Sống / Du lịch

Thái tử Charles nói về môi trường: “Chỉ còn 18 tháng để giải cứu thế giới!”

Aug 23, 2019 | By Trang Ps

Khi Thái tử Charles của Vương quốc Anh phát biểu rằng nếu trong vòng 18 tháng tới, loài người không có hành động giải cứu trái đất khỏi biến đổi khí hậu thì ngày tận thế sẽ kéo đến. Nghe tin tức ấy, có mấy ai không mảy may một chút hoang mang. Vậy sự thật là 18 tháng hay 12 năm theo như các nhà nghiên cứu khoa học?

Sự kiện biến đổi khí hậu gây hoang mang dư luận cũng khiến hàng triệu người nghĩ đến một sự kiện đáng kinh ngạc nhất trong lịch sử loài người diễn ra vào năm 1969: Cuộc đổ bộ lên mặt trăng. Trong đó, hàng triệu người đã nghi ngờ về câu chuyện này và thắc mắc câu hỏi muôn thuở rằng “đâu mới là sự thật?”

Hạ cánh âm lịch

Vào ngày 25/05/1961, Tổng thống John F. Kennedy phát đi thông báo trong một phiên họp chung đặc biệt của Quốc hội: “Tôi tin rằng Mỹ nên cam kết thực hiện được mục tiêu là trước khi thập niên này kết thúc, phải đưa bằng được con người lên mặt trăng và trở về mặt đất an toàn”. Vậy mà chỉ sau 5 năm, giữa tinh thần hiếu thắng của người Hoa Kỳ và lòng sôi sục vượt xa sự tiến bộ của Liên Xô trong thời kỳ Chiến Tranh Lạnh, Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) đã tiến hành sứ mệnh Apollo không người lái đầu tiên, nhưng phải đến năm 1969, sứ mệnh này mới thật sự hoàn thành: ấy là đưa được con người lên mặt trăng và đồng thời trở về trái đất an toàn.

Chính xác là 10:56 đêm theo giờ EDT ngày 20 tháng 7 năm 1969, phi hành gia người Mỹ Neil Amstrong đã truyền âm thanh cách trái đất khoảng 385.000 km tới hơn 1 tỷ người sống ở đây: “Đây là một bước đi nhỏ bé của một người, nhưng là bước tiến khổng lồ của nhân loại”.  Bước khỏi tàu đổ bộ mặt trăng Eagle, Amstrong chính thức trở thành người đầu tiên đặt chân lên bề mặt của mặt trăng.

Như vậy, chỉ trong vòng 9 năm, gói gọn trong một thập niên, nếu Liên Xô có nhà du hành Yuri Gagarin là người đầu tiên trong lịch sử bay vào vũ trụ (1961) thì nước Mỹ có nhà du hành vũ trụ Neil Amstrong là người đầu tiên đặt chân lên mặt trăng (1969). Và cũng chớ quên rằng, Cuộc đua Không gian đã hoàn thành mục tiêu quốc gia được đề xuất năm 1961 bởi Tổng thống Hoa Kỳ John F. Kennedy.

“Chúng ta chỉ còn 18 tháng để giải cứu thế giới!”

“Con người đặt chân lên mặt trăng” là một trong những sự kiện đáng kinh ngạc nhất trong lịch sử loài người. Đã 50 năm kể từ bước ngoặt trọng đại ấy, chúng tôi cũng vừa hoàn tất lễ kỷ niệm với nhiều câu chuyện được lên kế hoạch để tất cả thế hệ hôm nay nhìn lại và khắc ghi. Tôi vẫn luôn nhớ đến câu nói của Amstrong khi cùng gia đình xem TV và lúc ấy, tôi chỉ là một cậu thiếu niên ngổ ngáo.

Tuy nhiên, 50 năm sau kể từ ngày ấy, thật đáng kinh ngạc là hàng triệu người ở quốc gia này và trên thế giới thậm chí không tin được rằng cuộc đổ bộ mặt trăng đã từng xảy ra. Đối với một số người, họ đinh ninh đấy là sự giả mạo hoàn toàn cho mục đích chính trị. Trong một cuộc thăm dò gần đây được thực hiện bởi Tạp chí PC, người ta nhận thấy rằng 10% công chúng Mỹ không tin cuộc đổ bộ mặt trăng đã diễn ra. Kinh ngạc hơn nữa, sự nghi ngờ này đến từ 18% những người trong độ tuổi 18 – 34. Tình huống này khiến chúng ta không khỏi nghĩ đến câu hỏi mà Tổng đốc Pilate từng hỏi Chúa Gie-su trong phiền tòa: “Đâu mới là sự thật?”

