Nghệ thuật

Covid-19: Bảo tàng nghệ thuật thế giới đấu tranh ra sao trong khủng hoảng?

Apr 24, 2020 | By Trang Ps

Buộc phải đóng cửa trong thời gian cách ly, các bảo tàng trên thế giới đang cân nhắc những quyết định khó khăn về nhân sự và hoạt động trong khi vẫn duy trì sứ mệnh phục vụ cộng đồng với doanh thu ít ỏi.

Một góc nhìn của Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan khi nó vẫn tạm thời đóng cửa trong đại dịch coronavirus. Ảnh của Rob Kim / Getty Image.

Metropolitan Museum of Art

Tình hình Covid-19 kéo dài khiến các bảo tàng nghệ thuật trên khắp thế giới phải nỗ lực đấu tranh đối phó. Số phận chung là không ai biết lúc nào khủng hoảng sẽ đi đến hồi kết. Tất cả các bảo tàng đều vật lộn với thử thách, và tình hình sẽ càng khó khăn hơn đối với những bảo tàng nhỏ. Theo ước tính của Liên minh Bảo tàng Hoa Kỳ, các bảo tàng trên toàn quốc thiệt hại tổng cộng 33 triệu USD mỗi ngày. Có đến 30% các bảo tàng, phần lớn trong số đó là các tổ chức ở địa phương, nông thôn sẽ không thể tái mở cửa nếu không có hỗ trợ tài chính. Mặc dù đạo luật CARES được công bố vào tháng trước đã phân bổ 200 triệu USD cứu trợ các tổ chức văn hóa, nhưng gói này là không bao giờ đủ và khiến nhiều đơn vị rơi vào tình trạng vật lộn để tồn tại.

Một số người nói Covid-19 đóng vai trò như một chiếc cân cân bằng. Nhưng đại dịch này chỉ phơi bày và khuếch đại bất bình đẳng hiện có ở Mỹ, bao gồm sự chênh lệch về tài nguyên của các bảo tàng mà chính họ là những cấu trúc của hệ thống phân cấp.

Hỗ trợ khẩn cấp

Vào tháng 03, Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan tuyên bố phải đối mặt với khoản tài chính thiếu hụt ít nhất khoảng 100 triệu USD. Là bảo tàng nghệ thuật lớn nhất ở Mỹ, Met cũng bị ảnh hưởng đáng kể. Nhưng hầu như không đơn vị nào rơi vào tình trạng tài chính giống như Bảo tàng New York, nơi nổi tiếng có tài sản lành mạnh, các thành viên hội đồng quản trị tài năng, và cho đến khi ngừng hoạt động, đã có sự đột biến doanh thu đáng kể từ lúc bảo tàng bắt đầu thu phí vào cửa đối với du khách ngoài tiểu bang.

Exterior view of The Metropolitan Museum of Art, New York. Courtesy of The Metropolitan Museum of Art, New York.

Metropolitan Museum of Art, New York (the Met)

Với mức thâm hụt ước tính từ 3 triệu đến 4 triệu USD trong năm nay trước khi dịch bùng phát, Met vẫn ở trạng thái tốt hơn để vượt qua cơn bão khó lường. Nơi đây có ngân sách hoạt động hơn 320 triệu USD và khoản tài trợ 3,6 tỷ USD. Tiền lương mà bảo tàng này phải chi trả mỗi tháng là 16 triệu USD, và cho đến nay, chưa một nhân viên nào bị sa thải. Bảo tàng cũng đã cam kết trả tiền lương cho 2.200 nhân viên đến hết ngày 02/05, và không thực hiện bất cứ khoản cắt giảm nào. Trong đó, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Daniel Weiss kiếm được tới 950.000 USD.

Để hỗ trợ trang trải chi phí cho các bảo tàng, Met đã lập quỹ khẩn cấp “spinoff funds” trị giá khoảng 50 triệu USD. Đây là khoản tiền không giới hạn thường được sử dụng cho việc mua lại, lập trình hay sáng kiến giáo dục. Nguồn tài chính này còn đến từ các nhà hảo tâm tư nhân khác. Nguồn hỗ trợ được cung cấp tức thì và dứt khoát.

Portrait of Max Hollein by Eileen Travell. Courtesy of The Metropolitan Museum of Art, New York.

Max Hollein, Giám đốc của Met

Met kỳ vọng sẽ tái mở cửa bảo tàng vào đầu tháng 7. Nhưng dù kịch bản đó có xảy ra hay không, nó vẫn mang lại cảnh quan tương đối khác. Max Hollein, Giám đốc của Met, dự đoán lượng người vào ra bảo tàng sẽ giảm đáng kể trong 18 tháng tới, và lượng khách địa phương tăng lên so với khách quốc tế (năm ngoái, du khách nước ngoài chiếm 28%). Một số triển lãm có thể bị hoãn lại, những triển lãm khác có thể không được tổ chức và chuyển sang hình thức xuất bản, tài liệu đến tài nguyên kỹ thuật số. Nhiều bộ phim, trong đó có “Making the Met, 1870 -2022” kỷ niệm bảo tàng tròn 150 năm tuổi sẽ giảm bớt suất chiếu.

Met đã lường trước rủi ro cuộc khủng hoảng và sử dụng tầm vóc vị trí của mình để phát động chiến dịch kêu gọi Quốc hội cung cấp 4 tỷ USD viện trợ cho các tổ chức văn hóa phi lợi nhuận. Mặc dù gói cứu trợ cuối cùng chỉ cung cấp khoảng 0,05% số tiền đó, chiến dịch này không hoàn toàn vô ích, mà đã giúp nâng cao nhận thức cộng đồng, tạo nên các cuộc vận động hành lang để giúp đỡ cộng đồng nghệ thuật vượt khỏi khủng hoảng, tìm kiếm cơ hội tái sinh.

