Nghệ thuật / Nghệ sĩ

Guernica của Picasso: Từ thông điệp phản kháng Chiến Tranh Việt Nam và hành trình trở thành biểu tượng của các nhà hoạt động toàn cầu

Jun 11, 2020 | By Trang Ps

Nhắc tới Picasso, người ta thường nghĩ ngay tới tác phẩm “Những cô nàng ở Avignon”, thế nhưng Picasso đã để lại cho hậu thế một tác phẩm khác vô cùng ấn tượng và vẫn còn giá trị cho tới ngày nay, đó là “Guernica”.

Bức Guernica tại bảo tàng nghệ thuật quốc gia Tây Ban Nha, Reina Sofía. Ảnh: Bảo tàng Reina Sofia

Guernica là một trong những tác phẩm lớn nhất và quan trọng nhất của thiên tài hội hoạ Pablo Picasso. Không cần bàn cãi nữa, bức tranh tường cao hơn 3 mét và dài hơn 7 mét này là một kho báu của thế giới nghệ thuật thế kỉ 20, nhưng chính tác phẩm còn mang một giá trị lớn lao khác. Guernica đã trở thành một biểu tượng mạnh mẽ về sự khủng khiếp của chiến tranh đối với người biểu tình trên khắp thế giới.

Bức tranh nổi tiếng về đề tài chiến tranh

Vào ngày 26 tháng 4 năm 1937, ở đỉnh điểm của Nội chiến Tây Ban Nha, thành phố Gernika xứ Basque đã bị quân đội Đức và Ý ném bom như một hành động ủng hộ cho các lực lư­ợng dân tộc kháng chiến chống lại chính phủ Cộng hòa thứ hai. Sự kiện này đã truyền cảm hứng cho Pablo Picasso vẽ Guernica.

Pablo Picasso đang thực hiện bức Guernica, 1937. Ảnh: Bảo tàng Reina Sofia

Bức tranh là đơn đặt hàng cho Picasso (lúc bấy giờ đang ở Paris) do chính phủ hợp pháp của Cộng hòa Tây Ban Nha với yêu cầu ông sản xuất một bức tranh với quy mô lớn cho gian hàng Tây Ban Nha tại Hội chợ Thế giới Paris 1937. Guernica được hoàn thành trong khoảng thời gian chỉ hơn hai tháng từ tháng 4 đến tháng 6 năm 1937 để kịp trưng bày tại Triển lãm quốc tế ở Paris mùa hè năm đó. Công trình được trưng bày trong gian hàng Tây Ban Nha, được thiết kế bởi kiến trúc sư Josep Lluís Sert, bên cạnh các tác phẩm của các nghệ sĩ Tây Ban Nha khác như Alexander Calder và Joan Miró. Mặc dù gắn liền với sự kiện Guernica, công trình lại mang trong mình thông điệp rộng rãi là đại diện cho hình ảnh thảm khốc của chiến tranh nói chung.

Bức tranh tường Guernica, Pablo Picasso (1937). Ảnh: Bảo tàng Reina Sofia

Khi ngôn ngữ cảm xúc được đẩy lên cao nhất

Chúng ta không cần đi quá sâu vào phân tích ý nghĩa của bức tranh vì đã có quá nhiều các cuộc tranh luận, giải thích các tầng lớp, biểu tượng ẩn giấu chính bên trong bức tranh. Nhưng chúng ta đều đồng ý rằng, Guernica tố cáo một cuộc tấn công đẫm máu mà không cần phải sử dụng màu đỏ của máu. Pablo Picasso vẽ bức tranh nổi tiếng nhất của mình bằng màu đen và trắng. Kiệt tác phản chiến của Picasso, phản đối vụ đánh bom tại thị trấn Basque trong cuộc nội chiến Tây Ban Nha, là một bản hùng ca đơn sắc của người da đen, người da trắng và sắc thái của màu xám.

Tại sao ông lại vẽ nó như thế này? Khung cảnh được mô tả ở Guernica là một căn phòng kín với những chuyển động, tiếng la hét cùng người lớn, trẻ em và động vật. Những khuôn mặt đều mang sắc thái kinh hoàng. Đặc biệt, tại trung tâm của bức tranh là hình ảnh một con ngựa đang hí lên những tiếng hí đau đớn như giúp ta thấy rõ được cảm xúc mãnh liệt, tàn bạo của cuộc chiến mà không cần mất quá nhiều thời gian để nhìn ra được. Riêng bức vẽ nghiên cứu cho đầu của con ngựa trung Guernica thậm chí đã trở thành một tác phẩm mãnh liệt về lòng căm giận (Horse Head, 1937). Con ngựa, con bò là những biểu tượng quan trọng trong văn hoá của người Tây Ban Nha, bức Guernica xuất phát từ cuộc chiến của người Tây Ban Nha, nhưng giá trị của bức tranh có thể áp dụng một cách phổ quát hơn để ám chỉ tới bất kì một cuộc chiến nào trên thế giới.

Hành trình của Guernica ra thế giới

Sau khi kết thúc hội chợ triển lãm Paris, Guernica đã đi lưu diễn khắp châu âu và nước Mỹ. Chiến tranh kết thúc, Franco nắm toàn quyền và đảng Cộng hòa thất bại, bức tranh vẫn tiếp tục du hành và giúp gây quỹ cho những người tị nạn Cộng hòa Tây Ban Nha đã bỏ chạy khỏi đất nước. Bức họa được giới thiệu trong triển lãm khảo sát Picasso năm 1939 tại Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại ở New York, và Picasso cho phép MOMA đóng vai trò giám hộ cho bức Guernica.

