ART & CULTURE

Tường thuật chuỗi sự kiện Art Talk#1: Sưu tập nghệ thuật – Các hướng tiếp cận mới

Jun 11, 2022 | By Ton Binh

Với mong muốn đem lại góc nhìn chân thực về thị trường nghệ thuật hiện đại và đương đại Việt Nam, Art Republik và Luxuo Art sẽ tổ chức buổi đàm thoại tại Hà Nội với tựa đề “Sưu tập nghệ thuật: Các hướng tiếp cận mới”.  Đây cũng là dịp ra mắt ấn phẩm thứ tư của tạp chí Art Republik: “Những gì là cốt lõi”.

Buổi đàm thoại được diễn ra với sự dẫn dắt của người điều phối, giám tuyển Dương Mạnh Hùng và 3 diễn giả bao gồm: Ariel Phạm (nhà sưu tập), Ace Lê (Tổng biên tập Art Republik), Hải Đăng Trần (đại diện Indochine House Gallery).

Các diễn giả tham gia Art Talk #1 (từ phải sang) bao gồm: người điều phối, giám tuyển Dương Mạnh Hùng; Ace Lê (Tổng biên tập Art Republik); Ariel Phạm (nhà sưu tập); Hải Đăng Trần (đại diện Indochine House Gallery).

Câu hỏi 1:  Nhìn về quang cảnh thị trường nghệ thuật trong 5 năm qua, đặc biệt sau khi trải qua đại dịch với nhiều khó khăn cùng cơ hội, ở vị trí người sưu tập và nhà cố vấn nghệ thuật, anh/chị có nhận xét chung gì về những khó khăn và thuận lợi cho thị trường ở thời điểm này?

Nhà sưu tập Ariel Phạm:

Nền nghệ thuật Việt Nam bao gồm 3 đối tượng: người sáng tạo (nghệ sĩ), người thực hành nghệ thuật (giám tuyển) và cuối cùng là công chúng. 

Thời gian dịch bệnh ảnh hưởng đến từng đối tượng. Trước hết, công chúng phải hạn chế đi lại, không có cơ hội trải nghiệm và nghệ sĩ không có cảm hứng sáng tác. Tuy nhiên, điều này khiến một số anh/ chị em nghệ sĩ có thời gian lắng đọng để chiêm nghiệm lại các sản phẩm nghệ thuật. 

Người thực hành (giám tuyển/ biên tập nghệ thuật): không thể ra nước ngoài, tất cả hoạt động bị giới hạn trong nước. Họ buộc phải sống chung với bối cảnh, thích ứng bằng cách đưa ra không gian trưng bày số, toạ đàm online. Đó là một điều bất lợi, cùng lúc đó mọi người lại tìm hiểu sâu hơn chất liệu của tương lai. 

Công chúng (người thưởng thức/ nhà sưu tập): quay về thị trường nội địa để xem nghệ sĩ nước nhà đang ở vị trí nào. Nguyên tắc xem, mua và đánh giá không còn trực tiếp nữa. 

Nhà sưu tập Ariel Phạm

Nhà giám tuyển Ace Lê: 

Báo cáo về thị trường nghệ thuật trước và sau đại dịch đang có dấu hiệu hồi phục mạnh mẽ, tổng số giá trị cao (65 tỷ USD) vượt lên sau khi bị tụt xuống vào năm ngoái là 50 tỷ USD. Đây là con số công khai chính thống chưa kể đến thị trường thứ cấp. 

Giá trị trung bình của 1 tác phẩm được tăng lên. Nhà đấu giá: hầu hết chỉ số đều lấy nguồn thông tin công khai. Trích số liệu của Sotheby’s, năm 2021 của họ là năm tăng trưởng kỷ lục 70% so với cùng kỳ năm trước đó, 40% là những người đấu giá lần đầu tiên. Tổng số tiền đấu giá 7,3 – 7,4 tỷ USD, trong đó, 600 triệu USD đấu giá qua mạng. 

