ART & CULTURE

8 nghệ sĩ đương đại có ảnh hưởng nhất tại châu Á hiện nay

Nov 09, 2020 | By Trang Ps

Không chỉ dừng lại ở việc có các tác phẩm đạt giá gõ búa hàng triệu USD, 8 nghệ sĩ đương đại châu Á dưới đây còn là những nhân vật quan trọng thúc đẩy sự phát triển của thị trường nghệ thuật châu lục trong giai đoạn hiện nay và thời gian sắp tới.

1/ Zao Wou-ki (1921 – 2013)

Vào tháng 10/2018, Zao Wou-ki thu lợi nhuận 2,735% tại cuộc đấu giá Nghệ thuật Hiện đại và Đương đại của Sotheby’s với bức tranh Juin-October (1985). Họa phẩm đã lập kỷ lục đấu giá mới cho nghệ sĩ với số tiền lên đến 65 triệu USD, vượt mức ước tính cao ban đầu là 45 triệu USD.

Ảnh hưởng của Zao đã liên tục đặt ra tiêu chuẩn mới cho hội họa trừu tượng châu Á. Điều này được đánh giá chính xác thông qua sự thống trị của ông tại các nhà đấu giá lớn như Christie’s và Sotheby’s trên khắp châu lục.

Zao là nghệ sĩ người Pháp gốc Hoa, ông dành phần lớn cuộc đời của mình ở Pháp cho đến khi qua đời vào năm 2013. Phong cách hội họa trừu tượng-biểu hiện đặc biệt khiến Zao trở thành một trong những nghệ sĩ đương đại ảnh hưởng nhất. Ông “gia nhập” các sàn đấu giá và đứng ngang hàng với những danh họa Mỹ thời hậu chiến như Willen de Kooning, Mark Rothko và Barnett Newman.

2/ Takashi Murakami (1962)

Không ai không biết đến nghệ sĩ đương đại Takashi Murakami, “cha đẻ” của hoa “mặt cười”. Takashi không chỉ chuyên sâu về lĩnh vực truyền thông mỹ thuật, truyền thông thương mại, mà sự nghiệp của ông còn tỏa rộng sang thời trang, merchandising, hoạt hình, hội họa, điêu khắc và nghệ thuật pha chế cà phê.

Thú vị là trong năm 2020, đối diện với cuộc khủng hoảng Covid-19, Takashi cô lập bản thân tại nhà riêng, dồn hết thời gian và tâm sức sản xuất và tải một loạt video về làm áo sơ-mi, vẽ trên gốm và nấu ăn… lên kênh truyền thông xã hội cá nhân.

Murakami có ảnh hưởng sâu sắc đến phong trào nghệ thuật đại chúng đương đại đến các cơ sở thời trang chính thống. Từng được coi là Andy Warhol của châu Á, Murakami dễ dàng lọt vào danh sách những nghệ sĩ có ảnh hưởng nhất trong giai đoạn hiện nay.

3/ Christine Ay Tjoe (1973)

Christine Ay Tjoe
, Greed and Greed 1
, 2016

Sinh ngày 27/9/1973, Christine là một trong những nữ nghệ sĩ đương đại nổi tiếng nhất Indonesia với doanh thu cao nhất, cùng các tên tuổi như Masriadi và Heri Dono. Các tác phẩm giàu năng lượng của cô không những phù hợp với ngữ cảnh mà còn dâng tràn cảm hứng tâm linh.

Khi còn là sinh viên, Christine đã nghiên cứu nhiều kỹ thuật nghệ thuật khác nhau, bao gồm kỹ thuật in khô và intaglio, và bắt đầu sự nghiệp như một nhà thiết kế dệt may. Những bức tranh của cô dựa trên những câu chuyện Cơ đốc giáo và chủ đề tâm linh đề cao tính không hoàn hảo và hai mặt của con người. Thông qua hình ảnh trừu tượng nhiều lớp, Christine cân bằng không gian âm – sắc để minh họa cuộc điều tra về mối quan hệ giữa chúng ta và vạn vật.

Năm 2018, Christien mở triển lãm cá nhân Japanese Solo, chủ trì bởi 21st Century Museum of Contemporary art ở Kanagawa, trưng bày 53 tác phẩm trong suốt hơn hai thập kỷ sáng tác. Christine cũng đã có những triển lãm quốc tế tại các không gian như White Cube ở London, Grand Palais ở Paris và Bảo tàng Johnson của Đại học Cornell, New York.

4/ Zeng Fanzhi (1964)

The Most Influential Artists in Asia of 2018

Last Supper, Zeng Fanzhi

Nổi tiếng với series “Mask” và được nhiều người đánh giá là một trong những nghệ sĩ đương đại quan trọng nhất của Trung Quốc, Zeng Fanzhi vẫn là một trong số ít nghệ sĩ Trung Hoa được đại diện bởi các phòng trưng bày blue-chip phương Tây.

Zeng nổi tiếng với những bức chân dung theo chủ nghĩa biểu hiện, liên tục thăm dò tâm lý qua khuôn mặt con người bằng nét cọ sống động và trừu tượng. Zeng cũng thường khắc họa đối tượng được nhìn thấy qua bụi cây rậm rạp, chen chúc và che khuất bức tranh với cảm giác hỗn loạn và cách điệu về sự bất ổn.

