Chính thức ra mắt ấn phẩm nghệ thuật Art Republik #6: Explored & Expanded
Art Republik #6: Explored & Expanded xem xét bối cảnh nghệ thuật đương đại dưới góc độ kinh tế với những khía cạnh đa dạng từ bảo trợ, sưu tập và đầu tư đến thương mại và tiếp thị.
Sự kiện ra mắt ấn phẩm Art Republik #6: Vượt mọi ranh giới – Explored & Expanded sẽ diễn ra vào ngày 12 tháng 6 năm 2024, tại Không gian Lưu niệm Lê Bá Đảng, thuộc thôn Kim Sơn, xã Thủy Bằng, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Đặc biệt, talkshow thuộc khuôn khổ sự kiện có sự tham gia của GS. TS. Thái Kim Lan, chủ nhân của Lan Viên Cố Tích – Bảo tàng Gốm cổ Sông Hương; bà Lê Cẩm Tế, nhà sáng lập Không gian Lưu niệm Lê Bá Đảng; và anh Ace Lê, giám tuyển và Tổng biên tập Art Republik Vietnam.
Trước thềm sự kiện ra mắt, thân mời quý bạn đọc đón nhận những chia sẻ của Ban biên tập Art Republik #6 về định hướng và quá trình thực hiện ấn phẩm, cùng suy ngẫm về chủ đề “Vượt mọi ranh giới – Explored & Expanded”, và qua đó tìm thấy nguồn cảm hứng, niềm tự tin để thỏa sức đắm mình vào cảnh quan nghệ thuật Việt Nam hôm nay.
Bạn đọc thân mến,
Trong bối cảnh xã hội Việt Nam chuyển mình nhanh chóng, hội nhập sâu rộng với thế giới, nhiều thách thức được đặt ra không chỉ cho các nghệ sỹ thực hành sáng tác mà có lẽ với tất cả các cá nhân, tổ chức trực tiếp tham dự đời sống nghệ thuật ở Việt Nam. Đó là khả năng khẳng định vị trí trong “dòng chảy cuồng xiết” của tình thế xã hội, tìm ra hướng để thực hành nghệ thuật của mình, duy trì sức sống và vòng hoạt động của tổ chức, nhưng vẫn đủ sức vang lên tiếng nói thẩm mỹ và suy tư độc lập.
Với Chuyên đề mang tên “Vượt mọi ranh giới”, Art Republik kỳ 6 xem xét bối cảnh nghệ thuật đương đại dưới góc độ kinh tế với những khía cạnh đa dạng từ bảo trợ, sưu tập và đầu tư đến thương mại và tiếp thị. Bên cạnh giá trị thẩm mỹ, hoạt động kinh tế có sức ảnh hưởng mạnh mẽ tới “độ xiết” của dòng chảy nghệ thuật. Nhiều khúc quanh trong quá trình phát triển của nghệ thuật đương đại Việt Nam cũng như khu vực và quốc tế cho thấy rõ một điều: Để phát triển một cách bền vững, bản thân các nghệ sỹ và tổ chức nghệ thuật cần tự lực cả về tài chính lẫn nhân sự. Mỗi cá nhân và tổ chức, bằng tình cảm riêng dành cho nghệ thuật, bằng sự kiên định với trách nhiệm xã hội và cộng đồng, sẽ tìm được lối đi phù hợp để duy trì, phát triển và nhân rộng hình thái hoạt động của mình. Trong Chuyên đề kỳ này, chúng tôi được dịp ngồi lại cùng hai nhà sưu tập Quỳnh Nguyễn (Nguyễn Art Foundation) và Ariel Phạm (The Outpost), và cặp đôi nghệ sỹ Nguyễn Huy An – Nguyễn Thị Diệp. Đặc biệt ý nghĩa là cuộc trò chuyện cùng nghệ sỹ Lê Quang Đỉnh về hành trình hơn 15 năm cùng Sàn Art, một thành tố quan trọng trong dòng chảy nghệ thuật đương đại Việt Nam. Chúng tôi đã có cơ hội gặp gỡ anh chỉ vài tuần trước khi anh đột ngột qua đời. Xin trân trọng dành một phiên bản bìa đặc biệt giới thiệu tác phẩm của anh, bày tỏ sự tri ân tới những đóng góp của anh cho cộng đồng nghệ thuật Việt Nam.
Bên cạnh phần Chuyên đề, các bài viết của An Tử, Lưu Bích Ngọc và Tâm Phạm sẽ đem tới cho bạn đọc đa chiều thông tin về những diễn biến đương thời. Một đề cập về vị trí của nghệ thuật đương đại như một kênh tham chiếu quan trọng trong thực hành kiến trúc, được phân tích trong bài viết riêng của kiến trúc sư Lê Minh Hoàng.
