Nghệ thuật

“Kẻ lừa đảo Tinder”: Vì sao con người dễ lung lạc?

Feb 20, 2022 | By Trang Ps

Phản ứng vô thức của bản ngã là luôn bị kích thích bởi những thứ có thể mang đến cho nó sự thỏa mãn dục vọng chớp nhoáng. Chính sự thỏa mãn tạo ra niềm tin lâu dài về việc được “chiều chuộng” này. Đây chính là căn nguyên vì sao người ta dễ dàng bị lừa dối trong cuộc sống. Để phản ánh điều này, gần đây, nổi lên có bộ phim tài liệu The Tinder Swindler (tạm dịch: Kẻ lừa đảo Tinder) và Inventing Anna.

Sự lừa đảo tinh vi của Simon Leviev và Anna Sorokin

Tinder Swindler vs Inventing Anna: Why do we treat victims of romance scams so poorly? | The Independent

Tinder Swindler vs Inventing Ann.

Bộ phim tài liệu tội phạm Kẻ lừa đảo Tinder được công chiếu hôm 2/2 vừa qua, là câu chuyện có thật kể về một nhóm phụ nữ không may dính vào vụ lừa đảo tình ái phức tạp, cực đoan đến mức khiến nhiều người trong số này đang phải gánh khoản nợ đến hàng trăm nghìn USD. Kẻ gây rối ở đây là Simon Leviev. Anh ta mạo danh mình là con trai Shimon Hayut (hay còn gọi là Simon Leviev) của tỷ phú kim cương người Israel Lev Leviev.

Người đàn ông này đưa các cô gái vào tròng bằng những món quà, chuyến đi, lời hứa hẹn về tình yêu, cam kết… Những “vị ngọt” ngàn đời luôn mê hoặc bản năng dục vọng của những người si mê cả tin. Sau khi lấy được lòng tin, Hayut yêu cầu đối phương cung cấp số tiền lớn với lý do anh ta cần bảo vệ danh tính của mình khỏi “kẻ thù”.

The Tinder Swindler, Simon Leviev Dan Wanita Yang Dia Tipu, Kabar Terbaru Berkencan Dengan Model Israel - Desk Jabar

Is Netflix exposure making scammers like Simon Leviev and Anna Sorokin rich and famous?

Shimon Hayut khoe khoang cuộc sống sang chảnh sau khi ra tù.

Cecilie Fjellhoy, Pernilla Sjoholm và Ayleen Charlotte là những nạn nhân đã xuất hiện trong phim để kể việc họ đã gặp Hayut trên Tinder như thế nào và bị anh ta thao túng, lừa tình, lừa tiền như thế nào. Gặp Hayut vào năm 2019, cô gái 29 tuổi Fjellhoy chia sẻ rằng cô bị lừa hơn 270.626 USD, còn Sjoholm kể mình đã đưa cho kẻ lừa đảo ít nhất 45.000 USD.

Những nạn nhân này đã tạo ra trang GoFundMe nhằm kêu gọi sự giúp đỡ để trả nợ. Nhưng bất bình thay, Hayut, người bị kết án 15 tháng tù nhưng được thả chỉ sau 5 tháng, và vẫn có cuộc sống xa hoa tại Israel.

Chỉ vài ngày sau khi công chiếu The Tinder Swindler, Netflix tiếp tục cho ra mắt một bộ phim khác cùng chủ đề, Inventing Anna, cũng dựa trên câu chuyện có thật về kẻ lừa đảo khét tiếng, Anna Sorokin. Từ năm 2010 đến 2017, Sorokin đóng giả làm người thừa kế triệu phú Anna Delvey để lừa đảo các tổ chức tài chính và giới thượng lưu toàn cầu.

Seen 'Inventing Anna'? Here's What It Gets Right (and Wrong) - The New York Times

Inventing Anna.

Giống như Simon Leviev, Anna Sorokin đã dành nhiều tháng, thậm chí nhiều năm để xây dựng hình ảnh hào nhoáng trên mạng xã hội, cố gắng chiếm lấy lòng tin trước khi lừa gạt các nạn nhân.

Tuy nhiên, trong trường hợp của kẻ lừa đảo Hayut, anh ta không ngừng chối tội và xoay chiều dư luận bằng cách đổ lỗi cho nạn nhân. Những phụ nữ “nhẹ dạ cả tin” vào anh ta bị nhiều người chế diễu là “kẻ đào mỏ” hay “tham lam mác tỷ phủ”. Trong khi đó, việc trầm trọng hóa hành vi phạm tội của “nữ thừa kế giả mạo” Anna Sorokin đã phủ bóng đen lên các nạn nhân của cô, những kẻ gần như không được đề cập trên truyền thông.

Điều gì đã khiến cho chúng ta nhẹ dạ cả tin người khác?

Your First Look at the 'Inventing Anna' Trailer: WATCH - Netflix Tudum

Inventing Anna.

Như đã trình bày, một khi tập khí tham ái được kích thích và tâm si của con người quá sâu dày khiến họ không thấy ra sự thật, thì việc để bị lừa, bị lôi cuốn theo ngoại cảnh là một chuyện đương nhiên. Tâm tham ái của con người rất yêu thích việc được thỏa mãn và chiều chuộng theo mong muốn chủ quan của nó. Vì thế, khi kẻ lừa đảo hoàn thành được nhiệm vụ này, thì họ liền có đức tin hay sự si mê (càng lớn) bên trong nạn nhân.

Vì sự nhẹ dạ cả tin, mà người ta dễ trao phó bất cứ điều gì mà đối phương yêu cầu. Cho đến khi đối diện với thực tại là đối phương là một kẻ lừa đảo, họ trở nên vô cùng đau khổ và phiền não. Họ bắt đầu thấy mình mất mát, thấy mình mù quáng ra sao. Và sự mù quáng ở con người gần như được thể hiện ở nhiều mặt, chứ không riêng gì trong chuyện tình ái.

Dù dư luận có nhiều chiều ra sao, và những phản ánh đổ lỗi, thương hại như thế nào, thì đó vẫn chỉ là ý kiến riêng của mỗi cá nhân. Cốt lõi của hai câu chuyện lừa đảo này là để cho ta thận trọng – chú tâm – quan sát lại chính mình, để không bị lôi cuốn theo sự hấp dẫn của ngoại cảnh (duyên) đến với mình. Tỉnh giác trước mọi hoàn cảnh là điều quan trọng nhất.


 
Back to top