Thế hệ mới: Art-lennials – những người tái cấu trúc thị trường nghệ thuật trực tuyến
Mặc dù thế hệ Z đã tham gia vào thị trường nghệ thuật nhưng millennials vẫn là đối tượng được thảo luận nhiều nhất hiện nay. Nói không với giá trị tài sản cổ điển, giao tiếp thông qua phương tiện truyền thông xã hội và sử dụng công nghệ, millennials đã và đang để lại dấu ấn hình thành trên cách nhìn, mua và sưu tầm nghệ thuật.
Đọc phần 1: Thế hệ mới: Art-lennials – những người tái cấu trúc thị trường nghệ thuật thế giới
Một trong những đặc điểm quan trọng của thế hệ millennial là trình độ học vấn cao. Theo một nghiên cứu gần đây của Pew Research Study, khoảng 39% thanh niên có độ tuổi từ 25 đến 37 có bằng cử nhân trở lên, so với khoảng 20% của thế hệ X (xét cùng độ tuổi). Tuy nhiên, tình hình tài chính của millennial khá phức tạp, do yêu cầu phát triển những kỹ năng mới dẫn đến gián đoạn sự nghiệp và thu nhập chung thấp hơn một chút so với gen X khi ở cùng độ tuổi.
Cuộc chơi của thế hệ millennials trong thị trường nghệ thuật
Đây là nhóm khách hàng muốn thể hiện cá tính và phong cách cá nhân thông qua sở thích và môi trường phù hợp. Và không có gì đáng ngạc nhiên khi thấy thế hệ millennial hình thành mối quan hệ tự nhiên với nghệ thuật. Với công nghệ phát triển, các nhà sưu tầm nghệ thuật millennial thường sử dụng mạng lưới của họ nhằm kết nối với các cố vấn nghệ thuật và phòng trưng bày.
Họ thu thập thông tin từ một số nguồn và hợp nhất chúng để tìm ra các tác phẩm hấp dẫn nhất cùng các nghệ sĩ triển vọng nhất trên mạng hay ngoài đời thực.
Thế hệ millennials cũng sử dụng social media cho việc tự nghiên cứu. Họ có thể truy cập internet 24/07, từ đó đào sâu hơn vào những câu hỏi dễ đến khó. Bắt đầu bằng cách theo dõi một số nghệ sĩ nổi tiếng và phòng trưng bày lừng danh trên toàn thế giới, Art-Millennials nhanh chóng mở rộng mạng lưới của mình. Những người trẻ đam mê nghệ thuật độc lập có các blog nghệ thuật độc lập, phòng trưng bày sáng tạo và danh sách liên lạc hay nguồn dữ liệu chứa đựng thông tin của nhiều nghệ sĩ.
Tái cấu trúc thị trường Nghệ thuật xa xỉ trực tuyến
Theo Forbes, Instagram đã nhanh chóng trở thành nền tảng dân chủ hơn cho nghệ thuật phát triển và mang đến quyền tiếp cận tuyệt vời cho người trẻ. Nó cũng cho phép các nhà sưu tầm và phê bình nghiêm túc đánh giá nghệ thuật, tự giáo dục mình và tạo ra mối liên hệ cảm xúc với các nghệ sĩ đó. Theo một báo cáo của Hiscox, 80% nhà sưu tập trẻ lướt newsfeed thường xuyên nhằm tìm kiếm các bộ sưu tập và các nghệ sĩ mới nổi đang phát triển sự nghiệp. Thậm chí, 82% người mua nghệ thuật dưới 35 tuổi xác nhận rằng họ tiếp tục theo dõi các nghệ sĩ mà họ quen thuộc hay yêu thích. Họ mong muốn là những người đầu tiên xem các tác phẩm mới và được mời đến dự triển lãm của nghệ sĩ.
Họ mong muốn là những người đầu tiên xem các tác phẩm mới và được mời đến dự triển lãm của nghệ sĩ.
Đối với nhiều mặt hàng hóa, con người đang dần có xu hướng mua trực tuyến. Nhưng với nghệ thuật, mua hàng trực tuyến và ngoại tuyến đang cân bằng (nhưng mua nghệ thuật online có vẻ là xu hướng khi cân nhắc đến tầm nhìn xa).
Một số trang web như RedBubble và Etsy mang đến cơ hội tuyệt vời để trưng bày và mua nghệ thuật trực tuyến. Millennial đang tích cực tham gia vào các sự kiện nghệ thuật như hội chợ, triển lãm…. Ở đó, họ có thể tán gẫu và thảo luận về những sở thích mới nhất bên ly cocktail. Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, là cơ hội gặp gỡ nghệ sĩ và nâng cao hiểu biết cá nhân về quá trình sáng tạo và ý tưởng đằng sau mỗi tác phẩm nghệ thuật.
Trái với những nhà sưu tầm lớn tuổi, thế hệ millennial có xu hướng mua tác phẩm nghệ thuật vượt ra ngoài phạm trù đương đại. Họ tích hợp các tác phẩm nghệ thuật mới nổi trong bộ sưu tập cá nhân. Những nghệ sĩ thuộc lứa tuổi này cũng trải qua ảnh hưởng chính trị và xã hội như các nhà sưu tầm millennial. Họ hướng đến việc sử dụng các vật liệu bền vững hơn, thử nghiệm phong cách và kỹ thuật độc đáo hơn. Họ cũng yêu thích nghệ thuật trình diễn và nghệ thuật kỹ thuật số.
Millennial chính là nhóm khách hàng thách thức và thay đổi thị trường nghệ thuật. Họ đòi hỏi những phương thức mới để thưởng thức, mua hay sưu tầm. Họ tham gia vào cuộc sống và sự nghiệp của các nghệ sĩ hơn bao giờ hết. Họ sẽ tôn vinh biểu tượng cá nhân và để lại dấu ấn đặc sắc.
Tài trợ nghệ thuật
Hiện nay, millennial không chỉ hỗ trợ nghệ sĩ bằng cách mua sản phẩm của họ mà còn tài trợ cho các nghệ sĩ thị giác thông qua nền tảng như Patreon. Ở đó, những người đóng góp hoặc “khách hàng thân thiết” có thể đóng góp khoản tiền nhất định cho nghệ sĩ mà họ hỗ trợ. Các nghệ sĩ có thể liên kết trang Patreon trên phương tiện truyền thông xã hội hoặc trang web cá nhân. Những người theo dõi sau đó có thể theo các liên kết nơi họ chọn để đóng góp nhằm đổi lấy quyền truy cập online cho nội dung, video, blog post và quà tặng nghệ thuật. Đây là lựa chọn tuyệt vời dành cho millennial, những người không có quá nhiều tiền nhưng mong muốn mua tác phẩm, và giúp họ kết nối nhiều hơn với các nghệ sĩ.
Thế hệ millennial dường như có cảm giác rằng các bộ sưu tập nghệ thuật là dấu hiệu thành công về tài chính, và họ có thể bán lại tài sản ấy như một phương thức kiếm lời, đồng thời có cơ hội làm mới bộ sưu tập. Theo Carter Cleveland, Giám đốc điều hành kiêm nhà sáng lập Artsy và các chuyên gia khác, xu hướng mua nghệ thuật (dưới 10.000 USD) sẽ gia tăng theo thời gian. Điều đó có nghĩa là, bạn không cần quá giàu để sở hữu một bức họa. Và đầu tư nghệ thuật dường như là niềm đam mê vượt ra ngoài giá trị tài chính thông thường.