ART & CULTURE

Ian Choi và nghệ thuật tạo tiểu cảnh hoài niệm Hồng Kông xưa

Jun 05, 2022 | By Ton Binh

Các thành phố như Hương Cảng đang phát triển với tốc độ chóng mặt. Trong quá trình đó, các các cảnh quan đô thị cổ quen thuộc dường như đã biến mất. Chúng như bị cuốn trôi đi bởi những làn sóng mới của sự đổi thay. 

Nghệ sĩ Ian Choi trong việc tạo ra các tiểu cảnh của các tòa nhà ở Hồng Kông.

Nhiếp ảnh là một cách để lưu giữ quá khứ, nhưng đối với một số người, bao gồm cả nghệ sĩ Ian Choi, anh chọn một con đường khác – xây dựng không gian ba chiều (3D). Bằng cách sử dụng các ứng dụng khác nhau, Choi tạo ra các mô hình thu nhỏ của các tòa nhà cũ của Hồng Kông, giữ những công trình di sản này tồn tại bên ngoài các sách lịch sử. Một số tác phẩm của anh đã được triển lãm ở quốc tế.


Các mô hình thu nhỏ Cửa Long Trại Thành (Kowloon Walled City) này như mang lịch sử của thành phố ra đời thực.

Ian Choi đã chia sẻ về cách sử dụng các ứng dụng và công nghệ mới để lưu giữ những hoài niệm.

Tái tạo Hồng Kông cũ

Là một kỹ sư toàn thời gian và nghệ sĩ bán thời gian, Choi đã thích đồ chơi và mô hình từ khi còn nhỏ. Năm 2010, anh bắt đầu hành trình sưu tập đồ thu nhỏ khi mua mô hình một chiếc máy may cổ điển mi-ni tại Chợ Ladies ở Mong Kok.

Thất vọng vì thiếu sự đa dạng sản phẩm mà anh có thể tìm thấy trong các cửa hàng, anh đã kết nối với những người bạn cùng chí hướng để tạo ra các tác phẩm tiểu cảnh của riêng mình.

Choi chủ yếu tập trung vào việc tái tạo các phiên bản thu nhỏ của các công trình cũ mang tính biểu tượng, chẳng hạn như Quán cà phê Trung Quốc (CHINA CAFE) ở Mong Kok, Nhà Xanh (Blue House) nổi tiếng ở Wan Chai và Cửu Long Trại Thành (Kowloon Walled City) – để hoàn thành các tiểu cảnh phức tạp như thế này là cả một quá trình phức tạp có thể mất đến ba hoặc bốn tháng.

Nhà Xanh ở Wan Chai là tác phẩm yêu thích nhất của Choi cho đến nay, với những chi tiết nhỏ nhất được tái tạo lên dựa trên các tài liệu tham khảo thực tế.

Nghiên cứu đa chiều

Sau khi bắt tay vào một dự án, Choi khảo sát địa điểm trực tiếp và sử dụng ứng dụng hỗ trợ Máy quét 3d cảm biến LiDAR ( LiDAR-powered 3d Scanner ) để tạo ra một mô hình 3D. Máy quét LiDAR phát đi một chùm tia laser rồi thu nhận lại tín hiệu phản hồi, bằng tốc độ ánh sáng đã biết trước, độ trễ phản hồi được ghi nhận, từ đó tính được khoảng cách giữa máy phát và vật thể một cách tương đối chính xác. Thông thường, các đối tượng vật thể được quét cũng có mật độ lưới cao (số lượng yếu tố trên một đơn vị diện tích lớn hơn trong mô hình 3D), giúp tạo mô hình 3D dễ dàng hơn.

Với chức năng Đo lường của ứng dụng, Choi tính toán kích thước thực tế dựa trên mô hình được quét, vì vậy anh có thể thu nhỏ mọi thứ một cách tương xứng và chính xác. Anh cũng chụp ảnh 2D với các chi tiết phong phú, để các họa tiết như bảng hiệu và lát xúc giác cho những người mù hoặc có thị lực thấp được thể hiện một cách chi tiết nhất.

Tuấn Linh 


 
Back to top