Nghệ thuật

5 xu hướng mới của thế giới nghệ thuật trong năm 2020 – 2030

Aug 29, 2020 | By Trang Ps

2020 – 2030 đánh dấu thập kỷ thay đổi lớn với thế giới nghệ thuật. Công chúng, bao gồm nghệ sĩ, cây viết, nhà sưu tập,… bắt đầu đặt câu hỏi về cách thức truyền thống của trưng bày, xem và suy niệm nghệ thuật. Những phương tiện thưởng thức nghệ thuật mới, bao gồm trực tuyến và đời thực, vẫn tiếp diễn và phát triển.

Dưới đây, chúng tôi tập hợp 5 xu hướng quan trọng xác định tương lai của thế giới nghệ thuật trong thập kỷ này.

1/ Bảo tàng sẽ thay đổi bộ sưu tập

Các bảo tàng sẽ trưng bày nhiều tác phẩm của phụ nữ, người đồng tính và nghệ sĩ không đến từ phương Tây.

Thời gian tới, bảo tàng sẽ hướng đến việc trưng bày toàn diện và đa dạng, đặc biệt tập trung vào sáng tạo của nữ nghệ sĩ, người đồng tính, và các tác phẩm không chỉ của phương Tây mà trên toàn thế giới.

Viện Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại MoMA (New York) vừa thay đổi các tác phẩm với mức giá trị lên tới 450 triệu USD. Viện Bảo tàng Mỹ thuật Metropolitan đang bắt tay vào dự án cải tạo đầy tham vọng với 10 phòng trưng bày dành riêng cho nghệ thuật Anh quốc, dự kiến khai trương vào mùa xuân năm sau. Trong khi đó, Tate cam kết tôn vinh nhiều nữ nghệ sĩ hơn, với các triển lãm cá nhân lớn của Lynette Yiadom-Boakye, Paula Rego, Magdalena Abakanowicz, Maria Bartuszová, Haegue Yang và Zanele Muholi xuyên suốt năm 2020 – 2021.

2/ Triển lãm phong phú hơn và đăng Instagram nhiều hơn

Instagram đang trở thành nền tảng hữu ích và hiệu quả cho thế giới nghệ thuật, nơi nhà sưu tập, nghệ sĩ và tổ chức nghệ thuật cùng tìm kiếm những cơ hội riêng. Trong quãng thời gian cách ly xã hội, chúng ta liên tục chứng kiến các dự án thú vị của bảo tàng và phòng trưng bày trên Instagram, như việc “re-make” một tác phẩm nghệ thuật bằng ảnh chụp…

Sắp tới đây, các chương trình của Artscience Museum Alice ở Wonderland sẽ hiển thị trên tất cả các phương tiện truyền thông xã hội. Triển lãm lớn nhất từ trước đến nay của Yayoi Kusama sẽ bắt đầu tour ở Berlin vào mùa thu này.

3/ Kinh phí bảo tàng sẽ được kiểm tra nghiêm ngặt

Thông thường, bảo tàng hoạt động dựa vào tiền của các nhà hảo tâm và nhà tài trợ tư nhân. Tuy nhiên, vụ bê bối Sackler năm ngoái đặt ra câu hỏi vô cùng quan trọng: các bảo tàng có nên từ chối tiền bẩn?

Phản ánh từ du khách, nghệ sĩ, người được ủy thác và các nhà hoạt động đã gây áp lực buộc những tổ chức văn hóa phải từ chối nhận từ thiện từ các nguồn phi đạo đức. RSC gần đây đã cắt đứt quan hệ BP và Tate với Sackler. Tổ chức sẽ thiết lập bộ hướng dẫn có thẩm quyền để đảm bảo hoạt động từ thiện có đạo đức, đồng thời thực hiện các quy trình kiểm tra nghiêm ngặt hơn.

4/ Ứng dụng gallery sẽ phát triển

Thập kỷ này, các bảo tàng và phòng trưng bày sẽ khuyến khích mọi người tương tác với tổ chức thông qua ứng dụng điện thoại. Gần đây, ứng dụng Smartify cho phép bạn tiếp cận các tác phẩm nghệ thuật và đọc thông tin về chúng. Smartify cũng đang bắt tay hợp tác với Louvre (Paris), Met Musem (New York) và National Gallery (London). Sẽ còn nhiều tổ chức nghệ thuật bắt tay nghiên cứu tính hiệu quả và lý tưởng của ứng dụng online.

5/ Xem và mua bán nghệ thuật trên ứng dụng thực tế ảo sẽ phát triển

Các nhà sưu tập sẽ tiếp tục dành thời gian tìm hiểu nghệ sĩ trên mạng xã hội. Và trong năm 2020 – 2030, các phòng trưng bày đồng thời gia tăng sự hiện diện trực tuyến, bán hàng qua ứng dụng thực tế ảo để tồn tại và phát triển.

Theo riseart


 
Back to top