Nhìn dự báo của Knight Frank chỉ số S&I (những người có tổng giá trị tài sản trên 3 triệu USD), tầng lớp trung lưu cũng sẽ tăng khá nhiều. Điều này sẽ tạo ra lứa nhà sưu tập khác với thế hệ trước. Người Việt sinh ra đã có điều thiệt thòi là những bộ môn về lịch sử, nghệ thuật, bảo tàng bên ngoài chất lượng tranh bên trong cũng gặp nhiều bất cập. Họ lớn lên dù yêu nghệ thuật nhưng ít trải nghiệm với nó. Sau khi đã đạt được những thành công nhất định trong sự nghiệp họ sẽ quay về nghệ thuật từ con số không. 

Đăng Trần – đại diện Indochine House Gallery:

Trong 5 năm qua, mình nhận thấy một điều khá rõ ràng là Sotheby’s (3-5 năm qua) đạt kỷ lục về doanh số cho tranh Việt Nam. Sự tăng trưởng này có thực sự lành mạnh hay không hay do bị tác động bởi một số yếu tố khác? Riêng Christie’s và Sotheby’s doanh số cho tranh VIệt Nam xấp xỉ 43 triệu USD: Nó giúp phổ cập tranh của hoạ sĩ Việt Nam ra thế giới, thế giới đã đón nhận những tài năng của nước ta và chất lượng của nghệ thuật Việt Nam, kéo luôn mặt bằng giá và độ phổ cập của nghệ thuật của Việt Nam. 

Trên khía cạnh kinh doanh nghệ thuật (gallery): sau Covid cách chúng ta tiếp cận khách hàng đòi hỏi mình phải sáng tạo hơn, số hoá về chiến lược, truyền thông cần phải suy nghĩ kỹ lưỡng và bài bản. Thương hiệu của bên mình tuy mở từ năm 1997, tạm dừng và mới mở lại cách đây 1 năm. Một trong những cách thích ứng bên mình áp dụng: tổ chức sự kiện cho từng nhóm nhỏ hướng đến những đối tượng khách cụ thể. 

Câu hỏi 2: Nhìn về thị trường đương đại, anh/chị có nhận định gì về cách các nghệ sĩ và gallery Việt Nam định giá tác phẩm? Có thể so sánh với các thị trường Đông Nam Á nào làm hệ quy chiếu? 

Đăng Trần – đại diện Indochine House Gallery:

Nếu mà nói về thị trường tranh đương đại Việt Nam, mình nghĩ nó dựa trên nguồn cung – cầu, nguyên tắc ngầm: barem giá (hoạ sĩ trẻ mới ra trường so với hoạ sĩ thành danh): độ phát triển của ngành kinh tế Việt Nam và tầng lớp trung lưu ngày càng phát triển. 

Người Việt Nam sưu tập tranh của các hoạ sĩ Việt Nam, cũng giống như tại Trung Quốc, người dân mua đồ sứ, đồng để giữ gìn văn hoá, tinh hoa của họ. Việc định giá cũng không phải là vấn đề mới, điều này yêu cầu người hoạ sĩ cần tạo mối quan hệ khăng khít với gallery có tiềm năng phát triển và tăng giá trị bền vững khi xây dựng lộ trình.

Quá trình định giá cũng phụ thuộc vào mức độ họ được công nhận tại thị trường Việt Nam và quốc tế. Thị trường nội địa khá cao nhưng khi đấu giá nước ngoài lại không giữ được phong độ như trong nước. Điều này dẫn ra một cái hơi phi lý trong nước bỏ ra nhiều tiền nhưng khi đấu giá quốc tế lại không đạt được như vậy. 

