BUSINESS OF LUXURY

BOL News: Tin tức xa xỉ từ Vinfast, thị trường xa xỉ Mỹ và Trung Quốc

Sep 22, 2020 | By Stephanie Nguyen

Trong khi hãng thời trang Ý Salvatore Ferragamo cứu vớt doanh thu ảm đạm nửa đầu năm nhờ thị trường Trung Quốc, thì các thương hiệu xa xỉ ở Mỹ đang gặp khó khăn vì chính sách cấm du học sinh nước ngoài, đặc biệt là Trung Quốc từ Tổng thống Mỹ.

1/ Doanh số nửa đầu năm của Salvatore Ferragamo tăng trưởng nhờ thị trường Trung Quốc

Ngày 14/09 vừa qua, tin tức xa xỉ từ công ty thời trang Ý Salvatore Ferragamo cho thấy thu nhập nửa đầu năm kết thúc vào ngày 30/06 của họ bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19. Cụ thể, công ty báo lỗ ròng 102 triệu USD so với mức lợi nhuận 711 triệu USD cùng kỳ năm ngoái. Doanh thu của Ferragamo cũng giảm 46,6% xuống 447 triệu USD, so với mức 836 triệu USD vào cuối tháng 6 năm 2019.

Châu Á Thái Bình Dương là thị trường chính của Ferragamo, mặc dù doanh số bán hàng giảm 39,9% trong giai đoạn này xuống còn 197 triệu USD, vẫn chiếm đến 44,3% tổng doanh số nửa đầu năm 2020 của công ty. Trong quý II, kênh bán lẻ của Ferragamo ở Trung Quốc phục hồi và ghi nhận mức tăng doanh thu 11,6% (theo tỷ giá hối đoái không đổi) – một dấu hiệu đáng mừng cho Ferragamo.

2/ Thị trường xa xỉ Mỹ gặp khó khăn khi không có sinh viên Trung Quốc

Nikkei Asian Review vừa báo cáo tin tức xa xỉ ở Mỹ rằng chính sách cấm sinh viên nước ngoài học trực tiếp tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump đang gây khó khăn cho thị trường xa xỉ Mỹ. Cụ thể, báo cáo viết rằng chính sách này đang đuổi đi một “lực lượng sinh viên đại học tạo ra doanh thu 170 tỷ USD/năm cho đất nước” và do đó, các thương hiệu xa xỉ ở châu Âu sẽ có cơ hội phục hồi nhanh hơn các thương hiệu tại Mỹ.

Chuyên gia về xa xỉ phẩm Mario Ortelli của công ty tư vấn Ortelli&Co. cho biết: “Nếu thương hiệu của bạn là Balenciaga và bạn có ít khách du lịch Trung Quốc đến mua sắm ở London, New York hoặc Brisbane hơn là ở Thượng Hải và Bắc Kinh, bạn vẫn phát triển tốt. Nhưng nếu bạn sở hữu những cửa hàng bán lẻ thiếu dấu chân nước ngoài thì bạn sẽ gặp rắc rối to.”

3/ Doanh số bán đồng hồ tăng mạnh nhờ thị trường đấu giá trực tuyến

How to Bid Online at Sotheby's | Online Auctions | Sotheby's

Patek Philippe và nhiều hãng đồng hồ khác cùng ghi nhận tin tức xa xỉ về việc đang trên đà lấy lại tốc độ tăng trưởng kỳ vọng, nhờ vào sự phát triển bất ngờ của thị trường đấu giá trực tuyến sau Covid-19. Trong đó, người mua millennial đang dần tăng. Nhà đấu giá nổi tiếng Sotheby’s cho biết có đến 30% tổng số người tham gia đấu giá ở dưới độ tuổi 40 vào tuần trước. Các cuộc đấu giá xa xỉ trực tuyến của Sotheby’s trong năm 2020 đến nay đã đạt giá trị hơn 285 triệu USD, gấp ba lần kết quả cả năm 2019. Riêng những cuộc đấu giá phát sóng trực tiếp vào tháng 6 và 7 đã đạt doanh thu 1,2 tỷ USD và đồng hồ là danh mục thu hút nhiều khách hàng mới nhất với tỷ lệ chiếm songs 42%.

