Richemont và Kering rời khỏi Hội đồng Trang sức có trách nhiệm
Các giám đốc điều hành hàng đầu của Richemont thông báo tập đoàn đã rời khỏi Hội đồng Trang sức có trách nhiệm, vốn vẫn duy trì mối liên hệ với nhà sản xuất kim cương Nga và thành viên Alrosa. Kering cũng có động thái tương tự sau đó.
Hai trong số các tập đoàn xa xỉ lớn nhất, Richemont và Kering đã đưa ra lập trường công khai bằng cách rời khỏi Hội đồng Trang sức có Trách nhiệm do không có hành động chống lại thành viên RJC, Alrosa, nhà sản xuất kim cương thuộc sở hữu của nhà nước Nga.
Cyrille Vigneron, chủ tịch và giám đốc điều hành của thương hiệu lớn nhất Richemont, Cartier, cho biết: “Việc trở thành một phần của tổ chức mà một số thành viên trong đó ủng hộ xung đột và chiến tranh không phải là định hướng của Richemont”.
Theo một tuyên bố của Richemont, khi không loại bỏ Alrosa làm thành viên, các quy tắc hoạt động của RJC liên quan đến quyền con người và thẩm định chuỗi cung ứng đã bị vi phạm.
Giám đốc điều hành cho biết, anh có thể tài trợ cho một RJC mới và yêu cầu các thành viên tham gia tại một cuộc họp báo kín ngày 31/3 ở Geneva. “Sẽ mất ít thời gian hơn – chúng tôi có thể làm điều đó trong vài tháng. Chúng tôi muốn xem RJC phản ứng như thế nào nếu nó tự cải cách”.
Kering và các công ty trang sức của nó như Boucheron, Pomellato và Qeelin cùng với Gucci cũng rời khỏi RJC do “Hội đồng Trang sức có trách nhiệm không thể đối mặt với tình hình hiện tại ở châu Âu theo cách phù hợp với Kering và các giá trị của công ty”.
Giám đốc điều hành của đơn vị kinh doanh trang sức Bulgari, Mauro di Roberto đã từ chức khỏi hội đồng quản trị RJC. Bulgari, thuộc sở hữu của LVMH, với tư cách là một công ty thuộc RJC trong khi chờ đợi một cuộc bỏ phiếu sắp xảy ra. Giám đốc điều hành Jean-Christophe Babin cho biết, Bulgari chưa bao giờ khai thác kim cương từ Alrosa hoặc từ bất kỳ công ty Nga nào khác.
Tuyên bố công khai chưa từng có của Richemont, chủ sở hữu Cartier, Van Cleef & Arpels và Piaget tại sự kiện đồng hồ cao cấp ở Geneva tuân theo các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ nhằm hạn chế giao dịch với Alrosa, nhà sản xuất kim cương lớn nhất thế giới. Giám đốc điều hành Alrosa, Sergei Ivanov cũng đã được thêm vào danh sách nhưng công dân Nga không thể kiếm tiền trên đất Mỹ và có thể bị tịch thu tài sản vì liên hệ với Điện Kremlin.
Trước đây, Richemont đã tuyên bố họ sẽ không mua kim cương từ Nga nữa và hiện tại tư cách thành viên tiếp tục của Alrosa trên RJC đang được gọi ra. Giám đốc điều hành RJC Iris Van der Veken cũng từ chức.
Để đối phó với cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine, các tập đoàn xa xỉ đã đóng cửa phần lớn các cửa hàng thuộc sở hữu trực tiếp của họ ở Nga, mặc cho nhiều công ty liên doanh và đối tác bán buôn vẫn hoạt động. Đồng thời các tập đoàn cũng ngừng mua kim cương khai thác từ các mỏ ở Nga.
Vigneron của Cartier nói với Vogue Business: Một phần đáng kể trong số những viên kim cương được mua là những viên kim cương của Nga. Giám đốc tài chính Richemint Burkhart Grund cho biết: “Chúng tôi tự tin rằng chúng tôi có thể thay thế nguồn cung hiện có từ các nhà cung cấp khác trên thị trường”.
Richemont hiện có 350 nhân viên, trong đó có 250 nhân viên tại Cartier ở Nga. Bốn cửa hàng tại Nga đều thuộc sở hữu trực tiếp của Cartier. Grund cho biết, Nga chiếm khoảng 2% tổng doanh số bán hàng của tập đoàn. Doanh số khách hàng Nga bên ngoài lãnh thổ thấp hơn 3% tổng doanh thu bán hàng của tập đoàn. Ông cho biết: “Rõ ràng những người trong danh sách trừng phạt đã bị loại trừ hoàn toàn”.
Jérôme Lambert, giám đốc điều hành Richemont nói: “Richemont đã từng tiêu thụ đồng rúp ở Nga với hầu hết các tập đoàn xa xỉ, vì vậy chúng tôi có đủ khả năng tài chính để hồ trợ nhóm của mình, trả tiền thuê nhà”. Khi được hỏi về những gì họ đang làm với hàng tồn kho ở Nga, anh ấy nói: “Hàng hoá ở Nga sẽ ở lại đó”. Grund cho biết: “Đó là việc làm đúng để bảo vệ đồng nghiệp của chúng ta, sau là tài sản của mình”.
Pandora, nhà sản xuất đồ trang sức giá tầm trung của Đan Mạch thông báo, họ đã chấm dứt tư cách thành viên 12 năm của mình với hiệp hội ngành, sau khi “RJC không đình chỉ tư cách thành viên của các công ty Nga và các chứng nhận kinh doanh có trách nhiệm, đồng thời thúc giục các thành viên của họ tạm ngừng kinh doanh với Nga”. Pandora cho biết trước đây họ đã yêu cầu RJC thực hiện các hành động như vậy.
Theo trang web của RJC, Hội đồng Đồ trang sức có trách nhiệm được thành lập vào năm 2015 để “thúc đẩy các tiêu chuẩn củng cố lòng tin của mọi người đối với chuỗi cung ứng đồ trang sức và đồng hồ trên toàn thế giới”. Nó hiện có khoảng 1.600 thành viên trên toàn bộ chuỗi giá trị. Theo chủ tịch RJC David Bouffard, đánh giá pháp lý của bên thứ ba để xem xét tư cách thành viên RJC của Alrosa đang được tiến hành và Alrosa đã rời mọi vai trò lãnh đạo tại RJC, sau khi từ chức giám đốc và vị trí phó chủ tịch.
Theo một tuyên bố từ Bouffard: “RJC đánh giá cao rằng tốc độ của quá trình này có thể gây khó chịu, nhưng đây là một tình huống chưa từng xảy ra, liên tục thay đổi và đòi hỏi phải dành thời gian để đảm bảo rằng quy trình hợp lệ được tuân thủ một cách toàn diện nhất có thể. Tuy vậy, nó sẽ sớm được kết luận”.
LVMH, chủ sở hữu của Tiffany & Co., cũng là thành viên sáng lập RJC đã không trả lời yêu cầu bình luận kể từ tháng 3, Tiffany đã ngừng mua kim cương từ Nga, theo một thông báo từ thương hiệu trên Twitter.
Vigneron của Cartier lưu ý rằng ngành công nghiệp cũng có “Sáng kiến Đồng hồ và Trang sức”, đây là một nền tảng mà họ liên hệ với những người chơi khác. Sáng kiến được đưa ra với Kering và RJC. Liệu họ có thể tiếp tục mà không có RJC? “Có thể”, Vigneron trả lời.