BUSINESS OF LUXURY

Trung Quốc đứng trước nguy cơ suy thoái và kịch bản kinh tế tương tự Nhật Bản?

Sep 05, 2024 | By Luxuo Vietnam

Những khó khăn hiện tại của Trung Quốc khá giống với cuộc khủng hoảng những năm 1990 của Nhật Bản, với tình trạng giảm phát, nợ nần và thị trường bất động sản đầy bất ổn đang dự báo nguy cơ suy thoái tương tự như ‘Thập niên mất mát’ của Nhật Bản.

Những giai đoạn giảm phát kéo dài, kinh tế trì trệ, thị trường bất động sản ảm đạm, áp lực tài chính và căng thẳng tác động đến các hộ gia đình, doanh nghiệp và nhà nước. Trung Quốc hiện nay có nhiều điểm rất tương đồng với tình hình Nhật Bản vào những năm 1990.

Trung Quốc có nguy cơ trở thành một quốc gia già cỗi và mắc nợ lớn trước mà không phải một đất nước giàu có

Dân số già hóa ngày càng tăng của Trung Quốc

Dân số Nhật Bản bắt đầu suy giảm từ năm 2008, 20 năm sau khi nước này bắt đầu cuộc khủng hoảng kinh tế và tài chính nghiêm trọng, được gọi là “Thập niên mất mát”, trên thực tế là một thập kỷ mất mát gấp đôi. Cùng so sánh, dân số Trung Quốc bắt đầu suy giảm đáng kể vào năm 2022. Tuy nhiên vấn đề với Trung Quốc là thu nhập bình quân đầu người là 12.800 USD, trong khi Nhật Bản là 29.470 USD vào thời điểm nền kinh tế bong bóng sụp đổ vào năm 1991. Các hộ gia đình Nhật Bản khi đó có nhiều khả năng tài chính hơn so với các hộ gia đình Trung Quốc ngày nay. Mặc dù cả hai quốc gia đều đang trải qua tỷ lệ sinh thấp tương tự nhau, khoảng 6,8 (trên 1.000 cư dân), cho thấy một sự suy giảm đáng kể, nhưng tỷ lệ này đã giảm nhanh hơn ở Trung Quốc (nơi những người trên 65 tuổi hiện chiếm 15% dân số) so với Nhật Bản.

Matthew Ketchum của Akiya & Inaka, một công ty tập trung vào việc giúp cư dân không phải người Nhật tìm nhà trống ở vùng nông thôn, đang giới thiệu cho khách hàng một tòa nhà ở Tỉnh Kanagawa vào tháng 1 năm 2021. Ảnh: Japan Times

Và lại càng không thể không nhắc đến những điểm tương đồng về sự suy thoái của thị trường bất động sản, vốn là lĩnh vực kinh tế quan trọng nhất tại Trung Quốc và sự suy thoái này đang cản trở rất nhiều đến tăng trưởng của đất nước tỉ dân này. Cũng giống như trong cuộc khủng hoảng bất động sản tại Nhật Bản vào những năm 1990, các vấn đề cơ bản đang gây gánh nặng cho lĩnh vực bất động sản Trung Quốc, vì lĩnh vực này đang phải chịu sự sụt giảm nhu cầu, chứ không phải do sự điều chỉnh theo chu kỳ hoặc lãi suất cao. Điểm yếu là sự sụp đổ trong các giao dịch mua bán đất đai vốn trước đây tạo ra doanh thu đáng kể cho chính quyền và các tỉnh địa phương, giờ đây phải chịu cảnh không có nguồn thu nhập này.

Nợ công cũng chủ yếu do người dân ở cả hai nước nắm giữ, trong đó nợ của Trung Quốc (bao gồm nợ hộ gia đình, doanh nghiệp và chính quyền địa phương, nhưng không bao gồm khu vực tài chính) vào khoảng 300% GDP, tương đương với mức nợ của Nhật Bản vào những năm 1990.

Tokyo, Nhật Bản năm 1990

Về đối ngoại, cuộc cạnh tranh chiến lược giữa Trung Quốc và Mỹ phức tạp hơn đáng kể so với cuộc cạnh tranh giữa Nhật Bản và Mỹ 30 năm trước. Thật vậy, không thể rút ra sự tương đồng giữa thặng dư khổng lồ của Nhật Bản vào thời điểm đó, được giải quyết bằng Hiệp định Plaza năm 1985, và cuộc chiến thuế quan Mỹ-Trung bắt đầu vào năm 2018, vốn đã trở nên trầm trọng hơn từ cuộc chiến công nghệ giữa hai nước — thậm chí là tẩy chay từ phía Mỹ — đặt ra những thách thức lớn cho Trung Quốc. Ngoài ra, có một xu hướng phi toàn cầu hóa mạnh mẽ mà Trung Quốc đã phải chịu đựng kể từ năm 2008, trong khi Nhật Bản được hưởng lợi hoàn toàn từ toàn cầu hóa trong những năm 1990. Về vấn đề này, cuộc chiến tranh Nga-Ukraine đã đẩy nhanh đáng kể việc di dời các chuỗi cung ứng sản xuất ra khỏi Trung Quốc.

Các thành viên của Đại hội Thanh niên ở Kolkata phản đối vụ quân đội Trung Quốc giết chết 20 binh sĩ Quân đội Ấn Độ tại Thung lũng Galwan, Ladakh vào năm 2020. Các nhà hoạt động đã phá hủy các sản phẩm Trung Quốc được trưng bày trên biểu ngữ có dòng chữ ‘Tẩy chay Sản xuất tại Trung Quốc.

Cuối cùng, trong khi Nhật Bản nới lỏng chính sách tiền tệ của mình, với lãi suất là hơn 8% vào năm 1991, cho phép họ cắt giảm xuống khoảng 2% ba năm sau đó để cố gắng giảm bớt sự sụp đổ của thị trường bất động sản. Nhật Bản cũng là quốc gia đầu tiên thực hiện chính sách lãi suất bằng không. Lãi suất hiện tại của Trung Quốc, ở mức khoảng 3%, một mức được xem đang hạn chế các tác động tích cực cho nền kinh tế.

Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình

Trung Quốc dường như đang trên con đường “Nhật Bản hóa”, các công ty xếp hạng tín nhiệm tài chính đã có nhiều nhận định tiêu cực (so với Nhật Bản trong quá khứ) do cả môi trường bên trong và bên ngoài xấu đi đáng kể so với những gì Nhật Bản phải đối mặt vào những năm 1990.

Theo Thương Gia & Thị Trường 


 
Back to top