Hải Đăng Trần – đại diện Indochine House Gallery

Nhà sưu tập Ariel Phạm:

Nói chung câu chuyện về giá bao giờ cũng quyết định dựa trên cung – cầu. Tuy thị trường nghệ thuật mang tính chủ quan nhưng nó có bộ tiêu chí cụ thể: bản thân tác phẩm (chất liệu, kích thước, quy mô, thời gian hoàn thành tác phẩm); người nghệ sĩ (thâm niên, triển lãm trong và ngoài nước,  thành tựu: sự hiện diện trên các bảo tàng lớn, công nhận ở tầm quốc tế). Tất cả điều đó tạo nên giá cả và vị thế của người nghệ sĩ. 

Ngoài ra còn bị tác động bởi những người các nhà tạo lập thị trường, giống như thị trường chứng khoán (đội lái): thổi phồng và thao túng về giá. Định giá và đánh giá là hai phạm trù hoàn toàn khác nhau: không phải cứ tác phẩm giá cao là tác phẩm ấy tốt. 

Nhà giám tuyển Ace Lê:

Có rất nhiều người đại diện cho nghệ sĩ Việt Nam đều có nhận thức chung: giá tác phẩm còn quá cao, nhất là trong giai đoạn các nghệ sĩ còn đang trong giai đoạn khởi động. Nghệ thuật vận hành trong hệ quy chiếu là nền kinh tế thị trường. Tất nhiên có những nghệ sĩ “underground” không muốn dính dáng đến thể chế chính quy. 

Nếu bạn muốn bắt đầu sự nghiệp sưu tập, bạn cần chấp nhận sự vận hành của nền kinh tế thị trường. Nếu bạn lên các trang phân tích về dữ liệu: art fact, art price,… họ thống kê giá của các tác phẩm của các nghệ sĩ về lý lịch của họ rõ ràng có một tỷ lệ thuận giữa hoạt động nghệ thuật và tham gia của các nghệ sĩ này vào các triển lãm nội địa, quốc tế, lưu trú.

Quá trình phát triển của nghệ sĩ được chia thành các nấc thang: khởi động, tăng tốc, thành danh. Ví dụ, như bên Singapore các nhà sưu tập rất thích đi các show triển lãm ngay từ khi sinh viên nghệ thuật vừa mới ra trường, họ đã chọn mặt gửi vàng ngay từ lúc đó. Các nghệ sĩ mới ra trường sẽ mở triển lãm solo hoặc đầu quân cho các gallery, … đích đến là một solo show tại một bảo tàng lớn. Giá trị kinh tế cũng tỷ lệ thuận với quá trình phát triển của nghệ sĩ. 

Câu hỏi 3:  Tầm nhìn và chiến lược đóng vai trò gì trong việc xây dựng một bộ sưu tập? Vai trò ấy có gì khác nhau giữa sưu tầm Đông Dương/hiện đại hay đương đại không?

Nhà sưu tập Ariel Phạm:

Thật sự, không chỉ sưu tập nghệ thuật mà các lĩnh vực khác cũng đều phải có chiến lược và kế hoạch. Ví dụ, mình là một nhà sưu tập, sau một quá trình mình xác định sẽ đem bộ sưu tập ra công chúng. Với dụng ý đó, chiến lược mình cần quan tâm: phân chia ngân sách, bố trí lộ trình thu mua, cân nhắc tỷ trọng giữa các chất liệu và nghệ sĩ trong, ngoài nước trong cùng một bộ sưu tập. 

Chúng ta cũng phải tính toán kích thước của tác phẩm trong không gian tương lai mình muốn mở. Ngoài ra, mình cũng cần đặt ra một công thức riêng: tính liên hệ với bản thân, tính suy tưởng, tính đột phá, tự do với cá nhân,… Đó là một phạm trù khá rõ ràng về chiến lược. 

Tầm nhìn là câu chuyện mình nhìn được bao xa, mình cởi mở và cấp tiến như thế nào? Ví dụ, một tác phẩm của anh Danh Võ (National Gallery bên Singapore sưu tập). Anh đặt hàng 6 nghệ sĩ Trung Quốc tạo ra 6 phiên bản, tác phẩm đó được tính là tác phẩm của Danh Võ. Sáng tác bằng ý niệm: sự đóng góp của nghệ sĩ là ý niệm và tư duy phản biện. 

