LUXUO Point: Khi các sàn thương mại điện tử không còn là sân chơi độc tôn của hàng bình dân
Thói quen mua sắm của giới nhà giàu đang thay đổi nhanh chóng. Giờ đây, các sàn đấu giá có thể chào bán mặt hàng xa xỉ phẩm với mức giá lên đến hàng triệu đô thông qua các trang thương mại điện tử.
Nhà đấu giá Christie’s vừa tung ra chiến dịch “Luxury Week” để đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng tăng cao dịp cuối năm nay. Caroline Ervin, giám đốc sàn thương mại điện tử của Christie’s chia sẻ, chỉ trong vào hai tháng 11 và 12, doanh thu bán hàng trên mạng đã tăng đến 200%.
Nếu như năm ngoái, Christie’s chỉ tổ chức bốn chương trình ưu đãi cho khách hàng đặt mua qua mạng và mang về doanh thu 9,5 triệu đô, thì trong năm nay, con số này lần lượt là 12 và 40 triệu đô, tăng 322%.
Tương tự Christie’s, Sotheby’s giới thiệu chương trình ưu đãi trong tháng 12 mang tên “The Festival of Wonder” và đã chạm ngưỡng doanh thu tăng gấp 4 lần, ước tính 150,5 triệu đô, trong đó, 79,7 triệu đô đến từ hoạt động kinh doanh trên sàn thương mại điện tử.
Trong khi đó, theo báo cáo của 1stDibs, nền tảng kinh doanh thương mại điện tử của họ đã đến tăng 30% so với cùng kì năm ngoái. “Hai tháng cuối năm sẽ là cuộc đua tăng trưởng.” Giám đốc điều hành David Rosenblatt của 1stDibs tự tin chia sẻ.
Theo các sàn đấu giá, không chỉ tăng về số lượng, giá trị của từng đơn hàng cũng chứng kiến sự tăng lên ngoạn mục.
“Trong quá khứ, chúng tôi đã từng đấu giá một món hàng lên đến 20.000 đô, và chúng tôi đã thử giới thiệu một vài món với giá trị cao hơn để xem phản ứng của khách hàng, và mọi chuyện đã bùng nổ đúng như kì vọng.” Ervin, giám đốc sàn thương mại điện tử của Christie’s phát biểu.
Trước năm 2020, mảng đấu giá trên mạng của Christie’s đạt con số cao nhất là 80.000 đô cho một giao dịch. Năm nay, đã có 25 giao dịch với mức đấu giá 100.000 đô/ giao dịch, và đặc biệt, một phiên đấu giá đã đạt đến con số 2,1 triệu đô cho chiếc nhẫn kim cương 28,86 carats.
LUXUO Spoint: Thói quen mua sắm xa xỉ phẩm đã thay đổi
Ngành kinh doanh xa xỉ phẩm qua các trang thương mại điện tử hưởng lợi khi thói quen mua sắm của khách hàng thay đổi. Giờ đây, khách hàng cảm thấy thoải mái hơn và chi nhiều hơn khi mua sắm trên mạng, và đó chính là một cơ hội để các sàn đấu giá tìm thấy chiến lược tiếp cận khách hàng mới cho các sản phẩm của mình.
Và một khi lệnh phong toả vẫn còn tiếp tục duy trì tại nhiều nơi trên thế giới, thì ngành bán lẻ cao cấp vẫn còn cơ hội để tiếp tục thiết lập kỉ lục doanh số mới. “10 tháng qua, ứng dụng thương mại điện tử mang lại kết quả tốt bằng 10 năm gộp lại.” Giám đốc điều hành 1stDibs nói.
Tuy nhiên, theo bà Ervin, các nhà đấu giá vẫn còn khá thận trọng và chỉ đưa một vài sản phẩm lên trang thương mại điện tử. Các sản phẩm này thường sẽ có chữ kí hoặc dấu hiệu dễ dàng nhận biết là hàng thật, vì vậy, người dùng có thể không cần phải xem trực tiếp.
Sôi động thị trường “săn hàng” mùa lễ hội
Tại trang thương mại điện tử của Christie’s, người mua với túi tiền rủng rỉnh có thể đấu giá một chiếc túi Hermès Birkin “Himalaya” da cá sấu với khoá vàng trắng và kim cương với mức giá ước tính 200.000 – 250.000 đô, hoặc một mẫu đồng hồ Patek Philippe trang bị lớp vỏ vàng hồng 18k sản xuất năm 1950 với mức giá 400.000 – 600.000 đô.
Còn tại Sotheby’s, với ngân sách sẵn sàng chi cho dịp lễ hội vào khoảng 250.000 đô, khách hàng có thể đấu giá một chiếc nhẫn chế tác từ bạch kim đính kim cương 5 carat chính giữa, hai bên là kim cương cắt hình trái tim 0,8 carat với mức giá ước tính 150.000 – 200.000 đô. Hoặc nếu như “hụt” mẫu túi Birkin ở Christie’s, người mua có thể lùng một mẫu tương tự ở Sotheby’s nhưng kích thước nhỏ hơn được sản xuất năm 2010 với mức giá 260.000 – 300.000 đô.
Và thậm chí, 1stDibs còn chơi lớn hơn khi người mua có thể phải chi đến 2,35 triệu đô cho một mẫu dây chuyền bằng vàng 35,31 carat đính kim cương nhiều hình dáng 47 carat, và nếu muốn vận chuyển nhanh, người dùng phải bỏ ra thêm 100 đô.