Nghệ thuật

Review: 12 triển lãm nghệ thuật ấn tượng trong năm 2018

Feb 17, 2019 | By Trang Ps

Những cây bút của tờ tạp chí nghệ thuật Hyperallergic trên toàn cầu đã chia sẻ về những triển lãm nghệ thuật ấn tượng nhất của năm 2018.

Các đề tài về chính trị, dân tộc và những cuộc di dân được đa số các nghệ sĩ chọn làm chủ đề cho các cuộc triển lãm. Tuy nhiên, những người nghệ sĩ không cố tình khắc họa bối cảnh hỗn loạn toàn cầu đang phải đối mặt. Thay vào đó, họ nói chuyện về tương lai và nhìn về quá khứ. Dưới đây là những triển lãm được đánh giá cao, từ ý tưởng đến nội dung thông điệp chuyển tải.

1. Histórias Afro-Atlânticas (Lịch sử Afro-Atlantic), Bảo tàng Nghệ thuật São Paulo (São Paulo, Brazil)

Sidney Amaral, “Incômodo (Disturbance)” (2014)

Mở cửa từ ngày 26/06/2018 – 21/10/2018 tại Bảo tàng Nghệ thuật São Paulo và Viện Tomie Ohtake, triển lãm thể hiện vẻ đẹp ngoạn mục đầy tính tham vọng cả về phạm vi lẫn cách phô diễn. Đây là một trong số ít những triển lãm thực sự chuyển tải thành công những gì mà tác phẩm mong muốn: câu chuyện mang tính bao quát và phức tạp về việc mở rộng cộng đồng người châu Phi giữa châu Phi, châu Mỹ, Caribbean và châu Âu từ thế kỉ 16 đến thế kỉ 21.

Triển lãm thể hiện tầm ảnh hưởng mang tính lịch sử của người châu Phi lên nền văn hóa của đất nước Brazil rất đáng trải nghiệm và tôn vinh. Những nhà giám tuyển bao gồm Adriano Pedrosa, Ayrson Heráclito, Heslio Menezes, Lilia Moritz Schwarcz và Tomás Toledo nhân dịp kỉ niệm 130 năm bãi bỏ chế độ nô lệ ở Brazil, quốc gia cuối cùng chấm dứt thương mại, đưa 11 triệu người châu Phi đến bên bờ Đại Tây Dương để khởi động cuộc điều tra từ tác phẩm nghệ thuật này. (Seph Rodney)

2. Hannah Ryggen: Woven Histories tại Modern Art Oxford (Oxford, Anh Quốc)

Hannah Ryggen, “Blood in the Grass” (1966)

Mở cửa từ ngày 11/11/2017 đến 18/09/2019, là triển lãm về nữ nghệ sĩ thầm lặng tại vùng nội địa xa xôi của Scandinavia, được giám tuyển bởi Ridgway và Stephanie Straine.

Hannah Ryggen là một nghệ sĩ trung thực và táo bạo, và đó cũng là tố chất khiến quá trình hồi tưởng của cô tại Modern Art Oxford trở nên tối quan trọng tại thời điểm bất đồng chính trị. Là một nghệ sĩ đấu tranh cho công lý trên thế giới, cô đã tạo ra hàng dệt may chống phát xít, thường sử dụng nước tiểu của mình để tạo nên những tác phẩm đả kích di cư và tổng thổng Mỹ. Sự hài hước của cô còn được thể hiện qua những tấm thảm được nhuộm màu tự nhiên. (Zachary Small)

3. Bruegel: Once in a Lifetime tại Kunsthistoriches museum (Vienna, Austria)

Hunters in the Snow (1565) – Những kẻ đi săn trong tuyết (1565)

Triển lãm diễn ra từ 02/10/2018 đến ngày 13/01/2019 dưới sự giám tuyển của Sabine Pénotwchich.