Các sinh viên biểu tình với áp phích Guernica năm 2017 tại Barcelona như một phần của chiến dịch giành độc lập cho xứ Catalan. Ảnh: Artnews

Vào đầu và giữa những năm 1950, Guernica đã tới Milan, São Paulo, Paris, Munich, Cologne, Stockholm, Brussels và Amsterdam. Bức tranh tường và khoảng 95 tác phẩm khác mà Picasso cho mượn kể từ năm 1939 vẫn thuộc quyền quản lý của MoMA cho đến năm 1958, khi MoMA tổ chức buổi trình diễn “Picasso: Kỷ niệm 75 năm”. Sau triển lãm đó, Picasso yêu cầu Guernica và các bản vẽ nghiên cứu phục vụ cho tác phẩm sẽ ở lại MoMA theo một khoản vay vô thời hạn, cho đến khi Tây Ban Nha thiết lập một chính phủ dân chủ.

Năm 1981, sáu năm sau khi Franco qua đời, và tám năm sau khi Picasso qua đời, cuối cùng Guernica trở về quê hương của vị hoạ sĩ thiên tài. Tây Ban Nha lúc này vẫn là một quốc gia phân cực, vốn đang phục hồi sau gần bốn thập kỷ độc tài, bức tranh lúc đó được trưng bày sau tấm kính chống đạn.

Sau nhiều năm, bức Guernica đã trở thành biểu tượng của “dân chủ”và “giải phóng”, hình ảnh của nó bị chiếm đoạt bởi các nghệ sĩ, các phong trào xã hội, biểu tình và đấu tranh, cũng như các sản phẩm dành cho tiêu dùng đại chúng và thương mại. Người ta thậm chí có thể bắt gặp bản tái hiện tác phẩm tại một trung tâm mua sắm tại Tokyo, Nhật Bản. Và người ta dùng Guernica như một hình ảnh, một ngôn ngữ thú vị để kể lên những câu chuyện khác nhau về chính trị, các cuộc đấu tranh và hoà bình thế giới.

Từ thông điệp phản kháng trong Chiến Tranh Việt Nam tại Mỹ

Khi chiến tranh Việt Nam nổ ra, Guernica được các nhà hoạt động sử dụng một lần nữa. Liên minh Công nhân Nghệ thuật, một nhóm nghệ thuật đã xoá bỏ chủ nghĩa thực dân và phân biệt chủng tộc của Hoa Kỳ, đưa bức tranh lên các áp phích trong các hoạt động phản kháng (1960 và 1970), “Dừng ngay cuộc chiến ở Việt Nam ngay bây giờ!”. Năm 1970, sau vụ thảm sát Mỹ Lai năm 1968 tại Việt Nam, Liên minh Công nhân Nghệ thuật đã yêu cầu một bức thư ngỏ có chữ ký của các nhân vật nổi tiếng trong thế giới nghệ thuật, bao gồm các nghệ sĩ Louise Bourgeois, Donald Judd và Robert Smithson, rằng Picasso đã loại bỏ tác phẩm khỏi Bảo tàng của nghệ thuật hiện đại. Họ giải thích rằng, “Việc giữ bức Guernica trong Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại, New York, ngụ ý rằng cơ sở của chúng ta có quyền phẫn nộ về tội ác của người khác và bỏ qua tội ác của chính chúng ta.”

Một poster, ‘Dừng chiến tranh ở Việt Nam ngay bây giờ! (Bản in offset năm 1970), có một chi tiết từ bức Guernica

Cho tới biểu tượng quen thuộc của những nhà hoạt động toàn cầu

Thông điệp phản đối chiến tranh của bức Guernica tiếp tục được lan toả mạnh mẽ mãi tới tận sau này. Bức tranh vẫn được tái hiện lại trong nhiều buổi diễu hành phản đối chiến tranh khắp nơi trên thế giới. Phải kể đến những năm gần đây tại các thành phố Rome, Barcelona và các địa điểm khác trên thế giới. Năm 2003, những người biểu tình vẽ lại bức tranh và biểu hành trên đường phố Madrid, khắp nơi truyền thông thế giới cũng hoà mình vào làn sóng phản đối cuộc chiến tranh tại Iraq lúc bấy giờ, phải kể đến sức ảnh hưởng của bìa tạp chí The New Yorker 17 tháng 03 cùng năm đó. Gần đây nhất thế giới lại được nhìn thấy “Guerinica” trên đường phố của Barcelona trong một cuộc diễu hành đòi độc lập cho xứ Catalan năm 2017.

Bìa tạp chí The New Yorker, 2003 đăng tải hình ảnh cắt ra từ bức Guernica,2003. Nguồn: The New Yorker

Và mặc dù sau nhiều năm du hành khắp nơi, bức tranh trở về với quê hương của người hoạ sĩ tài năng và được bảo vệ nghiêm ngặt trong bảo tàng Reina Sofía (Madrid), nhưng hình ảnh, trái tim và biểu tượng của bức tranh vẫn tiếp tục hành trình ra khắp thế giới để được sống với đúng giá trị mà nó được tạo ra.

Chẳng phải Guernica có màu đen và trắng vì nó đang đào sâu vào sự thật đằng sau những bức ảnh đấy thôi. Một bức tranh có màu sắc được vẽ ra là để được ngắm nhìn. Nhưng với Guernica, Picasso không muốn chúng ta nhìn một cách thụ động, mà bạn cần tưởng tượng những khoảnh khắc khủng khiếp này từ bên trong. Giả sử như bức tranh này được tô màu, cảm xúc của người xem có thể nhẹ nhàng hơn. Thay vào đó, màu đen trắng buộc chúng ta phải suy nghĩ. Picasso quả xứng danh là một nhà tư tưởng đại tài.

Thực hiện: Blue

 


 
Back to top