Nghệ thuật

Art News Letter T3/12: Triển lãm và talkshow thú vị dịp cuối năm

Dec 16, 2019 | By Trang Ps

Bên cạnh triển lãm Luxuo Art “Một Sớm Mai Xuân”, Art News Letter giới thiệu đến bạn đọc hai buổi trò chuyện lý thú về lịch sử văn hóa, sinh hoạt xã hội Sài Gòn, cùng với đó là mối liên hệ mật thiết giữa việc di cư và các dạng thức tìm kiếm sự thuộc về của những dòng người Việt luôn di chuyển.

Luxuo Art Một Sớm Mai Xuân

Triển lãm “Một Sớm Mai Xuân

Tiếp nối triển lãm đầu tiên “nguyên”, Luxuo Art trở lại với “Một Sớm Mai Xuân”(*), diễn ra từ ngày 27 đến 28/12 tại Mai House Saigon. Lần trở lại này, dưới sự giám tuyển của nhà nghiên cứu nghệ thuật Lý Đợi, Luxuo Art sẽ đem đến cho người xem những khoảng lặng trữ tình cùng 18 tác phẩm của bốn nghệ sĩ Bùi Tiến Tuấn, Lê Minh Phong, Anh Hoa, và Trần Vĩnh Thịnh.

Thả mình vào thế giới mênh mang của từng bức tranh, bóc tách những lớp lang thành tố trong thủ pháp điêu luyện của người nghệ sĩ, đánh thức cảm quan và dẫn lối tâm trí đến cõi miền thuần khiết của mỹ cảm, là điều mà người xem có thể mong chờ khi đến với “Một Sớm Mai Xuân”.

– Thời gian: 10:00 – 17:00 hai ngày 27 & 28/12/2019
– Địa điểm: Mai House Saigon, 1-3-5 Ngô Thời Nhiệm, Phường 6, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh

Talkshow Sài Gòn – Chợ Lớn Urban Landscape Design Then & Now

Thành phố Hồ Chí Minh mà trước đó được gọi là Sài-gòn, dưới thời Pháp thuộc là thủ phủ của Nam kỳ lục tỉnh đã được luật sư Jules Blancsubé (1834-1888), thị trưởng Sài-Gòn, khi ông qua Pháp một thời gian làm đại biểu Nam kỳ ở quốc hội Pháp, là người đầu tiên tuyên bố trong nhiều dịp khi nói vê thành phố Sài-Gòn mà ông sinh sống từ năm 1864 là “La Perle de l’Extrême-Orient” (Hòn ngọc Viễn Đông).

Từ đó thành phố Hòn ngọc Viễn Đông này đã cám dỗ nhiều nhà du hành vào cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20 đến thăm, mà ngay cả những người Anh khi ghé qua Sài-Gòn từ Hồng Kông hay Singapore đêu ghi trong ký sự và sách du hành là thành phố thiết kế với cảnh quan đẹp và kiến trúc đẹp Á-Âu so với hai thành phố Singapore và Hồng Kông.

Buổi nói chuyện sẽ trình bày các hình ảnh và câu chuyện lịch sử văn hóa, sinh hoạt xã hội về các con đường, các tòa nhà và cảnh quan xưa và nay từ Quận 1 (chợ Bến Thành, phường Bến Nghé, đường Trần Hưng Đạo) đến Quận 5 (Hải Thượng Lãn Ông, Phùng Hưng, Trịnh Hoài Đức, Nguyễn Thi, Triệu Quang Phục, Nguyễn Trãi,…). Bề dày lịch sử văn hóa và di sản kiến trúc của thành phố Sàigon và Chợ Lớn cũng không thua kém hai thành phố Singapore và HongKong trong vùng.

Mua vé tại: Ticketbox 

Trò chuyện cùng Trâm Lương – Các dạng thức của sự thuộc về

Trong buổi nói chuyện này, Trâm Lương mong muốn bóc tách mối liên hệ mật thiết giữa việc di cư và các dạng thức tìm kiếm sự thuộc về của những dòng người Việt luôn di chuyển. Từ đó, hướng đến cách mà những người thực hành nghệ thuật – cụ thể như nhiếp ảnh, phim và các hình thức phản chiếu khác – tiếp cận mối quan tâm này.Trâm đặt câu hỏi về khả năng cũng như giới hạn của những biểu đạt thẩm mỹ trong việc cho chúng ta nhìn nhận về cộng đồng di dân một cách công bằng và chân thật. Quyền tự do di chuyển cần song hành với quyền được tự đại diện, trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam và hơn thế nữa.

Phí tham gia:
– Vé người lớn: 100.000VND (online); 130.000VND (tại cửa)
– Vé học sinh/sinh viên: 40.000VND
– Thông tin về sự kiện và mua vé tại đây: http://bit.ly/cac-dang-thuc-cua-su-thuoc-ve

 


 
Back to top