Bảo tàng Kunsthistorisches tại Vienna đã tập trung gần như toàn bộ những tác phẩm nổi tiếng của Pieter Bregel the Elder để trưng bày trong chương trình triển lãm kéo dài 4 tháng này, bao gồm các bức tranh, bản vẽ và bản in. Một bức tranh phác họa những người nông dân hoang dã trong khung cảnh thiên nhiên kỳ ảo và lãnh nguyên mùa đông lạnh lẽo chứng tỏ Bruegel chính là bậc thầy vượt thời gian trong lĩnh vực thủ công mà anh hết sức am hiểu. (ZS)

4. L’Un et l’Autre tại Palais de Tokyo (Paris, Pháp)

Triển lãm diễn ra từ ngày 02/02/2018 đến ngày 13/05/2018, dưới sự giám tuyển của Kader Attia và Jean-Jacques Lebel với Jean de Loisy tại Palais de Tokyo, thủ đô Paris.

Có thể nói L’Un et l’Autre (One and Other) là một phần trình diễn hoàn hảo và ngoạn mục vượt xa kỳ vọng nhất trong năm 2018. Bộ sưu tập đã phô diễn nét đẹp tinh xảo, tinh thần xuyên văn hóa và xuyên thế giới. Tác phẩm toát lên vẻ đẹp đương đại với những hiện vật mê tín đã chuyển tải thông điệp sâu sắc về tội ác chính trị.

Trong khi đó, các giám tuyển đã kịp thời đưa ra những khuyến nghị nhằm phục hồi tinh thần thông qua sự sáng tạo của người nghệ sĩ. L’Un et l’Autre đã giải cứu nghệ thuật bán trào phúng ra khỏi việc lặp lại sự tàn nhẫn và đau lòng mà nó phê phán. (Joseph Nechvatal)

5. Petani Semasa tại ILHAM Gallery (Kuala Lumpur, Malaysia)

Triển lãm diễn ra từ 25/03/2018 đến 15/07/2018, giám tuyển bởi Gridthiya Gaweewong, Kassamaponn, Saengsuratham, Kittima Chareeprasit và Ekkalak Napthuesuk.

Petani là khu vực địa chính trị đầy rủi ro đã bị bịt miệng, phớt lờ và lạm dụng trong thời gian quá dài. Triển lãm tập trung 27 nghệ sĩ, nhiều người trong số họ đến từ khu vực Hồi giáo tại miền nam Thái Lan, Petani Semasa. Buổi triển lãm đã mở tung cánh cửa để những hơi thở cuộc sống của vùng đất kia tái hiện rõ ràng trong không gian nghệ thuật.

Khi biên giới bị thắt chặt, những nhóm thiểu sổ bị đẩy xa về phía rìa, buổi triển lãm này chính là mô hình thể hiện vai trò nghệ thuật có thể trở thành tiếng nói lớn trong các vấn đề chính trị toàn cầu. Triển lãm bắt đầu ở MAIAM, Chiang Mai và sau đó chuyển đến Kuala Lumpur. (Ben Valentine)

6. Under Cover: A Secret History Of Cross-Dressers tại The Photograher’s Gallery (Luân Đôn, Anh)

Tác phẩm “Man in makeup wearing ring” (Người đàn ông trang điểm đeo nhẫn)

Triển lãm diễn ra từ ngày 23/02/2018 đến ngày 03/06/2018, thể hiện chủ đề làm đẹp từ những năm 1880 trở về sau. Được giám tuyển bởi Karren McQuaid, Under Cover.

Giống như đang lướt qua một album gia đình bị quên lãng từ lâu, những bức ảnh này gợi nhớ đến bài luận của Morgan M.Page trong tác phẩm Trap Door về những tin đồn hay chuyện kể xuyên lịch sử. Luận văn chính yếu của Page cung cấp những tin đồn nóng hổi nhất trong lịch sử.