Cẩn trọng và tham vọng

Vào ngày 14/03, Bảo tàng Nghệ thuật Cleveland đã lên kế hoạch mở cửa triển lãm các bản vẽ Mỹ Latin hiếm thấy. Nhưng cuối cùng, nó phải đóng cửa theo quyết định của thống đốc bang Ohio. Một nhóm nhân viên đang thực hiện ngân sách duy trì, và toàn bộ chương trình đang bị hủy cho đến ngày 30/06.

Exterior view of Cleveland Museum of Art. Photo by Howard Agriesti. Courtesy of the Cleveland Museum of Art.

Cleveland Museum of Art

Bảo tàng có ngân sách hoạt động khoảng 57,1 triệu USD cho 2 năm tài chính (2018 – 2019), và dự đoán sẽ thiếu hụt khoảng 5 triệu USD vào cuối tháng 06 này. Tác động tài chính dẫn đến việc giảm biên chế: 30% nhân viên làm việc bán thời gian, tất cả nhân viên bị giảm lương và giảm 5 giờ làm việc mỗi tuần.

Chủ tịch kiêm giám đốc điều hành bảo tàng William Griswold chia sẻ: “Chúng tôi đang trong trạng thái sẵn sàng để đối mặt và giải quyết vấn đề tài chính. Chúng tôi đã chi trả khoản tiền bồi thường cho nhân viên trong 2 tuần đóng cửa, nhưng điều đó không thể thực hiện được trong thời gian dài. Chúng tôi vẫn đang xem xét giải pháp trước nguồn doanh thu bị sụt giảm đáng kể. Suốt thời gian qua, bảo tàng đã nhận được nhiều món quà và tài trợ đáng kể từ các nhà hảo tâm. Và chúng tôi thật sự biết ơn!”

Portrait of William Griswold by Rob Muller.Courtesy of the Cleveland Museum of Art.

William Griswold, Chủ tịch kiêm giám đốc điều hành bảo tàng William Griswold

Bảo tàng Nghệ thuật Cleveland có vé vào cửa miễn phí, nhưng lại có doanh thu từ bãi đậu xe, bán lẻ, sự kiện và triển lãm đặc biệt. Triển lãm lớn nhất trong năm trưng bày các tác phẩm của Picasso trên giấy dự kiến tổ chức vào tháng 05 này, nhưng có thể sẽ bị hoãn lại sang mùa thu. Họ đang thực hiện lịch trình triển lãm trong năm tới, và hoãn một số dự án trong vài tháng, thậm chí vài năm. Hiện tại, bảo tàng cũng cân nhắc khoản vay thông qua Chương trình bảo vệ tiền lương mới (Paycheck Protection Program), hy vọng có thể trang trải chi phí lương tháng cho toàn bộ nhân viên.

Ông  hy vọng lượng du khách ghé thăm bảo tàng chỉ giảm khoảng 30% so với con số thông thường trước đó. Ông sẽ cân nhắc về công suất phòng trưng bày nhỏ hơn, bán vé đúng giờ, tập trung nguồn lực trước mắt, triển lãm liên quan đến bộ sưu tập vĩnh viễn…

Hình dung các kịch bản khác nhau

Kể từ khi thống đốc bang Michigan tuyên bố lệnh cách ly ở nhà vào ngày 23 tháng 3, Elysia Borowy-Reeder đã làm việc không ngừng nghỉ. Giám đốc điều hành và giám tuyển trưởng của Bảo tàng Nghệ thuật Đương đại Detroit (MOCAD) phải đối mặt với nhiều rủi ro tương lai có thể ảnh hưởng trực tiếp đến vận mạnh MOCAD. Ông lập tức gây quỹ khẩn cấp và điền vào giấy tờ cho viện trợ liên bang.

Exterior view of Museum of Contemporary Art Detroit. Photo by James Leynse/Corbis via Getty Images.

Giống như nhiều bảo tàng khác, MOCAD bất đắc dĩ phải sa thải 17/22 nhân viên toàn thời gian. Borowy-Reeder hiện đang chờ nhận khoản vay từ Chương trình bảo vệ tiền lương mới nhằm phục hồi số lượng nhân viên của bảo tàng. Tháng trước, đơn vị này cũng đưa ra sáng kiến gây quỹ bằng cách bán các tác phẩm của nghệ sĩ ở Detroit, với một nửa lợi nhuận thuộc về nghệ sĩ đóng góp.

Portrait of Elysia Borowy-Reeder. Courtesy of the Museum of Contemporary Art Detroit.

Elysia Borowy-Reeder, Giám đốc điều hành và giám tuyển trưởng của Bảo tàng Nghệ thuật Đương đại Detroit (MOCAD)

MOCAD có ngân sách hoạt động khoảng 1,8 triệu USD và khoản tài trợ khoảng 10.000 USD – một số tiền quá nhỏ để giải cứu bảo tàng trong thời gian này. Đơn vị có nguy cơ thiếu hụt ít nhất 500.000 USD đến tháng 10 năm nay. Hiện Borowy-Reeder có dự định mở cửa chương trình mùa xuân năm sau vào mùa thu năm nay, và kéo dài chung đến tháng Giêng. Với các biện pháp giãn cách xã hội, triển lãm có thể diễn ra lâu hơn. Cô cũng đang xem xét giảm lịch trình của bảo tàng, thay vì mở cửa 6 ngày/tuần, thì nó có thể mở cửa 4 ngày và tăng thêm thời gian vào buổi tối.

artsy


 
Back to top