Nghệ thuật / Nghệ sĩ

11 cuốn sách nghệ thuật đáng đọc trong năm 2021

Aug 19, 2021 | By Trang Ps

Từ Afro-Atlantic Histories phân tích những chuyển động nghệ thuật đặc biệt giữa châu Phi, châu Mỹ và châu Âu đến Art as Therapy nêu cao vai trò trị liệu của nghệ thuật trong cuộc sống, LUXUO giới thiệu đến bạn đọc 11 cuốn sách nghệ thuật đặc biệt thú vị và đáng đọc nhất trong năm 2021.

1/ Lược sử Trung Quốc Họa, Tạ Duy

Hội họa Trung Quốc được xem là nền hội họa duy nhất trên thế giới có sự kế thừa và tiếp nối liên tục không đứt đoạn suốt nhiều thiên niên kỷ. Vì thế, để tránh cái nhìn chưa thấu suốt và giải thích đơn giản “Trung Quốc họa là gì”, họa sĩ Tạ Duy đã viết cuốn lược sử về nền hội họa này, từ đó mang đến cho độc giả góc nhìn bao quát và súc tích nhất về toàn bộ lịch sử hội họa truyền thống Trung Hoa, từ khởi thủy đến hiện tại.

Với sự trình bày chỉn chu, ngôn ngữ khúc chiết, sắc sảo, hình ảnh phong phú, chất lượng in ấn tỉ mỉ đã mang đến một tổng thể tuyệt vời cho cuốn lược sử quan trọng này.

Lịch sử Afro-Atlantic (2021) là một trong những cuốn sách nghệ thuật yêu thích của chúng tôi trong mùa hè này. Bìa sách Lịch sử Châu Phi-Đại Tây Dương của Adriano Pedrosa và Tomás Toledo và cộng sự, Delmonico Books, 2021.

2/ Afro-Atlantic Histories, 2021

Afro-Atlantic Histories 2021 tập hợp khoảng 400 tác phẩm và tài liệu của hơn 200 nghệ sĩ từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 21. Tất cả thể hiện và phân tích những chuyển động nghệ thuật đặc biệt giữa châu Phi, châu Mỹ và châu Âu trong suốt khoảng thời gian này.

Cuốn sách thúc đẩy sứ mệnh khám phá và thấu hiểu rõ hơn về văn hóa của vùng lãnh thổ Phi châu – Đại Tây Dương, chẳng hạn như kinh nghiệm, sáng tạo, niềm tin tôn giáo và triết lý của cư dân.

Toàn bộ tác phẩ được lựa chọn và trình bày cẩn thận bởi biên tập viên Adriano Pedrosa và Tomás Toledo, cùng nhiều cộng tác viên khác. Được tổ chức thành 8 nhóm chủ đề, cuốn sách dành cho những người có mong muốn tự học về nền lịch sử rộng lớn kéo dài hàng thế kỷ và liên quan đến hàng triệu người này.

Sophie Calle khám phá và chụp ảnh các phòng khách sạn trống trong cuốn sách nghệ thuật của cô, L'Hotel. Bìa sách của Sophie Calle: L'Hotel, của Sophie Calle, IDEA Books, 1984.

3/  Sophie Calle: L’Hotel, 1984

Nhà văn, nghệ sĩ và nhiếp ảnh gia người Pháp Sophie Calle bắt đầu làm hầu phòng tại một khách sạn ở Venice vào năm 1981. Tại đây, cô đã bí mật chụp các căn phòng khi có khách ra ngoài.

Chủ yếu, Sophie chụp hình ảnh giường chưa được dọn dẹp, đồ đạc, quần áo chất đống trên sàn nhà, thức ăn bỏ dở và những chai rượu nằm lăn lóc… Cô cũng chụp tủ quần áo và vali, xem xét những thứ bên trong thùng rác và đồ vệ sinh cá nhân trên bồn rửa mặt. Cô thậm chí còn khám phá ra ngày sinh, nhóm máu, nhật ký, thư từ và hình ảnh của khách.

Đi kèm những hình ảnh nảy, Calle đã viết những đoạn văn ngắn giống như nhật ký, trong đó cô tưởng tượng cuộc sống của những người mà cô đang khám phá. Sự quan sát tỉ mỉ này của Calle gây tò mò và thu hút người đọc.

