Triển lãm “Cửa số lên những tầng mây”: Về những thế giới khác với thực tại của chúng ta
Tại Bảo tàng Frieder Burda’s Salon Berlin, du khách choáng ngợp và mê hoặc hoàn toàn trước tác phẩm huyền ảo hiện lên như những đám mây treo lơ lửng trên trần nhà và đệm thảm hồng êm ái dưới chân. Ở đây, nghệ sĩ người Mỹ gốc Paris – Matthew Lutz-Kinoy đang thể nghiệm ý tưởng táo bạo nhằm dẫn dắt người xem vào một thế giới khác.
Tác phẩm thuộc một phần của triển lãm “Window to The Clouds” (Cửa sổ lên những tầng mây). Như tên gọi của nó, không gian trưng bày gây ấn tượng thị giác với những pom-pom bằng len đóng khung tranh và đồ gốm, thể hiện vai trò như tác phẩm sắp đặt tương tác với khán giả theo đúng nghĩa của nó.
Những bức tranh của Lutz-Kinoy thể hiện sức mạnh di sản từ thế kỷ 18: sơn ứng dụng tự do (liberal application paint), phom dáng mạnh mẽ, nét vẽ cử chỉ và lớp trong mờ thanh tao có tác dụng khám phá chiều sâu cả về khái niệm lẫn vật lý. Những tác phẩm đề cập đến biểu tượng thần thánh và tâm linh: tiểu thiên sứ, thiên thần và cái gật đầu đến tác phẩm điêu khắc La Porte de l’Enfer của Auguste Rodin, lấy cảm hứng từ bài thơ nổi tiếng Inferno của Dante.
Trong số những nguồn ảnh hưởng, Lutz-Kinoy dựa trên những tác phẩm, đặc biệt là Cruising Utopia (2009) của học giả José Esteban Muñoz. Trong đó, Muñoz viết “tương lai có thể là một vấn đề”, lập luận về sự tồn tại của nhiều tương lai tiềm năng trong hiện tại. Ở Window to The Clouds, Lutz-Kinoy kết hợp từ vựng về trình diễn và trưng bày để minh họa thời gian ấy, mặc có thể định lượng chứ không phải tuyến tính.