Nếu bạn chấp nhận một người không trực tiếp tạo ra là tác giả của tác phẩm thì điều đó không phổ biến. Ngược lại, nếu bạn chấp nhận người nghệ sĩ sáng tạo dựa trên ý niệm thì là câu chuyện khác. 

Đăng Trần – đại diện Indochine House:

Mình quen một người có hàng trăm bức tranh, sau đấy họ muốn rút gọn và đảm bảo về tính lâu dài, bền vững, tìm ra động cơ trong sưu tập của mình. 

Tiêu chí của mỗi người khá là khác nhau. Nếu nói về một người sưu tập đặt vấn đề tài chính không quá quan trọng mà giá trị của tác phẩm. Họ nên gặp một người giám tuyển hoặc chủ gallery mà hơn tin tưởng làm cố vấn, đặt sự quan tâm nhất định đối với người sưu tập. Công việc của người cố vấn là phải tư vấn cho người sưu tập trong cách họ sưu tập tác phẩm. 

Nhà giám tuyển Ace Lê:

Nghệ thuật là một loại tài sản có thanh khoản cao. Nếu mình ở tư cách là nhà sưu tập, mục tiêu của  mình chỉ ở giai đoạn 5- 10 năm sẽ đem bán, hay bộ sưu tập thể hiện tính cách cá nhân.

Nhà giám tuyển Ace Lê

Câu hỏi 4: Có những cách nào để “làm sống” một bộ sưu tập, khiến nó trở thành một thực thể có hồn, có tương tác với công chúng?

Nhà sưu tập Ariel Phạm: 

Câu chuyện đưa bộ sưu tập ra công chúng là điều khá quan trọng bởi đó là cách tác phẩm nghệ thuật sống: tồn tại qua lời bàn tán, đối thoại,… từ đó thổi sinh khí và truyền cảm hứng cho người nghệ sĩ. 

Mình sẽ đưa bộ sưu tập ra công chúng như thế nào: trường phái trao tay (hiến cho bảo tàng công, không gian bệnh viện, trường học,…); Giữ quyền kiểm soát ( không gian qui mô như một bảo tàng thu nhỏ). Ngoài ra, bạn có thể đưa tác phẩm thành nghệ phẩm: in lên đồ lưu niệm, văn phòng phẩm, len lỏi vào cuộc sống thường nhật. Công chúng mua được tác phẩm ấy bằng giá cả phải chăng hoặc đơn vị giáo dục nghệ thuật mượn tác phẩm làm tài liệu học cụ,… Tổ chức chương trình cộng đồng, phòng trà,… 

Đăng Trần – đại diện Indochine House Gallery: 

Nếu chỉ tập trung vào hiện đại, đương đại, làm “sống” một bộ sưu tập chúng ta cần hiểu rõ động cơ hoặc vấn đề đương đại. Chúng ta có thể áp dụng công nghệ, marketing, truyền thông, cách họ treo tranh, bày biện tăng giá trị sống cho tác phẩm. 

Khách mời tham dự tại Art Talk#1

Nhà giám tuyển Ace Lê: 

98% các tác phẩm trong bảo tàng không được bày trong công chúng, 2% nằm trong đó được trưng bày trước công chúng. Vấn đề đặt ra là làm cách nào để công chúng tiếp cận và tương tác được với bộ sưu tập, họ mượn đến công nghệ hoặc cách nào khác: số hoá vé, biến nó thành bảo tàng cá nhân, NET (ngày openday) mở cửa phòng kho, xem cách bảo tàng bảo quản tranh như thế nào.

Mình nghĩ có một phần quan trọng là bên cạnh việc giám tuyển hoặc làm trưng bày, bảo tàng có vị trí cho public program: các chương trình đưa ra công chúng, vị trí cần nghĩ ra nội dung tương tác với công chúng trong các workshop để kết nối với những đối tượng khác. 