Như một gạch nối đẹp từ đương đại về hiện đại, họa sỹ Đặng Thị Khuê gửi đến bạn đọc bài viết về cốt cách nghệ sỹ của Nguyễn Sáng và những danh họa cùng thời. Cuộc trò chuyện xuyên thế hệ với Nguyễn Thị Mộng Bích trong một chiều nắng nhẹ ở Hiên Vân là một dịp để bạn đọc thấu hiểu hơn về tài năng và quan điểm nghệ thuật của bà. Lùi thêm về quá khứ là câu chuyện về bộ sưu tập mỹ thuật Đông Dương của nhà sưu tập Loan Sicre de Fontbrune, cùng các dự án lan tỏa giá trị học thuật, lịch sử đến với thế giới. Rồi ta cùng theo chân nhà nghiên cứu La Quốc Bảo để đưa tấm phụng bào công chúa triều Nguyễn hồi hương từ bên kia địa cầu.
Điều tuyệt vời của sáng tạo nghệ thuật là mở tung những đường biên, để người sáng tác và người thưởng ngoạn cùng thỏa sức bay trên những chân trời mơ tưởng riêng biệt. Xin chúc bạn sức khỏe và sức bền trên con đường nuôi dưỡng tình yêu và niềm say mê sáng tạo.
Ban biên tập Art Republik kỳ 6
Dear readers,
Amidst Vietnam’s fast-changing social landscape which has integrated itself with the world, a myriad of challenges have presented themselves to not only practising artists but perhaps to all active participants of the local art scene. They now need to be capable of situating and anchoring their position in the swirling macro-social circumstances, finding directions to navigate their artistic approaches, sustaining their operations, while having enough agency to project their artistic and critical independence.
With the Feature section titled “Explored and Expanded”, Art Republik #6 diagnoses today’s contemporary art milieu under an economic angle with diverse perspectives on patronage, collecting, investing, trading and marketing. Besides aesthetic significance, economic activities have greatly influenced art’s historical courses. Twists and turns in both Vietnam, the region and the world’s art history have proven that in order to develop sustainably, both artists and art organisations need to be self-reliant in terms of both financial and human resources. Each individual and organisation needs to balance such needs with their own passion for art and commitment to social and community responsibilities to find their own path to grow and thrive. In this section, we converse with collectors Quynh Nguyen (Nguyen Art Foundation) and Ariel Pham (The Outpost), and artist duo Nguyen Huy An – Nguyen Thi Diep. Particularly meaningful now is our talk with artist Dinh Q. Le on his 15 years with San Art, a cardinal pillar of Vietnamese contemporary art. Our writer had an opportunity to meet him just a few weeks prior to his sudden passing. Our editorial team would like to dedicate a special cover as a tribute to Dinh Q. Le’s tireless and selfless contribution to the Vietnamese art community.
Beside the Feature section, other articles by An Tu, Luu Bich Ngoc and Tam Pham cast diverse perspectives on other contemporary happenings. The fact that contemporary art is an important frame of reference is analysed in the article by architect Le Minh Hoang.
To provide linkage from contemporary back to modern, artist Dang Thi Khue presents to you her essay on Nguyen Sang and his contemporaries. A lively inter-generational conversation with Nguyen Thi Mong Bich in her abode in Hien Van offers layers of understanding of the silk guru’s lasting talent and artistic viewpoints. Further back into the past, we examine Loan Sicre de Fontbrune’s great collection of Indochine art and her tireless efforts in sharing its academic and historical values to the world. We then follow researcher La Quoc Bao’s journey to repatriate the Princess robe from the Nguyen dynasty from half the globe away.
The wonder of artistic creativity is to tear up limits, so both creators and viewers can explore and expand their horizon of experience, knowledge and imagination. We wish you health and resilience in the journey to nurture your love and passion for creativity.
The Editorial Board of Art Republik #6
_______________________________________________
* Ấn phẩm Art Republik Việt Nam kỳ 6 ra mắt với 4 phiên bản bìa. Độc giả có thể lựa chọn phiên bản bìa yêu thích nhất.
- Lê Phổ, “La cueillette des simples” – Hái cây thuốc (1932)
- Nguyễn Thị Mộng Bích, “Tĩnh vật làng Na” (2016)
- Lê Bá Đảng, “Ngựa”
- Lê Quang Đỉnh, “Gen bị hư hại” (1998)
* Mời bạn đặt mua ấn phẩm Art Republik tại: Order_ArtRepublikVietnam
_______________________________________________