“Hãy mua chiếc túi mình thích, không phải mua để bán lại với giá cao hơn”
Trên các diễn đàn về túi xách, khi được hỏi nên mua chiếc túi nào, tôi thường hay nhận được lời khuyên: Chiếc túi này có giá bán lại cao hơn, mua nó đi. Nhưng thực lòng, tôi không thích chiếc túi đó cho lắm. Vậy tôi phải làm sao?
Một ngày đẹp trời, lúc vừa nhận xong khoản thưởng lớn tự một dự án freelance, tôi muốn mua một chiếc túi hiệu cho riêng mình và DIOR là thương hiệu mà tôi phải lòng. Thật lòng, tôi yêu chiếc Tote Bag ngay từ cái nhìn đầu tiên, nhưng bạn bè tôi lại khuyên, nên cân nhắc việc mua Lady Dior, vì giá bán lại cao hơn là chắc chắn.
Ngày nay, các thương hiệu như CHANEL tiếp tục đặt cược lớn vào các thiết kế cổ điển, mang tính biểu tượng với sức mạnh lâu bền đã được chứng minh. Túi Classic Flap và 2.55 Reissue của họ đã có tuổi đời hàng chục năm. Sự đầu tư không ngừng của CHANEL vào việc tiếp thị lại những chiếc túi này đã dẫn đến nhu cầu tiếp tục (và ngày càng tăng) đối với những loại túi thường xuyên này, cho phép CHANEL điều chỉnh mức giá ngày càng tăng. Đây là một tin vui cho những ai mua những chiếc túi này vì chúng sẽ có giá trị bán lại cao nếu chủ nhân của chúng thay đổi ý định.
Nhưng nếu bạn không thích những phong cách này thì sao? Điều gì sẽ xảy ra nếu mong muốn thực sự của bạn là một chiếc túi theo mùa, nhưng giá trị bán lại thấp hơn nhiều?
Tiền luôn là vấn đề lớn của phụ nữ vì có quá nhiều khoản chi tiêu, nên nếu mua một chiếc túi mà giá trị bán lại thấp, so với một chiếc túi có khả năng sinh lời, chắc chắn nhiều cô gái sẽ chọn mua chiếc túi có “tiềm năng” cao hơn.
Có nên quá lệ thuộc vào giá trị bán lại của chiếc túi?
Thật sự là, mua một chiếc túi giống như bước vào một cuộc hôn nhân, nếu đó là một chiếc túi có giá trị nhưng bạn không quá “yêu”, thực sự việc bạn chăm sóc, vun vén và nâng niu hoặc có cảm tình với nó sẽ hơi khó khăn một chút, nếu không nói là đôi khi cảm thấy nhàm chán. Việc “bán lại” sẽ đến không sớm thì muộn, và ở lần mua mới này, bạn sẽ tốn nhiều thời gian (và tất nhiên, học được kinh nghiệm hơn) cho việc tậu một chiếc túi mới.
Tiếp theo là lý do khác mà tôi nghĩ vì sao ta không nên quá câu nệ vào việc bán lại của một chiếc túi. Một người bạn chuyên mua hàng hiệu cũng từng khuyên tôi rằng, “Hãy coi giá trị bán lại thấp hơn nhiều như cái giá phải trả của hạnh phúc”, họ thà trả tiền cho điều này, còn hơn sở hữu một chiếc túi mà họ không thích. “Rốt cuộc, điều chúng ta cần là một chiếc túi để hạnh phúc, không phải sao?”. Tất nhiên, điều này có thể đúng với người đã qua sành hàng hiệu.
Bạn nghĩ sao về quan điểm này?