Sinh năm 1964 tại Vũ Hán, Zeng theo học tại Học viện Mỹ thuật Hồ Bắc, nơi ông bắt đầu quan tâm đến hội họa theo trường phái biểu hiện Đức. Trải qua Cuộc cách mạng Văn Hóa, Zeng tập trung trải nghiệm này vào công việc cá nhân. Ông khám phá một cách phê bình bộ mặt đang thay đổi nhanh chóng của văn hóa Trung Hoa đương đại, được thể hiện qua bức tranh mang tính biểu tượng như Thiên An Môn của Mao (2004). Vào năm 2013, bức Last Supper của Zeng cán mức đấu giá 23,2 triệu USD tại Sotheby’s Hong Kong, biến ông trở thành một trong những nghệ sĩ đương đại đang sống lập giá bán kỷ lục.

5/ Ai Weiwei (1957)

The Real Problem Comes From the West': Ai Weiwei Slams the US and Canada for Their Complicity in Tensions With China | artnet News

Đối với nghệ thuật đương đại, nghệ sĩ Ai WeiWei của Trung Quốc là một trong những người đã thu hút sự chú ý bằng các tác phẩm sắp đặt và biểu diễn mang đầy tính chính trị.

Sự hiện diện đầy tích cực của Ai Weiwei trên mạng xã hội đã làm nổi bật những thử thách và gian khổ mà ông phải chịu đựng khi đối mặt với nghịch cảnh chính trị, khiến ông trở thành tâm điểm liên quan đến tất cả những sụp đổ đó.

Là một nhân vật văn hóa nổi tiếng quốc tế, Ai từng bị giam giữ trong nhiều tháng vào năm 2011 và sau đó bị quản thúc tại gia vì chỉ trích chính phủ. Ông chia sẻ: “Tôi không coi mình là một nghệ sĩ bất đồng chính kiến, tôi xem họ là một chính phủ bất đồng chính kiến.”

Hạt hướng dương được tổ chức tại Tate Modern’s Turbine Hall vào năm 2010, là tác phẩm nghệ thuật được tạo thành từ hàng triệu tác phẩm nghệ thuật riêng biệt nhỏ bé, mỗi tác phẩm trông giống hệt nhau, nhưng đều mang trong mình sự khác biệt. Để tạo ra những hạt giống nhỏ bé này, Ai WeiWei và các nghệ nhân của ông đã “thao túng” một trong những nguyên liệu xuất khẩu được đánh giá cao nhất trong lịch sử Trung Quốc: sứ. Thông qua đó, tác phẩm Hạt hướng dương gợi mở ý niệm về sự lao động, cộng đồng và ý nghĩa thực sự của khái niệm “Được sản xuất tại Trung Quốc”.

6/ Yayoi Kusama (1929)

Who is Yayoi Kusama? - Crystal Bridges Museum of American Art

Một cái tên nổi tiếng trong thế giới nghệ thuật đương đại, Kusama, như Murakami, với sức sáng tạo nghệ thuật không có dấu hiệu chậm lại. Sau “Life is the Heart of a Rainbow” tại National Gallery Singapore vào năm 2017, nơi giới thiệu 70 năm hoạt động nghệ thuật của bà, triển lãm này tiếp tục đến Phòng trưng bày Melbourne’s National Gallery Victoria như một phần của NGC Triennial cho đến năm 2018.

“My Heart is Dancing to the Universe”, show thứ 12 của Kusama và Victoria Miro ở London đã cháy vé trước khi bắt đầu trước tuần lễ Frieze. Được mở cửa trước sinh nhật thứ 90 của nghê sĩ, sự rung động tràn đầy năng lượng của Kusama vẫn không ngừng khiến cộng đồng quốc tế kinh ngạc và thán phục.

Xuyên suốt sự nghiệp của mình, Yayoi Kusama đã thiết kế hơn 20 phòng Infinity Mirror khác biệt. Mỗi tác phẩm sắp đặt đều mang đến cho người xem cơ hội lạc vào không gian ảo ảnh vô tận.

Bằng cách truy tìm sự phát triển của các tác phẩm mang tính biểu tượng này cùng với một loạt tác phẩm quan trọng khác của Kusama, chúng ta sẽ phần nào hiểu rõ tầm quan trọng của Infinity Mirror Room giữa những đổi mới ngày này với các hoạt động trải nghiệm và không gian ảo.

7/ teamLab

Tác phẩm “Universe if Water Particles on a Rock where People Gather” bởi TeamLab.

teamLab là nhóm nghệ thuật quốc tế bao gồm nhiều nghệ sĩ, lập trình viên, kỹ sư, nhà làm phim hoạt hình CG, nhà toán học, và kiến trúc sư có hoạt động hợp tác tìm cách điều hướng sự kết hợp của nghệ thuật, khoa học, công nghệ và thế giới tự nhiên.

Các tác phẩm của teamLan nằm trong bộ sưu tập lớn của Art Gallery of New South Wales, Sydney; Art Gallery of South Australia, Adelaide; Asian Art Museum, San Francisco; Asia Society Museum, New York; Borusan Contemporary Art Collection, Istanbul; National Gallery of Victoria, Melbourne; and Amos Rex, Helsinki…

8/ Haegue Yang (1971)

Haegue Yang | Ocula

Haegue Yang là người đạt Giải thường Văn hóa và Nghệ thuật Hàn Quốc cũng như là nữ nghệ sĩ châu Á đầu tiên giành Giải thưởng Wolfgang Hahn 2018.

Các tác phẩm của Yang đa dạng từ chủ nghĩa tối giản đến nghệ thuật ý niệm, từ điêu khắc cổ điển đến những thể loại trải dài khác giúp cô kiên định với tư cách là một nghệ sĩ đương đại quan trọng của châu Á.


 
Back to top