BUSINESS OF LUXURY

Bernard Arnault đã trở thành người giàu nhất thế giới như thế nào?

Mar 19, 2022 | By Ton Binh

Chuyển ngang từ lĩnh vực xây dựng và bất động sản sang ngành thời trang, từng sa thải tới 9.000 nhân viên để tập trung xây dựng đế chế thời trang riêng với hơn 70 thương hiệu xa xỉ, cuộc đời của Bernard Arnault là một chuỗi những quyết định táo bạo nhưng sáng suốt và đầy quyết tâm.

Bernard Arnault là một nhà tài phiệt người Pháp. Ông giàu nhất nước Pháp và hiện đã trở thành người giàu có nhất thế giới với khối tài sản ròng trị giá 199 tỷ USD. Trong 3 thập kỷ qua, ông Arnault là Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của Công ty LVMH Moët Hennessy Louis Vuitton. Ông cũng là cổ đông chính của công ty này.

Arnault được thừa hưởng tất cả tài sản từ cha mình. Trong đó, có cả các kỹ năng để trở thành một doanh nhân thành đạt. Bernard Arnault đã hoàn thành chương trình trung học với bằng Nghệ Thuật/Khoa Học, sau đó lấu được bằng kỹ sư tại Trường Bách Khoa Paris (Ecole Polytechnique). Sau khi tốt nghiệp, ông tham gia công việc kinh doanh của gia đìnhvới tư cách là một kỹ sư.

Doanh thu toàn cầu của LVMH tính từ năm 2008 đến năm 2020 (theo triệu Euro). Ảnh: Statista.

Trước khi tạo ra đế chế LVMH, Arnault đã quyết định mở rộng công ty gia đình để đạt được nhiều thành công hơn. Ông đã đồng ý với cha, hướng sự tập trung của công ty vào lĩnh vực bất động sản và có được thành công lớn trong lĩnh vực này. Cùng thời điểm đó, ông bắt đầu mua lại các công ty lớn khác như Le Bon Marché và Christian Dior.

Khi hai công ty sáp nhập, Louis Vuitton được thành lập. Bernard Arnault đầu tư rất nhiều tiền vào cổ phiếu và trở thành cổ đông lớn nhất công ty. Ông được chọn làm chủ tịch hội đồng quản trị trong ban điều hành và đặt ra một kế hoạch mở rộng hơn nữa. Ông đã đưa công ty của mình trở thành một trong những tập đoàn xa xỉ lớn nhất thế giới.

Bernard Arnault

Cung hoàng đạo: Song Ngư

Được nhiều người biết đến là: Giám đốc điều hành & Chủ tịch của LMVH

Lĩnh vực hoạt động trước đó: Doanh nhân bất động sản

Chiều cao: 1m85

Người sáng lập/Đồng sáng lập: LVMH

Trình độ học vấn: Cử nhân Nghệ thuật/Khoa học, Kỹ sư Trường Bách Khoa Paris

Nơi cư trú: Paris, Pháp

Bằng cấp & Khởi nghiệp

Sinh ngày 5/3/1949 tại Pháp, Bernard có tên khai sinh là Bernard Jean Étienne Arnault. Là con trai của Jean Leon Arnault, ông đã có khiếu kinh doanh khi còn trẻ. Cha của ông là chủ sở hữu của Ferret-Savinel một công ty xây dựng dân dụng danh tiếng.

Ông học trung học tại trường Maxence Van Der Meersch ở Roubaix, và Faidherbe ở Lille. Sau đó, Arnault vào học tại Trường Bách Khoa Paris và tốt nghiệp với bằng kỹ sư năm 1971. Sau đó, ông tiếp tục tham gia vào công việc kinh doanh của cha mình.

Gia đình Bernard Arnault

Cha: Jean Arnault

Mẹ: Marie Josephe Savinel

Các con: Alexandre Arnault, Delphine Arnault, Frédéric Arnault, Antoine Arnault, Jean Arnault

Vợ: Hélène Mercier, Anne Dewavrin

Sự nghiệp

Ngay sau khi kết thúc chương trình đại học, Arnault tham gia công việc kinh doanh của gia đình. Ông nghĩ đến việc mở rộng công ty và thuyết phục cha mình chuyển trọng tâm kinh doanh sang các lĩnh vực khác. Họ đã bán công việc kinh doanh xây dựng của công ty và nhận được gần 40 triệu franc Pháp. Arnault đã quyết định đầu tư toàn bộ số tiền đó vào bất động sản, lĩnh vực đang khởi sắc lúc bấy giờ. Công ty có tên Ferinel, đã rất thành công và được nhiều người ưa chuộng đặt mua nhà ở.

