ART & LIFE

2020: Năm của những trải nghiệm nghệ thuật khác biệt

Jan 22, 2020 | By Stephanie Nguyen

Những trải nghiệm nghệ thuật thực tế trong tương lai được hy vọng sẽ mang tính chân thật, phong phú với sự tương tác nhiều hơn từ người tham gia.

Người tham quan được tương tác với nghệ thuật tại triển lãm Future World lai của Bảo tàng ArtScience.

Bạn đã từng nghe về cụm từ “artainment” chưa? Đó là thuật ngữ mới kết hợp giữa “art” – nghệ thuật và “entertainment” – giải trí. Artainment đòi hỏi sự tương tác, tham gia nhiều hơn, thậm chí chìm đắm trong không gian nghệ thuật, và công nghệ là yếu tố không thể thiếu. Những người yêu nghệ thuật hiện đại không còn muốn thụ động cảm thụ và ngồi vỗ tay trong một sự kiện nghệ thuật nữa. Họ muốn được lang thang trong sân chơi nghệ thuật kỹ thuật số, tham gia trong sự dung hòa giữa điện ảnh và sân khấu hay muốn có quyền đóng góp vào diễn biến và cách kết thúc một câu chuyện.

Lễ hội Fringe M1 năm 2020 mở bán vé ba tháng trước và các chương trình đầu tiên được bán hết là những hoạt động nhập vai tại nhà hát. Sự kiện được nhắc đến nhiều nhất tại Bảo tàng ArtScience là triển lãm Future World, nơi các hình ảnh kỹ thuật số trên tường liên tục biến đổi dựa trên tương tác với các vị khách tham dự. Từ đó, nhiều bảo tàng khác nhau cũng đã tổ chức các chương trình cho người tham gia đóng góp một phần cho những buổi biểu diễn nghệ thuật quy mô lớn.

Khán giả tham gia tạo dựng câu chuyện trong sự kiện Cafe Sarajevo sắp tới tại Lễ hội M1 Fringe.

Melissa Lim, nhà sản xuất của Lễ hội Fringe M1, cho biết sự thay đổi này có liên quan trực tiếp đến cuộc cách mạng công nghệ. “Ngày nay, công nghệ đã trở nên phổ biến và dễ tiếp cận hơn rất nhiều. Con người có thể dễ dàng livestream trên điện thoại di động hoặc học các kỹ năng xây dựng ứng dụng trực tuyến. Công nghệ cung cấp cho nghệ sĩ khả năng vượt ra khỏi những giới hạn về sáng tác để chơi đùa với các hình thức biểu đạt tự do hơn. Trong khi khán giả thì luôn sẵn sàng thử những điều mới.”

Những năm gần đây, Lim đã chứng kiến các đề xuất về việc tạo ra các tác phẩm nhập vai và tương tác cho lễ hội đã tăng gấp ba lần. Tiêu biểu trong tháng này là chương trình Café Sarajevo, một chuyến đi khai quật và khám phá lịch sử, nơi khán giả được trang bị tai nghe và kính bảo hộ để đến thành phố Bosnia cùng diễn viên; và sự kiện Secretive Thing 215, nơi khán giả sẽ được nhận hướng dẫn qua điện thoại và lên đường khám phá thành phố Bras Basah-Bugis, nơi những câu chuyện được kể qua những đám đông.

Rạp chiếu phim Lost Cinema của Bryan Gothong Tan lần đầu tiên được dàn dựng tại Đại học Nghệ thuật LASALLE.

The Studios 2020 của Esplanade cũng là nơi các nghệ sĩ dấn thân vào vương quốc nhập vai. Rạp chiếu phim Lost Cinema của Bryan Gothong Tan kết hợp hành động thực tế với một số cảnh dàn dựng trên màn hình trong khi khán giả dạo chơi trong một không gian như mơ, tự định hình trải nghiệm của họ về tác phẩm. Điều này giống với thói quen lướt Internet và tìm kiếm các thông tin theo ý thích của con người hiện đại.

Lynn Yang, lập trình viên của Esplanad, nói: “Nghệ thuật tái tạo và phản ánh thế giới mà nó đang tồn tại. Nó sẽ cố gắng làm điều đó bằng cố gắng đem đến nhiều góc nhìn mới lạ và khác hẳn cho người xem. Và các tác phẩm nhập vai là nơi tuyệt vời nhất để khán giả quên đi thế giới hiện tại, tự vấn các niềm tin và bước chân vào một thế giới mới.”

Trong thập kỷ tới, hãy hy vọng vào những trải nghiệm nghệ thuật thực tế, mang tính chân thật, phong phú với sự nhiều sự tương tác trực tiếp hơn nữa.


 
Back to top