Sống / Rượu

SuTi Craft Distillery: Rượu đế Ông Già trên đất Mỹ

Feb 01, 2024 | By Luxuo Vietnam

Nhà máy chưng cất thủ công SuTi Craft Distillery ở Kennedale, nằm giữa Fort Worth và Arlington, là nhà sản xuất rượu đế duy nhất của Hoa Kỳ.

Bộ đôi Tiến Ngô và Suý tại xưởng rượu

Theo Distillery Magazine, phải mất gần 10 năm Đinh Trọng Súy mới cảm thấy tự tin với công thức rượu đế của mình để mở SuTi Craft Distillery vào tháng 11 năm 2020, cùng với người đồng sáng lập Ngô Thời Tiến. Và thời điểm đã đến, năm 2016 họ mua mảnh đất ở Kennedale, một thị trấn nằm giữa Fort Worth và Arlington, dành cho dự án thỏa đam mê và mất bốn năm để xây dựng nó từ đầu.

Đôi bạn mấy chục năm có cả quan hệ thông gia – anh cả của Tiến lấy em gái của Súy. Nhưng đôi bạn này còn có một điều đặc biệt khác đã gắn kết họ lại với nhau: tình yêu dành cho văn hóa Việt Nam qua loại rượu gạo chưng cất đặc biệt được gọi thân thương là “rượu đế”. Và từ đó SuTi ra đời, nhà máy chưng cất rượu gạo của họ và là nhà sản xuất rượu đế duy nhất của Hoa Kỳ.

Rượu đế hay còn gọi là rượu moonshine của Việt Nam, là một loại rượu mạnh được làm từ chưng cất dịch gạo lên men. Anh Tiến nói: nó được uống hàng ngày hay để thưởng thức trong những dịp sang trọng nhất.

“Tôi nghe nói các bà, các mẹ thích uống thứ này vào buổi sáng để giữ ấm,” anh nói. “Họ thức dậy lúc 5 giờ sáng và chỉ làm một ngụm.”

Tiến và Súy thường nghe nói đến nghề làm rượu đế ở các làng nghề khắp Việt Nam. Cả hai đều lớn lên ở Mỹ sau chiến tranh và chưa bao giờ trải nghiệm rượu đế được làm ở quê nhà— Súy đến Mỹ cùng gia đình vào năm 1975, còn Tiến tự mình vượt biên vào năm 1980.

Họ hiểu rằng rượu đế gắn kết con người với những kỷ niệm cuộc sống ở Việt Nam, nhưng họ không tìm thấy ở Mỹ. Tiến đã về Việt Nam vài lần để gặp gia đình, và anh cho biết người dân địa phương sẽ luôn chiêu đãi du khách bằng rượu đế.

Khách hàng có thể thử một trong hai biến thể rượu đế tại SuTi. Old Man được làm bằng gạo hoa nhài từ Louisiana và là một loại rượu thơm với dư vị mịn màng, hấp dẫn. Lion 45, được làm bằng gạo từ Nam Texas, có dư vị sắc nét hơn nhưng ngọt ngào như mùi cam quýt, tương tự như nước dừa.

Còn Súy đã không trở lại kể từ khi anh vượt biên gần năm chục năm trước. Lần đầu tiên anh thử rượu đế là khi anh bắt đầu làm rượu đế như một sở thích vào năm 2009. Khi mới bắt đầu, Súy cho biết anh đã nếm thử rượu đế với những người đã từng uống rượu này để có được hương vị chính xác.

Anh nói: “Khi bạn nấu cơm và mở [nồi], bạn sẽ ngửi thấy mùi cơm — đó chính là hương vị của rượu đế. “Rượu đế phải có mùi thơm bùi của cơm.”

Trong phòng nếm thử được trang bị quầy bar bằng gỗ nguyên khối, lối trang trí vân gỗ và các tấm ốp màu cognac, thực khách có thể thử một trong hai biến thể rượu đế tại SuTi: Ông Già 40 độ và Lion 45 độ. Ông Già (Old Man) được làm bằng gạo hoa lài từ Louisiana và là một loại rượu 40 độ. Nó thơm nồng và có dư vị mịn màng, hấp dẫn. Lion 45, một loại rượu 45 độ, có dư vị sắc nét hơn nhưng ngọt ngào như mùi cam quýt, tương tự như nước dừa. Gạo để làm Lion 45 đến từ Nam Texas.

SuTi đã trở thành điểm đến cho người Việt Nam ở Mỹ và du khách muốn thưởng thức hương vị quê nhà. Theo Pew Research Data năm 2019, có khoảng 2,18 triệu người Việt sống ở Mỹ. Dallas đứng thứ tư sau Los Angeles, Houston và San Jose. Họ nói rằng những du khách phổ biến nhất đến SuTi là từ Houston.

Khách hàng thường ghé qua để mua một hoặc hai chai cho các bữa tiệc tại nhà. Thỉnh thoảng sẽ có một nhóm người tới mua vài chai rượu cho đám cưới. (Giới hạn là hai chai mỗi người.) Tiến cho biết khách hàng lớn tuổi nhất họ từng phục vụ đã 95 tuổi. Ông ấy nhấp một ngụm rượu đế SuTi trong phòng nếm thử và cho biết ông thấy như mình được quay lại tuổi 16 ở Việt Nam.

Đối với Súy, cuộc sống ở Việt Nam là một ký ức xa xôi.Anh dành phần lớn cuộc đời mình lớn lên ở Mỹ, nhưng anh nói rằng anh càng lớn lên thì anh càng “người Việt hơn”.

Khi Tiến trở về Việt Nam, anh thấy nhiều nhà cao tầng và ít đồng lúa hơn. Mọi thứ đều được hiện đại hóa và nhiều ảnh hưởng của phương Tây đã thấm vào văn hóa và ẩm thực hàng ngày. “Việt Nam không giống như trước đây”, anh nói.

Làm rượu đế giúp cả hai gắn kết với cội nguồn Việt Nam. Ngày nay, họ thấy thoải mái khi húp một bát phở hoặc ăn bánh mì sandwich. Và luôn luôn, kết hợp với một ly rượu đế.

Súy là người thợ chưng cất chính tại SuTi. Để có một mẻ rượu đế, anh nấu khoảng 650 pound gạo trong một ngày trước khi lên men khoảng 5 đến 6 ngày. Trong quá trình lên men, Súy theo dõi chặt chẽ nhiệt độ từng mẻ, đảm bảo cho men được cung cấp đủ lượng đường. Khi mẻ đã chín, thấy hơi vàng, anh cho gạo lên men vào lò đun sôi chưng cất hỗn hợp. Rượu ngưng tụ sau đó được đóng chai thành rượu đế SuTi.

Bài: Vincent Phạm I Theo: DISTILLER Magazine


 
Back to top