Triển lãm đóng vai trò như một thuyết âm mưu. Băng qua các bức ảnh của Lifshit, người xem phát hiện những người xứng tuổi ông bà mình trong bộ quần áo khác giới. Liệu những tài liệu này có thể hiện họ là những người không thuộc giới tính nào (genderqueer)? Nếu lịch sử là những tin đồn nóng hổi, thì những bức ảnh này đóng vai trò như tờ báo lá cải dành cho những người muốn tìm hiểu queer. Khác với những triển lãm theo chủ đề LGBT tại Luân Đôn trong năm nay, phòng trưng bày này khiến người ta nhìn nhận với thái độ quý trọng hơn là phán xét. (ZS)

7. Dinh Q.Lê: Skin on Skin tại 10 Chancery Lane Gallery (Hồng Kông, Trung Quốc)

Triển lãm diễn ra từ ngày 22/03/2018 đến ngày 28/04/2018.

Nép mình gần bên đồn cảnh sát trung tâm đã ngừng hoạt động tại thành phố Hồng Kông, buổi triển lãm cá nhân của Dinh Q.Lê tại số 10 đường Chancery thể hiện sự minh oan cho những thân thể và hoạt động tình dục bị hành hạ nặng nề.

Trong những bức hình vuông được quay vào góc gây nên sự tò mò, Lê đan những bức ảnh khiêu dâm bị loại khỏi Internet khi cuộc tranh luận về cách mạng giới tính đang diễn ra xôn xao tại Việt Nam, quê hương anh, nơi mà tốc độ internet đủ nhanh để những chủ để cấm kỵ trở nên dễ tiếp cận.

Lê cũng thể hiện quan điểm của mình rằng những người thiệt thòi luôn bị xen lẫn với nỗi sợ bị xóa sổ. Quan sát những cơ thể quyến rũ được ghép lại với nhiều sắc màu và không thể nhận dạng giới tính, người ta quan niệm rằng sự hấp dẫn và tình yêu không phụ thuộc vào việc nhận dạng, mà có lẽ ở những khao khát đầy u uất. (Danielle Wu)

8. Anthea Hamilton: The Squash tại Tate Britain (Luân Đôn, Anh)

Triển lãm diễn ra từ ngày 22/03/2018 đến 07/10/2018. Cứ mỗi năm, những nghệ sĩ đương đại lại có dịp thả hồn mình tại Phòng trưng bày Tate Britain và được phép biến hóa nó thành vương quốc riêng của họ. Năm nay, chương trình triển lãm được giám tuyển bởi Linsey Young ắt hẳn sẽ không khiến người tham quan phải thất vọng.

Anthea Hamilton, người được đề cử giải Turner Prize năm ngoái đã đứng ra chỉ đạo lát sàn hội trường bằng gạch trắng, lấp đầy nó với những tác phẩm điêu khắc từ bộ sưu tập của Tate Britain và cạnh đó là những sinh vật bí ẩn, kì dị, độc đáo, thậm chí có thể di chuyển. Những sinh vật thú vị này đã mang đến cho bảo tàng một không gian nội thất lạnh lẽo. Người tham quan cảm nhận chút trần trụi nếu không ngước lên để nhìn thấy những quả bí ngô trên đầu. (Naomi Polansky)

9. Tensão & Conflito (Tension and Conflict) tại the Museum of Art, Architecture and Technology (Lisbon, Portugal)

Tác phẩm từ 12 bài hát ngắn năm 2009 của Jorge Macchi

Triển lãm diễn ra từ 01/09/2017 đến 19/03/2018, được giám tuyển bởi Pedro Gadanho. Triển lãm tập trung vào cuộc khủng hoảng tài chính diễn ra vào năm 2008 và hậu quả của nó, với đoạn video nghệ thuật ngắn thể hiện cuộc khảo sát lớn trong suốt 10 năm qua. Đây quả là một thử thách không nhỏ đối với đề tài nội dung mà còn đòi hỏi sự kiên trì của khán giả.

Giám đốc Bảo tàng đồng thời là giám tuyển triển lãm đã trình bày tác phẩm từ nhóm nghệ sĩ quốc tế bao gồm 22 thành viên đến từ Bắc, Trung, Nam Mỹ, châu Âu, Nga và Trung Đông. Họ đã phản ánh những điều kiện của cuộc khủng hoảng tài chính, về chiến lược của họ bao gồm loạt hành động kháng chiến chính trị trong thế giới thực đến những cách tiếp cận trừu tượng hơn.