Bernard Arnault trở thành giám đốc công ty vào năm 1974 và sau đó là giám đốc điều hành vào năm 1977. Năm 1979, Arnault nhận chức chủ tịch công ty từ cha mình. Khi nước Pháp thay đổi chế độ chính trị vào năm 1981, Arnault cùng gia đình di cư đến Hoa Kỳ. Ông đã luôn giỏi trong việc đưa công việc kinh doanh của gia đình lên hàng đầu tại Florida và dần mở rộng hoạt động kinh doanh ở Hoa Kỳ. Năm 1983, với sự thay đổi quyền lực chính trị ở Pháp, một chính phủ thân thiện về kinh tế hình thành đã khiến ông quay trở về quê hương.

Khi đó, Boussac Saint-Frères, một công ty dệt may bị phá sản, đang nắm giữ các công ty khác và nhà mốt thời trang cao cấp Christian Dior. Nhìn thấy cơ hội tại đây, Arnault đã bắt tay với Antonie Bernheim, người đang là đối tác quản lý của công ty đầu tư của Lazard Freres. Ông bỏ ra gần 15 triệu USD cùng với 80 triệu USD do Bernheim thu xếp để mua lại Boussac Saint-Freres. Sau khi mua lại, Arnault đã bán các tài sản lớn của công ty, chỉ để lại các cửa hàng của Christian Dior và Le Bon Marché. Arnault trở thành giám đốc điều hành của Dior vào năm 1985.

Sau khi bán tài sản của Boussac, Arnault nhận được gần 400 triệu USD. Ông được Henri Racamier, chủ tịch của công ty LVMH, đề nghị đầu tư vào công ty. Ông quyết định đầu tư vào LVMH thông qua quan hệ đối tác kết hợp với Guinness PLC, công ty đang nắm giữ 24% cổ phần của công ty. Bernard tiếp tục mua chi thêm hàng triệu USD để tiếp tục mua cổ phiếu LVMH.

Năm 1989, Bernard Arnault nắm quyền kiểm soát 43,5% cổ phần của LVMH. Thông qua bỏ phiếu, ông trở thành chủ tịch hội đồng quản trị trong ban điều hành công ty. Điều đầu tiên ông làm sau khi trở thành chủ tịch là sa thải những giám đốc điều hành cấp cao nhất của công ty, để trao cơ hội cho những tài năng mới. Ông cũng nổi tiếng về việc sa thải nhân viên khi không hài lòng với công việc họ làm. Arnault mở rộng kinh doanh và giành quyền kiểm soát nhiều công ty khác như Loewe, Sephora, Thomas Pink, và hãng nước hoa Guerlain.

Các công ty của Bernard Arnault

Fendi (2003)

La Samaritaine (2010)

Bulgari (2011)

Tiffany & Co.

LVMH

Thành tích & Giải thưởng

Điểm mấu chốt để Bernard Arnault vương lên thành công và nổi tiếng là thời điểm ông tiếp quản LVMH. Ông đã sử dụng các kỹ năng kinh doanh, sự quyết tâm và trí thông minh của mình để đảm bảo sự thành công của công ty. Nhiều thương hiệu lớn khác đã lấy cảm hứng từ chiến lược của Arnault và bắt đầu mở rộng hoạt động kinh doanh của họ.

Hiện tại, giá trị tài sản ròng theo thời gian thực của Bernard Arnault năm 2021 là 198,9 tỷ USD. tương đương với năm 2020. Ông hiện là người giàu nhất trên thế giới theo danh sách tỷ phú của tạp chí Forbes.

Trong sự nghiệp, Bernard Arnault được trao tặng Huân chương Bắc Đẩu Bội tinh cấp chỉ huy của Pháp vào năm 2007. Năm 2011, ông được thêm Bắc Đẩu Bội tinh cấp đại sĩ quan. Arnault đã được trao giải Công dân Doanh nghiệp từ Trung tâm Học giả Quốc tế Woodrow Wilson vào năm 2011.

Thông qua công ty LVMH, Bernard hoạt động khá tích cực trong công tác từ thiện. Ông quyên góp nhiều tiền cho các nghiên cứu khoa học, y tế và các tổ chức nhân đạo như Quỹ Công nương Grace tại Monaco, Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và Quỹ Bệnh viện tại Paris.

Những sự kiện đáng nhớ về Bernard Arnault

Ông là một nhà sưu tập nghệ thuật nổi tiếng và sở hữu nhiều tác phẩm nổi tiếng của Henry Moore, Andy Warhol và Picasso.

Là một trong những người giàu nhất thế giới, Bernard Arnault nắm giữ hơn 70 thương hiệu trong đó có Louis Vuitton và Sephora.

Năm 2021, LVMH hoàn thành hợp tác với Tiffany & Co với giá 15,8 tỷ USD, khoản đầu tư lớn nhất từ trước đến nay của công ty.

Năm 2019, LVMH đầu tư gần 3,2 tỷ USD cho tập đoàn khách sạn sang trọng, Belmond. Tập đoàn này sở hữu 46 khách sạn, xe lửa và nhiều du thuyền trên sông.

Năm 1985, Bernard Arnault mở rộng hoạt động kinh doanh của mình bằng cách mua lại thương hiệu danh giá Christian Dior.