Câu hỏi 5:  Anh chị nghĩ sao về vai trò của truyền thông, báo chí trong bối cảnh nghệ thuật hiện nay? Liệu sẽ có những thuận lợi hay thử thách gì từ phía truyền thông đối với các nhà sưu tập nghệ thuật?

Đăng Trần – đại diện Indochine House Gallery

Một trong những vấn đề trở ngại khi người sưu tập tập trung vào hiện đại, Đông Dương. Thị trường Việt Nam còn sơ khai và cần nhiều thời gian. Trong nước, mình tổ chức, giám tuyển họ sẽ đưa ra một vài phương pháp để giám định tác phẩm này là chân chính hay không hoặc ở biên độ chính xác nhất có thể. 

Trong hệ sinh thái này cũng không nhiều gallery đi vào hiện đại, Đông Dương, bất kỳ ngành nghề nào càng cạnh tranh sẽ tạo ra thị trường lành mạnh hơn thay vì một người nắm độc quyền. 

Nhà giám tuyển Ace Lê: Anh Bùi Văn Tuất bị sao chép tranh sơn dầu thành sơn mài giả cổ. Những trường hợp như vậy là nghệ sĩ cũng không có ai bảo vệ.  Trường hợp Lương Xuân Nhị cần có những biện pháp xử lý nào, điều này cần có sự lên tiếng của người mua và tìm hiểu luật nước sở tại xem pháp luật của họ bảo vệ mình như thế nào?

Câu hỏi 6: Vị trí của các tập đoàn kinh tế và sàn đấu giá (trong và ngoài nước) sẽ có ảnh hưởng gì lên bộ mặt nghệ thuật và sưu tầm nước nhà?

Nhà giám tuyển Ace Lê: Mình đồng ý vì sưu tập nghệ thuật không là điều kiện cần đối với các tập đoàn kinh tế. Mình nghĩ việc Vingroup tham gia ở khía cạnh nào thì cũng đóng vai trò là người đi đầu, mình thấy các tập đoàn có không gian tiềm năng đều có thể đưa bộ sưu tập vào đó. Bên Singapore việc đó khá phổ biến, mỗi toà nhà đều có kinh phí đưa tác phẩm nghệ thuật vào đó. Mỹ cũng tăng ngân quỹ công tại các công trình nghệ thuật. Việt Nam thì chưa có, mang tính phong trào từ thời xưa hoặc tượng động vật (công chúng). 

Đăng Trần – đại diện Indochine House:

Sàn đấu giá quốc tế là nền tảng ở mức độ nào đó sát với sự minh bạch cho người bán và người mua. Không chỉ cho người đầu cơ mà những thị trường thứ cấp, những người sưu tập qua thời gian sẽ muốn đẩy lên đó để bán. Bắt đầu mọi người cũng nghĩ đến nghệ thuật thay vì món đồ trang trí nơi góc nhà. Nếu họ đầu tư đúng thì nó sẽ có giá trị gia tăng về mặt lâu dài. 

Câu hỏi 7: Tồn tại những khác biệt mấu chốt nào giữa một bộ sưu tập thiên về hiện đại và một bộ sưu tập thiên về đương đại? Chị nhận thấy có những thách thức/cơ hội nào trong việc sưu tầm tác phẩm đương đại của nghệ sĩ Việt Nam?

Nhà sưu tập Ariel Phạm:

Có hai cách nhà sưu tập tiếp cận tác phẩm: qua phòng tranh hoặc đến nói chuyện trực tiếp với nghệ sĩ. Rất khó để tách biệt nghệ sĩ và tác phẩm. Đơn giản là nghệ sĩ có nhiều câu chuyện xung quanh đời tư của họ, mình không muốn phụ thuộc vào họ để liên quan đến sự lựa chọn của mình. Vậy nên mình sẽ đi qua trung gian: đại diện các phòng tranh – trung chuyển giữa 2 đối tượng mua và nhận. 

