BUSINESS OF LUXURY

BOL News: Tin tức xa xỉ từ Louis Vuitton, LVMH, tỷ phú Bernard Arnault và Phạm Nhật Vượng

May 11, 2020 | By Stephanie Nguyen

Thị trường xa xỉ vẫn đang lao đao giữa cơn bão khủng hoảng. Báo cáo từ Bain & Company cho thấy một số dự đoán không xán lạn về tương lai. Tỷ phú Bernard Arnault bị thiệt hại nặng nề về tài sản, tuy nhiên vẫn quyết tâm đưa tập đoàn LVMH vượt bão thành công. Trong khi đó, tại Việt Nam, thị trường xe hơi – máy bay – tàu ngầm có một số chuyển biến tích cực.

1/ Dự báo doanh số bán hàng xa xỉ toàn cầu có thể giảm đến 60%, quý II 2020

Theo báo cáo mới nhất từ Bain & Company ngày 07/05, doanh số toàn cầu của sản phẩm xa xỉ có thể giảm tới 60% trong quý hai do đại dịch Covid-19. Cụ thể, các sản phẩm xa xỉ bao gồm quần áo, trang sức, đồng hồ, mỹ phẩm và phụ kiện sẽ giảm khoảng 50% đến 60% trong ba tháng của quý II, kết thúc vào tháng Sáu.

Mặc dù các biện pháp nghiêm ngặt đang được nới lỏng, nhưng Bain dự đoán sẽ có sự sụt giảm nhất định từ 20% đến 35% trong thị trường xa xỉ phẩm cho cả năm 2020. Doanh thu ước tính cho năm 2020 dự kiến ​​từ 180 – 220 tỷ EUR (khoảng 195 tỷ – 239 tỷ USD).

Người tiêu dùng Trung Quốc được dự đoán sẽ dẫn đầu cuộc hồi sinh hàng xa xỉ, bắt đầu với việc mua hàng trong nước. Trung Quốc sẽ tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng thị trường xa xỉ với khoảng 50% giao dịch diễn ra ở đại lục. Các thị trường còn lại ở châu Á cũng sẽ phát triển theo xu hướng này.

2/ Bernard Arnault chịu tổn thất nặng nề, vẫn quyết tâm đưa LVMH vượt bão 

LVMH is set to pay US$16 billion for Tiffany & Co. in what was billed as the luxury industry’s biggest-ever acquisition. Photo: Bloomberg

Bernard Arnault từng vượt thành công nhiều cuộc suy thoái, nhưng chưa có lần nào bị ảnh hưởng tồi tệ như khủng hoảng Covid-19. Theo Bloomberg Billionaires Index, giá trị cổ phiếu LVMH giảm 19% từ đầu năm 2020, kéo theo tài sản của Arnault giảm hơn 30 tỷ USD, nhiều hơn mất mát của bất kỳ vị tỷ phú nào. 

Hầu hết các cửa hàng của LVMH đã bị ngừng hoạt động hơn một tháng, doanh số rượu champagne của nhà sản xuất lớn thứ năm thế giới này giảm mạnh, trong khi các dòng nước hoa ít được quan tâm hơn. Bên cạnh đó, LVMH vẫn đang phải hoàn tất việc mua lại Tiffany & Co. trị giá 16,2 tỷ USD. 

Tuy nhiên, các nhà đầu tư vẫn tin tưởng vào khả năng thành công của Arnault. Giá trị cổ phiếu LVMH vẫn ở mức tốt, trong khi cổ phiếu Gucci, Kering và Richemont đã lần lượt giảm 25% và 30%. Theo Pauline Brown, cựu chủ tịch của LVMH châu Mỹ, Arnault là một nhà điều hành dám chấp nhận rủi ro và thường bật dậy rất mạnh mẽ.

3/ Tỷ phú Phạm Nhật Vượng đầu tư tàu ngầm cho Vinpearl Nha Trang

Tàu ngầm DeepSea24

Mới đây, Newatlas cho biết Triton vừa sản xuất cho Vinpearl – đơn vị sở hữu chuỗi khách sạn và khu nghỉ dưỡng cao cấp tại Việt Nam của tỷ phú Phạm Nhật Vượng – chiếc DeepView24. Mẫu tàu ngầm thám hiểm 24 chỗ có tên DSV Limiting Factor có thể đi xuống độ sâu 100m và di chuyển liên tục đến rãnh Mariana trong một tuần. Tàu được thế kế kèm hệ thống điều hoà và tầm nhìn toàn cảnh thế giới thủy sinh trong lớp kính dày 140 mm. Nhờ đó, DeepView24 có tầm nhìn không giới hạn, tựa như một ống trong suốt khổng lồ.

Chiếc tàu ngầm do Triton sản xuất dự kiến sẽ được đưa vào sử dụng trong tháng 12 năm 2020 tại đảo Hòn Tre, Nha Trang.

Trong tuần qua, VinFast cũng đã tung ra một chiến dịch chưa từng có – đổi xe cũ tất cả thương hiệu khác lấy xe mới Vinfast, tặng thêm 50 triệu đồng cho người mua xe.

4/ Lần đầu tiên trong lịch sử, Việt Nam có đường bay thẳng Hoa Kỳ

Máy bay Boeing 787-10 mới của Vietnam Airlines, số hiệu VN01, hạ cánh tại Sân bay Quốc tế San Francisco (SFO) ngày 07/05. Ảnh: SFO.

Tối 08/05 vừa qua, chuyến bay đặc biệt của Vietnam Airlines đưa những công dân Việt Nam tại Hoa Kỳ về nước đã hạ cánh tại Cảng Hàng không Quốc tế Vân Đồn, sau khi bay thẳng đến Sân bay Quốc tế San Francisco vào ngày 07/05. 

Đây là chuyến bay thẳng đầu tiên từ Việt Nam đến Mỹ và ngược lại. Chuyến bay số hiệu VN01 chở 340 hành khách, bao gồm trẻ em dưới 18 tuổi (có cả trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi), du học sinh, người cao tuổi, người có sức khỏe kém và các trường hợp đặc biệt khó khăn khác.

Hãng hàng không đã thực hiện nghiêm túc các biện pháp an ninh, an toàn và vệ sinh dịch tễ. Hành khách cùng phi hành đoàn được giám sát y tế và cách ly tập trung theo đúng quy định.

Đây là chuyến bay thẳng đầu tiên từ Việt Nam đến Mỹ và ngược lại. Chuyến bay số hiệu VN01 chở 340 hành khách, bao gồm trẻ em dưới 18 tuổi (có cả trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi), du học sinh, người cao tuổi, người có sức khỏe kém và các trường hợp đặc biệt khó khăn khác.

Hãng hàng không đã thực hiện nghiêm túc các biện pháp an ninh, an toàn và vệ sinh dịch tễ. Hành khách cùng phi hành đoàn được giám sát y tế và cách ly tập trung theo đúng quy định.


 
Back to top