Năm người con của Arnault đều làm việc trong LVMH (Alexandre, Frédéric, Jean, Delphine và Antoine).

Lịch sử thành công của LVMH

Năm 1984, Bernard Arnault đã để ý tới Christian Dior. Vào thời điểm đó, ông mới chỉ có kinh nghiệm trong công ty xây dựng của gia đình. Arnault không có kinh nghiệm trong lĩnh vực thời trang, nhưng vẫn quyết định đầu tư vào Christian Dior. Với 15 triệu USD của gia đình và sự trợ giúp của Lazard Freres, ông đã mua Boussac, công ty mẹ của Christian Dior. Đó là quyết định mấu chốt giúp Arnault mở ra con đường thành công cho bản thân và công ty của mình.

Khi mua lại Boussac, ông quyết định cách mạng hóa công ty và sa thải hơn 9000 nhân viên, đồng thời bán bớt các hoạt động dệt may và tã giấy dùng một lần với giá gần 500 triệu USD. Số tiền bao gồm toàn bộ chi phí đầu tư của ông và mở ra cho ông thêm cơ hội để mua thêm các công ty khác. Ông đã mua Louis Vuitton Moet Hennessey, công ty và thương hiệu thời trang lớn nhất vào năm 1990.

Sau đó, ông mua Kenzo, Celine, Sephora, Marc Jacobs, Gucci group, Givenchy, Bulgari, Tiffany & Co, Hermes, Fendi và Tag Heuer. Ông có hơn 70 thương hiệu trực thuộc công ty LMVH nổi tiếng.

Quá trình sáp nhập giúp LVMH trở thành công ty hàng xa xỉ lớn nhất thế giới (doanh thu tính theo tỷ Euro).

Gần đây, Bernard Arnault đã mua thêm cổ phiếu của LVMH. Biểu đồ thị trường chứng khoán cho thấy giá trị công ty không tăng đột biến nhiều mặc dù được đánh giá cao hơn. Arnault đã xác định rằng công ty của ông sẽ ngày càng thành công hơn.

LVMH có tác động khá lớn đến nền kinh tế mới nổi và thương mại điện tử, một sự khởi đầu mới mẻ trong thời kỳ đại dịch đang diễn ra. Theo Bernard Arnault: “Các cuộc khủng hoảng khiến chúng ta mạnh mẽ hơn và các “nhà thời trang” của chúng ta đã trải qua những gánh nặng công bằng trong nhiều thập kỷ tồn tại. Nhưng miễn là chúng ta không ngừng học hỏi từ chúng, chúng có thể là động lực mạnh mẽ cho những năm tăng trưởng”.

Mặc dù, do đại dịch, cuộc sống của mọi người bị ảnh hưởng, tài chính của nhiều người bị hạn chế nhưng ở mọi lĩnh vực trong công ty, từ thời trang, đồ da đến rượu, tỷ suất lợi nhuận đều tăng đột biến. Doanh số bán rượu vang và rượu mạnh tăng 29% trong khoảng thời gian từ Q1/2020 đến Q1/2021. Doanh số mảng Đồng hồ và Trang sức tăng vọt lên 138%.

Giá cổ phiếu của LVMH tính từ 2.1.2007 tới 19.3.2022 (tính theo Euro).

Hệ số giá trên lợi nhuận một cổ phiếu P/E mà LVMH đưa ra là 37 cho năm 2021 và 32 cho năm 2022. Mặc dù đây là mức định giá khá khắt khe và phụ thuộc vào sự tăng trưởng và thành công của công ty, các nhà đầu tư bỏ tiền vào công ty mà không phải lo lắng nhiều về khoản đầu tư. LMVH đang là mỏ vàng cho các nhà đầu tư dài hạn hơn là các giao dịch chớp nhoáng.

Riêng về thị trường xa xỉ, giá trị của LVMH đã tăng vọt trong thời kỳ đại dịch. Khi số lượng người tiêu dùng ngày càng tăng lên trong phân khúc này, LMVH càng trở nên phổ biến hơn. Doanh số tăng nhiều hơn hơn ở các thị trường mới nổi, với mức tăng trưởng + 26% trong doanh số Q1/2021 ở châu Á so với cùng thời điểm năm 2019.

Số hóa và thương mại điện tử đóng vai trò quan trọng nhất trong sự tăng trưởng của thị trường xa xỉ. Các thương hiệu xa xỉ không muốn đầu tư vào những khoản như vậy. Vì họ cho rằng điều đó có thể làm tổn hại đến hình ảnh của họ trên thị trường. Nhưng bây giờ các doanh nghiệp như LVMH đã nắm bắt cơ hội và bắt đầu đầu tư. Kinh doanh trực tuyến là một cơ hội mới để mở rộng tập khách hàng và các khu vực thị trường mới. LVMH đã làm xây dựng thương hiệu rất tốt qua mảng số hóa và thương mại điện tử.


 
Back to top