Đơn giản, chân thực và vượt thời gian, cuốn sách để lại cho độc giả cảm giác như chính họ đang lướt qua cuộc sống riêng tư của các vị khách.

Old Glory xem xét các thiết kế thay thế cho quốc kỳ Mỹ vào những năm 1950. Bìa sách The Illustrated America, vol. 1; Old Glory của Pascale Georgiev, Atelier Editions, 2016.

Old Glory xem xét các thiết kế thay thế cho quốc kỳ Mỹ vào những năm 1950.

4/ The Illustrated America Vol. 1: Old Glory, 2016

Old Glory 2016 tiết lộ 50 bức ảnh chưa từng thấy về các thiết kế cờ ở Hoa Kỳ. Các nhà thiết kế đã đệ trình những thiết kế này lên tổng thống Eisenhower để chờ duyệt sau khi bổ sung Hawaii và Alaska vào năm 1958 và năm 1959.

Cuốn sách 124 trang hoàn toàn bằng màu đỏ, trắng và xanh lam, cùng 50 thiết kế cờ, đã cung cấp một cái nhìn mới mẻ về văn hóa Mỹ trong những năm 1950. Tác phẩm cũng bày tỏ lòng kính trọng đối với những người yêu nước và những thợ vexillography nghiệp dư.

Cuốn sách về các loại trái cây có múi là một cuốn sách nghệ thuật hấp dẫn cho chúng ta thấy một loạt các loại trái cây kỳ lạ trong bối cảnh của chúng. Bìa sách của JC Volkamer. Cuốn sách về các loại trái cây có múi của Iris Lauterbach, Taschen, 2021.

Cuốn sách về các loại trái cây có múi là một cuốn sách nghệ thuật hấp dẫn cho chúng ta thấy một loạt các loại trái cây kỳ lạ trong bối cảnh của chúng. Bên trong JC Volkamer. Cuốn sách về các loại trái cây có múi của Iris Lauterbach, Taschen, 2021.

5/ J. C. Volkamer. The Book of Citrus Fruits, 2021

Johann Christoph Volkamer (1644-1720) là một thương gia buôn bán tơ lụa ở Nuremberg với niềm đam mê làm vườn. Vào thời điểm mà trái cây có múi hầu như không được biết đến ở Bắc Âu, ông đã bị mê hoặc bởi chúng.

Vào năm 1708, ông đã đề nghị một nhóm thợ khắc đồng tạo ra series 256 tấm cực kỳ lộng lẫy về 170 loại trái cây họ cam quýt. Điều đáng chú ý là chúng xuất hiện trogn những khung cảnh hùng vĩ và siêu thực, với tầm nhìn ra biển Genovese, Cung điện Schönbrunn, một thị trấn nhỏ ở Nam Mỹ,…

Liam Wong chụp Tokyo về đêm trong chuyên khảo mới của mình.

Liam Wong chụp Tokyo về đêm trong chuyên khảo mới của mình.

6/ TO:KY:OO, 2019

Giám đốc nghệ thuật người Scotland, nhà thiết kế game kiêm nhiếp ảnh gia Liam Wong đã đến Tokyo vào năm 2015, nơi ông quyết định tạm dừng công việc thiết kế trò chơi điện tử của mình để thử sức với nhiếp ảnh. Tại đó, ông phát hiện mình có niềm đam mê với những khung cảnh về đêm, và bắt đầu chụp lại theo phong cách siêu thực độc đáo.

Những bức ảnh gọi mời người đọc khám phá thủ đô Nhật Bản theo một cách lôi cuốn thông qua kỹ thuật lẫn quá trình sáng tạo đặc biệt của Wong. Điều này đã thu hút nhiều hãng tin quốc tế, người hâm mộ trên các phương tiện truyền thông xã hội, thế giới trò chơi điện tử, các nhiếp ảnh gia và nhà thiết kế tìm đến và chiêm ngưỡng.

Trong cuốn sách mới này, hai nhà triết học đã cho chúng ta thấy nghệ thuật như một liệu pháp điều trị.

7/ Art as Therapy, 2016

Với tác phẩm Art as Therapy, nhà triết học và tác giả nổi tiếng Alain de Botton và John Armstrong đã khám phá tiềm năng trị liệu của nghệ thuật trong các vấn đề đời sống từ công việc, tình yêu, địa vị, giá trị bản thân lẫn những câu hỏi liên quan đến đạo đức.

