo sát trong báo cáo, 2/3 cho biết đại dịch đã kích thích sở thích sưu tập của họ. Trong đó, những người thuộc thế hệ millennial chi tiêu mạnh nhất, với 30%  chi hơn 1 triệu USD cho tác phẩm nghệ thuật vào năm ngoái. Những con số như vậy là đáng khích lệ, nhưng báo cáo cũng cho thấy các đại lý chủ yếu tập trung bán cho tệp khách hàng sẵn có vì việc tìm kiếm và chăm sóc khách hàng mới là khó khăn, đặc biệt trong giai đoạn không có hội chợ thực tế với nhiều phòng trưng bày đóng cửa hàng tháng. Các cơ sở dành cho nhà sưu tập của gallery giảm từ mức trung bình 64 khách vào năm 2019 xuống còn 55 khách vào năm ngoái. Tuy nhiên, như McAndrew nhấn mạnh, các phòng trưng bày cần tiếp tục làm mới tệp khách hàng theo thời gian, nếu không, họ sẽ không có những khách hàng nền tảng ấy cho tương lai.

3 thị trường đấu giá lớn thay đổi

Bán đấu giá công khai toàn cầu 2011–2020. © 2021 Kinh tế Nghệ thuật với dữ liệu từ Artory, AMMA và các nguồn khác. Không bao gồm việc bán riêng của các nhà đấu giá.

Bán đấu giá công khai toàn cầu 2011–2020.

Trong khi tổng doanh số bán hàng của phòng trưng bày giảm 20% thì doanh số bán đấu giá công khai giảm 30%, đạt tổng trị giá 17,6 tỷ USD vào năm 2020. Ba thị trường đấu giá lớn nhất thế giới bao gồm Hoa Kỳ, Vương quốc Anh và Trung Quốc Đại lục (Trung Quốc, Hong Kong và Đài Loan) một lần nữa chiếm thị phần lớn trong doanh số bán đấu giá toàn cầu theo giá trị (81%), nhưng hiệu suất tương đối của chúng thay đổi đáng kể. Vào năm 2020, Trung Quốc Đại Lục đã vượt Hoa Kỳ để trở thành thị trường đấu giá lớn nhất thế giới, chiếm 36% doanh số đấu giá công khai tính theo giá trị.

Điều này phản ánh thực tế rằng Trung Quốc đã tái mở cửa và tiếp tục các sự kiện trực tiếp nhanh hơn nhiều so với Hoa Kỳ và Anh. Nhiều nhà quan sát cũng ghi nhận sức mạnh của các cuộc đấu giá do Phillips và Sotheby’s tổ chức tại Hong Kong trong nửa cuối năm 2020. Theo một báo cáo, doanh số bán hàng nghệ thuật đương đại ở thành phố đã vượt qua những cuộc đấu giá được tổ chức ở London, biến Hong Kong trở thành thị trường lớn thứ hai sau New York. Nhìn chung, doanh số bán hàng ở Trung Quốc Đại lục giảm trong năm 2020, nhưng mức giảm 11% này là nhỏ hơn nhiều so với mức giảm 44% của thị trường đấu giá Hoa Kỳ, trong khi đó tổng doanh số bán đấu giá công khai ở Anh giảm 1/3.

McAndrew chia sẻ: “Một phần nhờ những gì tung ra thị trường, đặc biệt vào đợt cuối năm, có một vài tác phẩm chất lượng cao chưa từng xuất hiện tại Trung Quốc.”

Hy vọng

CRYPTO LÀ BULLSHIT

Beeple, CRYPTO IS BULLSHIT, 2020, G○C△ – Gallery of Crypto Art

Khi thị trường nghệ thuật truyền thống hoạt động với nhịp độ giảm trong năm qua, thì thị trường NFT đã chứng kiến sự tăng trưởng phi thường trên các thị trường kỹ thuật số như OpenSea, Nifty, Gateway và SuperRare. Sự phát triển này lên đến đỉnh điểm vào tuần trước khi Beeple bán một tác phẩm nghệ thuật NFT với giá lên đến gần 70 triệu USD tại Christie’s, biến nghệ sĩ kỹ thuật số ẩn danh (tên thật là Mike Winkelmann) nhanh chóng lọt top 3 nghệ sĩ đắt giá nhất thế giới.

Dù thị trường nghệ thuật có thu được lợi ích bền vững từ sự bủng nổ của NFT hay không thì sẽ luôn cần thời gian để tái hoạt động kinh doanh ngay cả trong đại dịch. Khó khăn sẽ xảy ra năm nay và năm sau, đặc biệt trong giai đoạn chuyển giao này, khi mà các sự kiện và hội chợ không thể trở lại như thường trong bất cứ khoảng thời gian nào, và không thể sôi động như những năm trước!


 
Back to top