LIFE

74000 vụ cháy rừng Amazon trong năm 2019: Bạn có thể làm gì để cứu lấy thảm họa này?

Aug 22, 2019 | By Trang Ps

Trong 3 tuần qua, lá phổi xanh của trái đất – rừng Amazon đã bị tàn phá bởi những đám cháy liên tục. INPE phát hiện có khoảng 74.000 vụ cháy từ tháng 1 đến tháng 8 năm nay, con số cao nhất kể từ năm 2013. Đơn vị này cũng thống kê được 9.500 vụ cháy rừng kể từ thứ Năm vừa qua, chủ yếu ở khu vực Amazon.

Lá phổi xanh của trái đất – rừng Amazon sản sinh 1/5 lượng khí oxi cho toàn thế giới, và chiếm 40% rừng trên hành tinh. Đây là nhà của 3 triệu loài thực vật, động vật và là nơi lưu trú lâu đời của người dân bản địa. Amazon là nguồn sống của thế giới khi nơi đây sở hữu đa dạng sinh học nhất với ước tính khoảng 390 tỷ cây riêng lẻ được chia thành 16.000 loài, đặc biệt hơn nữa, nó cũng đóng vai trò như như nơi đào thải lượng carbon và làm chậm tiến độ nóng lên của toàn cầu. Có diện tích tương đương một nửa nước Mỹ, đây là rừng mưa nhiệt đới lớn nhất thế giới.

Lỗi lớn đến từ nhà chức trách?

Nhưng trong 3 tuần qua, khu rừng nhiệt đới đã bị tàn phá bởi những đám cháy liên tục. Trong đó, 60% rừng nhiệt đới này nằm ở đất nước Brazil. Tổng thống Jair Bolsonaro tuyên bố rằng các tổ chức phi chính phủ (NGO) đã làm xấu mặt chính phủ khi đưa tin đám cháy “không chính xác” này, nguyên do là ông ta đã cắt bỏ tài trợ (dù chưa công khai bằng chứng xác thực nào). Chính sách lấy rừng làm đất canh tác của Jair Bolsonaro cũng bị cộng đồng chỉ trích và lên án liên tục.

Lá phổi xanh của trái đất bốc cháy không kiểm soát

A man works in a burning tract of Amazon jungle as it is being cleared by loggers and farmers in Iranduba, Amazonas state [Bruno Kelly/Reuters]

Theo Viện nghiên cứu không gian quốc gia (INPE), một số vụ cháy kỷ lục đã diễn ra trong năm nay. INPE đã phát hiện có khoảng 74.000 vụ chá trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 8, con số cao nhất kể từ năm 2013. Họ cho biết đã thống kê được 9.500 vụ cháy rừng kể từ thứ Năm vừa qua, chủ yếu ở khu vực Amazon.

Chỉ vài tuần trước, giám đốc của INPE đã bị sa thải sau một cuộc cãi vã với Tổng thống. Giám đốc này đã chỉ ra dữ liệu vệ tinh cho thấy nạn phá rừng cao hơn 88% trong tháng 6 so với cùng kỳ năm trước và ông Bolsonaro gọi những phát hiện này là “nói dối”. Theo hãng tin Agencia, Brasil Bolsonaro cũng chỉ trích các cảnh báo về phá rừng của cơ quan này là “không có lợi” cho các cuộc đàm phán thương mại.

Amazon

Amazon wildfire

Tuy nhiên, cơ quan hàng không và vũ trụ Hoa Kỳ NASA cho biết, hoạt động chữa cháy tổng thể trong lưu vực sông Amazon thấp hơn mức trung bình một chút trong năm nay. Cơ quan này thừa nhận hoạt động đã tăng lên ở Amazonas và Rondonia, trong khi giảm ở các bang Mato Grosso và Pará.

Được biết, một vụ mất điện xảy ra ở thành phố São Paulo hôm thứ Hai – cách đó hơn 2.700 km – đã được gây ra bởi vụ cháy Amazon. Nhiều hình ảnh được đăng tải cho thấy bầu trời của thành phố tối đen dù chỉ là giữa giờ chiều, mặt trời bị che bởi những đám mây khói và tro. Tuy nhiên, các nhà khí tượng học cho biết khói xuất phát từ các đám cháy lớn ở Paraguay, gần thành phố hơn và không thuộc khu vực Amazon. Cháy rừng thường xuất hiện vào mùa khô ở Brazil và đôi khi diễn ra vì sự can thiệp chủ động của con người nhằm lấy đất rừng chăn nuôi gia súc.

Vụ việc này diễn ra đã khiến các nhà bảo tồn hết sức tức giận. Họ đổ lỗi cho Tổng thống Jair Bolsonaro, người lên nắm quyền vào hồi tháng 1 với tư cách là Tổng thống thứ 38 của Brazil. Ông ta đã khuyến khích các nhà khai thác gỗ và nông dân phá rừng để lấy đất canh tác.

Các nhà hoạt động môi trường và các tổ chức như Quỹ Động vật hoang dã Thế giới cảnh báo rằng nếu Amazon bị phá hủy đến mức không thể quay trở lại, rừng nhiệt đới này có thể trở thành thảo nguyên khô, không còn là nơi trú ẩn của nhiều động vật hoang dã. Nếu điều này xảy ra, thay vì là nguồn oxy, khu vực này có thể bắt đầu thải ra carbon, động lực chính của biến đổi khí hậu.

Chúng ta có thể làm gì để “chữa cháy” thảm họa này?

5. Nghe giọng nói của bạn

Đối với những người đọc được tiếng Bồ Đào Nha, bạn có thể tham khảo Viện nghiên cứu không gian quốc gia Brazil, nơi sử dụng hình ảnh vệ tinh và ghi lại một số vụ cháy rừng. Từ đây, bạn có thể tự giáo dục chính mình và người khác thông qua việc tìm hiểu thêm các cuộc khủng hoảng đáng tiếc này.

Sau vụ việc cháy rừng Amazon, đã có ít nhất 6 tổ chức từ thiện hoạt động để giải cứu “Lá phổi xanh” của trái đất, và 3 trong số 4 ngôi sao từ Charity Navigator chịu trách nhiệm giải trình và quản lý tài chính. Ngoài ra, tình nguyện cũng là một ý tưởng tốt nhất để chiến đấu với đám cháy kinh hoàng này. Nhiều người đã liên hệ với bất cứ tổ chức từ thiện nào để được liệt kê vào danh sách và nhận thức rõ những gì mà họ có thể làm.

4. Tình nguyện

Vào cuối những năm 1980, Rainforest Action Network đã phát động chiến dịch yêu cầu Burger King ngừng nhập thịt bò giá rẻ từ các khu rừng nhiệt đới và chuỗi thức ăn nhanh của họ đã thực sự phải dừng lại. Họ bắt buộc phải hủy hợp đồng thịt bò trị giá 35 triệu USD. Gần đây, tổ chức này nhắm đến việc sản xuất kẹo Halloween từ dầu cọ.

Ngay từ bây giờ, bạn đọc có thể gọi điện hoặc gửi email cho các quan chức để khuyến khích họ làm theo cách mà bạn và cộng đồng muốn. Việc đốt phá rừng có ảnh hưởng tiêu cực không chỉ riêng một quốc gia mà cả hành tinh chúng ta.

Sau thảm họa này, cả thế giới đã cùng chung tay đoàn kết, sử dụng nền tảng trực tuyến truyền thông với những hashtag đáng chú ý như #PrayforAmazon hay #AmazonRainforest.


 
Back to top