Phòng tranh cũng như màng lọc, giúp bạn hướng đến những tác phẩm tốt, thay vì bạn phải bơi trong những tác phẩm “thượng vàng hạ cám”.

Trường hợp bạn làm việc trực tiếp với nghệ sĩ: bạn tìm hiểu quá trình thực hành của họ, tư duy của họ ảnh hưởng đến mình. Thay vì thưởng lãm mà toàn bộ tư duy logic được thay đổi từ cách người nghệ sĩ truyền cho mình. Tiếp xúc với nghệ sĩ giúp bạn có được những điều đó. Tuy nhiên, điều này không dễ dàng đối với một số nghệ sĩ chỉ muốn làm việc qua đại diện và không có nhu cầu nói chuyện với người sưu tập. 

Người điều phối Dương Mạnh Hùng

 

Đăng Trần – đại diện Idochine House Gallery

Đối với mình, người sưu tập đến thẳng chỗ làm của hoạ sỹ cần lưu tâm một vấn đề: 1,2 người thì được nhưng 100 người thì không ổn, nó liên quan đến tính ngoại giao. 

Hiếm khi người sưu tập làm việc với nghệ sĩ vì nó ảnh hưởng đến quá trình sáng tạo. Mỗi người nên làm tốt công việc của mình. Truyền đạt cho khán giả về ý nghĩa của bộ sưu tập phụ thuộc vào cách mình truyền đạt. 

 Nhà giám tuyển Ace Lê: 

Một trong những vấn đề rất lớn là nghệ sĩ bán tranh song song với gallery mặc dù đã có hợp đồng với gallery. 

Bên phòng tranh đầu tư rất nhiều về không gian, giới thiệu tranh, nghiên cứu. Ngược lại, nghệ sĩ cũng cần tôn trọng phòng tranh, mình cũng nên có sự tôn trọng với người làm nghề môi giới, nghệ thuật. Trong khi giới nghệ sĩ đang ở phần “sĩ” – bạn nên để những người có chuyên môn giao dịch làm. 

Câu hỏi 8:  Mọi người có thông điệp gì gửi gắm đến giới sưu tầm trong nước, đặc biệt là các nhà sưu tầm trẻ đang chập chững bước chân vào con đường ‘tình ái’ với nghệ thuật?Nhà sưu tập Ariel Phạm: 

Đối với các nhà sưu tập trẻ, mình thấy việc sưu tập nghệ thuật là câu chuyện tất yếu với người trẻ hiện đại như mình. Bởi cuộc sống hiện đại kéo họ vào guồng quay của kinh tế thị trường, mắc những căn bệnh như trầm cảm, áp lực tâm lý. Mình nghĩ chuyện sưu tập nghệ thuật giúp họ giải toả tâm lý. Bạn có thể coi như thú chơi hay công việc và nên xuất phát điểm từ tình cảm cho bộ môn này. Đừng nhìn nghệ thuật như món đồ chơi sinh lời, cũng đừng nhìn nó như phụ kiện xa xỉ tinh hoa, bạn sẽ nhanh chán nó thôi. 

Cuối cùng, những việc cần làm, nên làm sớm. Bạn nên sớm làm việc với đối tượng chuyên gia, phòng tranh chuyên môn để giúp bạn đỡ đi sai đường và không bị trả giá bằng tiền bạc. 

Đăng Trần – đại diện Indochine House Gallery

Đối với người mới sưu tập, hãy mua những gì mà mình thích, mặc dù những người chủ gallery chỉ là người định hướng thôi chứ không thể ảnh hưởng tới quyết định của mình.

Nhà giám tuyển Ace Lê:

Cần nghiên cứu liên tục, dù có đội ngũ giám tuyển chuyên nghiệp hay tự thân, mình vẫn nên tìm hiểu về nghệ thuật khi dấn thân vào con đường này. 

Thu Thảo


 
Back to top