Loài người đang sống trong thế giới quan điểm và tượng tượng thúc đẩy cách họ nhìn và đánh giá thực tế. Rốt cuộc, nhận thức là thực tế. Khi bạn thay đổi quan điểm của một người về thực tại thông qua một lời nói dối, phương tiện truyền thống hay ý kiến của người khác, chính bạn đang thay đổi cách họ nhìn sự thật lẫn quan điểm sống của họ. Đó là cuộc đấu tranh mà chúng ta đang phải đối diện trong ngày hôm nay. Đó là một trận chiến xoay quanh việc giải đáp thực sự cái gì đã diễn ra, những gì đang thực sự xảy ra và đâu là sự thật cuối cùng so với những lời dối trá, ngụy biện.

Cuộc đấu tranh ấy đã lan sang đến hiện tượng nóng lên toàn cầu và biến đổi khí hậu đang tàn phá mọi quốc gia phương Tây cũng như phương Đông, đặc biệt là các nước ở châu Âu và Hoa Kỳ. Để minh họa cho quan điểm này, trong một bài phát biểu gần đây được đưa ra tại Clarence House vào ngày 11/07, Thái tử Charles đã có buổi trò chuyện với các nhà lãnh đạo chung của Vương quốc Anh:

“Thưa quý vị, tôi chắc chắn về quan điểm rằng 18 tháng tới sẽ quyết định sự sống còn của con người nếu chúng ta không giữ biến đổi khí hậu ở mức an toàn và khôi phục tự nhiên về trạng thái cân bằng”.

Image may contain: Metropolis, Town, City, Building, Vehicle, Truck, Transportation, Urban, Wheel, Machine, Trash, Person, Human

Thái tử nhấn mạnh rằng chúng ta sẽ chỉ còn 18 tháng để cứu hành tinh khỏi quỹ đạo thay đổi khí hậu hoặc nếu không, sự bền vững sẽ biến mất như thế nào. Nhưng điều đó chính xác có ý nghĩa như thế nào? Không ai thật sự biết. Có nghĩa, tất cả chúng ta sẽ chết hay chăng? Hay một số người trong chúng ta sẽ chết? Các chi tiết cụ thể về việc hành tinh chịu sự tổn thương do biến đổi khí hậu hãy còn sơ sài, nhưng chắc chắn, sự kết thúc ấy đang đến gần với chúng ta theo như ý kiến của Thái tử Charles. Vậy ngay từ bây giờ, nếu điều này là đúng, thì chúng ta phải ngay lập tức làm những gì mình có thể để bảo vệ hành tinh này.

Nhưng một lần nữa, chúng ta phải bắt đầu từ đâu? Phải chăng là từ bỏ máy bay và du thuyền, hay không lái xe ô-tô nữa để thay thế bằng chạy xe điện? Phần lớn sự hoảng loạn này được thúc đẩy bởi ý kiến cho rằng lượng khí thải CO2 ngày càng tăng gây ra những biến động tiêu cực và dẫn đến “ngày tận thế” của hành tinh. Nhưng khi ý kiến liên quan đến lượng khí thải CO2 không mong muốn này được đưa ra, lại không hề thu lại được câu trả lời mong muốn. Rốt cuộc, chúng ta có được phép thở không, vì hơi thở của chúng ta là CO2? Ai là người đưa ra các tiêu chuẩn cần thiết này? Không ai chắc chắn về điều này, chúng ta chỉ biết rằng theo như lời Thái tử Charles, mọi người ở đây chỉ còn 18 tháng để hành động.

