Future of Luxury: Ba xu hướng bán lẻ đồ xa xỉ năm 2023
Xu hướng bán lại tăng trưởng, Sự đơn giản lên ngôi, Khách hàng xa xỉ hạng trung có thể bị ảnh hưởng chính là 03 xu hướng cần lưu ý khi bạn là một phần của thị trường xa xỉ.
Cụ thể, theo Oliver Chen – Giám đốc điều hành bộ phận bán lẻ hàng xa xỉ của ngân hàng đầu tư Cowen: “Người tiêu dùng có thu nhập trung bình phải chịu áp lực nhiều hơn khi phải cân nhắc sản phẩm trước khi quyết định mua. Trong thời kỳ suy thoái kinh tế, những khách hàng thuộc tầng lớp siêu giàu thường sẽ có xu hướng mua sản phẩm cao cấp lâu đời như Chanel, Dior và Louis Vuitton hơn là thương hiệu có quy mô nhỏ”.
Thị trường xa xỉ trong năm 2023 dự đoán sẽ tăng từ 3% đến 8% theo thống kê của Bain & Co. Dưới đây là ba xu hướng bán lẻ hàng xa xỉ mà người tiêu dùng mong đợi.
1/ Xu hướng bán lại tăng trưởng
Vốn là thị trường ngách đầy tiềm năng với sự phát triển trên nền tảng trực tuyến như The RealReal, Vestiaire Collective, trong năm 2023 các chuyên gia kỳ vọng có thể thấy nhiều thương hiệu xa xỉ nắm quyền kiểm soát thị trường đồ cũ của họ. Chẳng hạn như, một hãng đồng hồ đã triển khai chương trình sở hữu trước có chứng nhận cho đồng hồ vào đầu tháng 12/2022.
Olivia Steele, Giám đốc điều hành của công ty bán lẻ có tên Conversation Couture đã liên kết sở thích bán lại với sự tập trung ngày càng tăng vào tính bền vững của các thương hiệu xa xỉ.
Hai chuyên gia dự đoán rằng trong những năm tới, các cửa hàng thiết kế sẽ được trang bị khu vực bán lại của riêng họ.
2/Sự đơn giản lên ngôi
Brooke Cundiff đồng sáng lập của Saks Fifth Avenue cho biết, trong năm qua, thời trang xa xỉ đã xoay quanh “Zoom tops” – những chiếc áo sơ mi chuyên dành cho các cuộc họp làm việc từ xa. Cundiff cũng nhận định khách hàng dần trở nên chán nản với sự lựa chọn đắt đỏ dành cho sản phẩm casual như chiếc áo nỉ có giá lên đến 1.000 USD. Và việc Alessandro Michele rời Gucci vào tháng 11 cũng chứng minh cho việc khách hàng không còn quá mặn mà với phong cách maximalism.
3/ Khách hàng xa xỉ hạng trung có thể bị ảnh hưởng
Ba chuyên gia lưu ý rằng các nhà thiết kế ở phân khúc giá cao sẽ tiếp tục nhận thấy nhu cầu mạnh mẽ, đặc biệt là từ nhóm 1%. Đó là những thương hiệu như Hermès – nổi tiếng với những chiếc túi Birkin có giá từ chục nghìn đến trăm nghìn USD. Hay Chanel, nơi một đôi giày bệt dành cho nữ diễn viên ba lê được bán lẻ với giá hơn 1.000 USD.
Cundiff cho biết phụ kiện vẫn chiếm ưu thế hơn so với các mặt hàng may sẵn như quần áo trong môi trường suy thoái vì tuổi thọ của chúng.
Theo SCMP