Trong khi các nhà bán lẻ trên khắp nước Mỹ phải đóng cửa hoặc chỉ mở cửa hạn chế, thì đấu giá đã trở thành điểm đến mua sắm ảo cho những khách hàng xa xỉ trẻ, nhờ vào công nghệ Zoom, báo cáo tình trạng video trực tuyến và tính năng đấu giá dễ dàng.

4/ Mỹ cấm vận TikTok và WeChat – TikTok vẫn đang tích cực thúc đẩy bán lại chi nhánh

Ảnh: BBC News

Vào ngày 18/09, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã phát đi thông báo cấm công dân Mỹ tải hai ứng dụng của Trung Quốc TikTok và WeChat. Lệnh cấm có hiệu lực sau hai ngày. Như vậy từ ngày 20/09, người dùng điện thoại thông minh Mỹ sẽ không thể tải TikTok hay WeChat và người dùng WeChat cũng không thể sử dụng ứng dụng này để thực hiện các giao dịch tài chính. Theo tờ Financial Times, những người dùng TikTok đã tải ứng dụng từ trước vẫn có thể sử dụng bình thường, nhưng không thể cập nhật mới.

Trong khi đó, Tiktok vẫn đang trong quá trình đàm phán bán lại nhánh kinh doanh tại Mỹ cho Oracle và đang tìm người đảm nhận vị trí CEO phù hợp sau khi Kevin Mayer ra đi chỉ sau ba tháng nhậm chức. Một trong những ứng viên sáng giá là tỷ phú Kevin Systrom, người từng rời Facebook vào năm 2018, theo New York Times. Theo tờ New York Times, thảo luận giữa TikTok và Systrom vẫn đang trong quá trình khởi đầu và TikTok cũng như Systrom không trả lời bất kỳ ý kiến hay nhận định nào trong quá trình này.

5/ Xe hơi VinFast President của Tỷ phú Phạm Nhật Vượng gây tranh cãi trên diễn đàn quốc tế

Chiếc xe VinFast President

Tuần vừa qua, trang tin ô tô nổi tiếng Carscoops đã đăng tin tức xa xỉ về mẫu xe VinFast President – con cưng của chủ tịch – tỷ phú Phạm Nhật Vượng. Bài báo đã cập nhật đầy đủ mọi thông tin về chiếc xe cũng như giá bán của nó – 164.000 USD.

VinFast President là chiếc SUV đầu tiên được sản xuất hoàn toàn tại Việt Nam, chỉ được sản xuất với số lượng giới hạn 500 chiếc và dành riêng cho thị trường Việt Nam. Mặc dù đánh giá cao những “nỗ lực nghiêm túc” trong ngành công nghiệp ô tô của VinFast nhưng bài báo vẫn cho rằng 164.000 USD là một con số quá lớn cho một chiếc xe được sản xuất bởi một doanh nghiệp non trẻ.

6/ Diageo thay đổi Giám đốc Marketing khu vực Đông Nam Á

Diageo

Neil Skinner (bên trái) và Lyndon Govender

Neil Skinner, Giám đốc Tiếp thị và Đổi mới của Diageo khu vực Đông Nam Á sẽ rời khỏi vị trí và kết thúc 20 năm làm việc tại Diageo. Tiếp quản vị trí này sẽ là Lyndon Govender, người nắm giữ vai trò tương tự tại thị trường Indonesia. Govender sẽ tiếp tục dẫn dắt chương trình tiếp thị và đổi mới tại khu vực Đông Nam Á, đạt mục tiêu tăng doanh thu cho Diageo trong tương lai. Anh từng có kinh nghiệm làm Giám đốc bộ phận Whisky của thị trường Nam Phi với chiến dịch “Keep Walking Nam Phi”.


 
Back to top