Cuốn hút và sống động, cuốn sách có đủ đầy những ví dụ về nghệ thuật, kiến trúc và thiết kế xuất sắc. Các chương về tình yêu, thiên nhiên, tiên bạc và chính trị cho thấy nghệ thuật có thể giải quyết khó khăn chung như thế nào, từ việc tạo dựng mối quan hệ đến việc đối mặt với cái chết.

Nghệ thuật Huyền bí khám phá ma thuật và sự huyền bí. Bìa sách The Art of the Occult: A Visual Sourcebook for the Modern Mystic, của S. Elizabeth, Frances Lincoln, 2020.

Nghệ thuật Huyền bí khám phá ma thuật và sự huyền bí. Inside The Art of the Occult: A Visual Sourcebook for the Modern Mystic, by S. Elizabeth, Frances Lincoln, 2020.

8/ The Art of the Occult: A Visual Sourcebook for the Modern Mystic, 2020

The Art of the Occult (2020) của S. Elizabeth trình bày một loạt tác phẩm nghệ thuật lấy cảm hứng từ niềm tin tâm linh, ma thuật, thần thoại và những trải nghiệm ở các thế giới khác.

Niềm tin và thực hành huyền bí đã tồn tại hàng thiên niên kỷ. Ngay từ buổi đầu sáng tạo của con người, chúng ta đã bị lôi cuốn vào những ý tưởng này và sáng tác ra những tác phẩm nghệ thuật vượt thời gian lẫn địa điểm.

Cuốn sách dẫn độc giả vào thế giới của thông thiên học và kabbalah, cung hoàng đạo và thuật giả kim, thuyết tâm linh và các phép thuật, nghi lễ, hình học thiêng liêng,… Trên tất cả, độc giả sẽ khám phá những hình ảnh mang tính biểu tượng và thần thoại thời Tiền Raphaelites, bức vẽ của nghệ sĩ Thụy Điển Hilma af Klint, nghệ sĩ người Anh Madge Gill,…

Girl Pictures của Justine Kurland xem những bức ảnh của các cô gái tuổi teen ở Mỹ. Bìa sách Girl Pictures của Justine Kurland, Aperture, 2020.

Girl Pictures của Justine Kurland xem những bức ảnh của các cô gái tuổi teen ở Mỹ. Inside of Girl Pictures của Justine Kurland, Aperture, 2020.

9/ Girl Pictures, 2020

Giữa năm 1997 và năm 2002, nhiếp ảnh gia người Mỹ Justin Kurland bắt đầu chụp ảnh các cô gái tuổi teen trên khắp nước Mỹ. Những hình ảnh mang tính biểu tượng này đã mở ra một thế giới nữ nhân hoàn toàn thú vị và có thể chưa từng được biết đến trên các kênh truyền thông đại chúng.

Những hình ảnh đáng kinh ngạc của Nan Goldin về phụ nữ chuyển giới trong The Other Side là một điều không thể bỏ qua. Bìa sách The Other Side của Nan Goldin, Steidl, 2019.

10/ The Other Side, 2019

Cuốn sách là một phiên bản mở rộng và cập nhật những tác phẩm tuyệt vời của Nan Goldin về chủ đề giới tính và xu hướng tình dục. Tác giả đã ghi lại hình ảnh của những drag queen, người chuyển giới và nhân vật công chúng, từ đó lột tả sự quyến rũ cũng như đặc tính dễ bị tổn thương của họ.

Khám phá suy nghĩ của Charlie Porter về Trang phục của nghệ sĩ trong cuốn sách nghệ thuật này. Bìa sách Nghệ sĩ mặc gì của Charlie Porter, Penguin, 2021.

11/ What Artists Wear, 2021

Nhà văn, nhà phê bình thời trang kiêm giám tuyển nghệ thuật Charlie Porter đã mang đến một tác phẩm tuyệt vời mang đến What Artist Wear, từ đó bộc lộ sức mạnh thời trang như một công cụ biểu đạt, kể chuyện, phản kháng và sáng tạo, từ đó thể hiện cá tính chân thực của nhân vật.

Từ đường may đẹp không tì vết của Yves Klein đến trang phục chấm bi của Yayoi Kusama và Cindy Sherman, cuốn sách đã mở rộng tầm mắt về thời trang mang tính biểu tượng được các nghệ sĩ mặc trên sân khấu, studio, ở nhà và nơi công cộng.

 


 
Back to top