Image may contain: Creme, Dessert, Food, Cream, Ice Cream, Plastic Bag, Bag, Plastic

Mặc dù, phát ngôn của Thái tử Charles được tập trung hơn cả nhưng ý tưởng của ông đã nhận được sự tin tưởng của các nhà lãnh đạo lớn từ khắp nơi trên thế giới bao gồm ở Hoa Kỳ. Bất cứ nơi nào, bạn cũng sẽ nghe rằng các nhà khoa học đã kết luận là chúng ta chỉ còn 12 năm để cứu hành tinh này. Dòng thời gian nghe có vẻ hy vọng hơn 18 tháng hơn một chút. Nhưng, hầu như tất cả các ứng cử viên Đảng Dân chủ hiện tại tranh cử Tổng thống Hoa Kỳ đều tin rằng biến đổi khí hậu có lẽ là mối đe dọa lớn nhất mà con người đang phải hứng chịu và do đó, đòi hỏi đến hành động cực đoan của chính phủ nếu con người muốn tồn tại.

Vấn đề biến đổi khí hậu, thứ mà mọi người trên hành tinh này đều có thể cảm nhận và chứng kiến được, đã dẫn đến sự đồng cảm và đồng tình

Vì vậy, điều tuyệt vời vừa xảy ra vào cuối tuần này là hàng triệu người trên khắp thế giới đã bác bỏ sự thật cuộc đổ bộ mặt trăng đã diễn ra và thay vào đó, tin tưởng việc biến đổi khí hậu toàn cầu là có thật và cả thế giới phải ngay lập tức ngăn chặn nó. Tất cả các cuộc đổ bộ lên mặt trăng đều được ghi nhận lại và được thiết lập bởi hàng triệu nhân chứng, trong đó có các nhà khoa học, kỹ sư và chính các phi hành gia của NASA. Vì vậy, nếu cuộc đổ bộ mặt trăng không xảy ra, đó sẽ là âm mưu lớn nhất trong lịch sử loài người. Tuy nhiên, không ai trong số 12 phi hành gia Apollo đi lên mặt trăng thú nhận trên giường bệnh của họ rằng điều đó không bao giờ xảy ra. Một trong số họ bao gồm Neil Amstrong, người đầu tiên đặt chân lên mặt trăng và đã qua đời vào năm 2012.

This week, experts have warned that we only have 18 months to save the world. 😱⠀ *⠀ In 2018, the @ipcc said that we need cut global carbon emissions by 45% by 2030 to stick to those 1.5C temperature rises. But experts are now warning that the political steps needed to enable those carbon cuts have to happen before the end of 2020! 📆⠀ *⠀ With Trump, Boris and Brexit to deal with; we wonder how much of a priority the climate crisis is to global politicians? (Come on guys, listen to @gretathunberg already! 🤞).⠀ *⠀ *⠀ *⠀ *⠀ #climatecrisis #climate #climatechange #climateemergency #ipcc #politics #environmental #environment #eco #ecofriendly #sustainable #sustainability #carbon #emissions #renewable #greenhousegases #ghgs #gretathunberg #extinctionrebellion #youthstrikes4climate #schoolstrikes4climate #noplanetb #trump #boris #politics #policy

Cách duy nhất để giải thích tất cả những luồng ý kiến trái chiều này là bạn phải hiểu rằng chúng ta đang giải quyết một vấn đề tâm linh sâu sắc chứ không phải vấn đề chính trị, khoa học hay kinh tế. Sự khác biệt giữa hạ cánh mặt trăng và biến đổi khí hậu là niềm tin. Để thay đổi cục diện biến đổi khí hậu, bạn cần một chính phủ mạnh mẽ. Bạn cần một hệ thống kiểm soát trên toàn thế giới hợp nhất tất cả các quốc gia lại với nhau cho mục đích cụ thể.

Rốt cuộc, các vấn đề toàn cầu thực sự đòi hỏi các giải pháp và quản trị toàn cầu. Như vậy, tin tốt lành là thế giới sẽ không kết thúc sau 18 tháng nữa hay 12 năm nữa. Một khi chúng ta hiểu được một sự thật rằng trái đất là vĩnh cửu, chỉ mọi thứ thay đổi. Chúng ta không còn bị thao túng bởi những nhà lãnh đạo hay chính trị gia. Và họ cũng không còn khiến chúng ta phải lo lắng về hiện tại hay tương lai.


 
Back to top