Với một tác phẩm nghệ thuật được trình chiếu trong hai giờ, không phải người tham quan nào cũng kiên nhẫn xem hết toàn bộ triển lãm trong một lần tham quan, nhưng để tóm gọn lại thì tác phẩm đã mang đến một cái nhìn phức tạp gồm nhiều khía cạnh choáng ngợp của thế giới trong sự kìm kẹp của chủ nghĩa tư bản vào giai đoạn cuối. (SRS)

10.  Kader Attia. Scars remind us that our past is real tại Fundació Joan Miró (Barcelona, Tây Ban Nha)

Triển lãm diễn ra từ 15/04/2018 đến 30/09/2018.

Trong triển lãm cá nhân của mình tại Barcelona, nghệ sĩ người Pháp gốc Algeria – Kader Attia đã trưng bày các tác phẩm thể hiện những địa hình tâm địa lý (psycho-geography) qua những vết sẹo lớn nhỏ được đặt tại Fundació Joan Miró. Attia khoanh vùng thông điệp của mình bằng cách phỏng vấn những người thuộc tầng lớp lao động bị cuốn vào cuộc khủng hoảng di cư. (ZS)

11.  Carlos Motta: The Crossing tại Bảo tàng Stedelijk (Amsterdam, Netherlands)

Triển lãm diễn ra từ 15/04/2018 đến 30/09/2018, giám tuyển bởi Martijn van Nieuwenhuyzen.

Triển lãm đã ghi lại cảnh ngộ của 11 người tị nạn LGBTQI từ Bắc Phi, Trung Đông đến Amsterdam. Từ đó, Motta đã tái hiện lại những thảm cảnh bi thương về trốn thoát, đấu tranh, kết hợp với những nạn nhân queer bị xa lánh và tách biệt khỏi những người tị nạn khác vì giới tính và khuynh hướng tình dục của họ.

Nhằm tăng thêm tính hấp dẫn cho triển lãm, nghệ sĩ đã mang đến hai tủ kính trưng bày các vật thể từ các thuộc địa cũ của Hà Lan, giải thích cho lý do vì sao đất nước này cần có trách nhiệm chứa chấp những người nhập cư chạy trốn đến vùng đất của họ để có cuộc sống tốt đẹp hơn. (ZS)

12.  Rhee Seundja: Road to Antipodes tại the National Museum of Modern and Contemporary Art (Seoul, Hàn Quốc)

Phòng triển lãm của Road to Antipodes

Triển lãm diễn ra từ 22/03/2018 đến 29/07/2018

Phong trào #MeToo đã dấy nên một cuộc tranh luận mạnh mẽ về bình đẳng giới tại xứ sở kim chi. Trong bối cảnh này, tác phẩm Rhee Seundja: Road to the Antipodes diễn ra tại the National Museum of Modern and Contemporary Art (Bảo tàng nghệ thuật đương đại quốc gia) đã tạo ra một điểm sáng cho nghệ sĩ danh tiếng này.

Triển lãm được giám tuyển bởi Park Mi-hwa nhằm kỉ niệm 100 năm ngày sinh của nữ nghệ sĩ Rhee cũng như hồi tưởng lại con đường sự nghiệp gắn bó với nghệ thuật kéo dài 6 thập kỉ của bà. Trong hơn 120 tác phẩm, Rhee đạt được sự hài hòa thuần túy của các ý tưởng mâu thuẫn Đông Tây, tinh thần và vật chất, tự nhiên và nhân tạo, sự sống và cái chết. Trong các tác phẩm của bà, nghệ sĩ liên tục khai thác sự đối lập như vậy để tạo ra sự thống nhất triệt để trong bức tranh của bà. (Hayoung Chung)

TRANG PS (Theo Hyperallergic)


 
Back to top