Bất động sản

Những ngôi nhà hòa mình vào thiên nhiên ngoạn mục nhất thế giới

Feb 07, 2020 | By Hai Yen

Hòa quyện hoàn hảo vào cảnh quan thiên nhiên, những ngôi nhà sang trọng này có thể được xem là những kỳ quan kiến ​​trúc, một khởi đầu cho cuộc cách mạng thiết kế đương đại.

Khi văn hóa, truyền thống, tôn giáo và xu hướng xã hội tiếp tục phát triển, kiến ​​trúc cũng không nằm ngoài xu hướng. Từ những ngôi nhà đá đến các tòa nhà chọc trời hiện đại ngày nay, kiến ​​trúc đã và đang cung cấp cho xã hội một nơi cư trú an toàn – và trong thời gian gần đây, không còn giới hạn trong việc đáp ứng các nhu cầu thiết yếu.

Với sự tập trung ngày càng nhiều vào tính thẩm mỹ, kiến ​​trúc được coi là một thủ pháp nghệ thuật, cung cấp môi trường sáng tạo để thể hiện chủ nghĩa cá nhân, đồng thời đáp ứng nhu cầu chức năng của mỗi thành phố thông qua việc kết hợp với các công nghệ hiện đại.

Ngôi nhà vùng hoang mạc – High Desert House

Vừa là nơi ở cũng là một tác phẩm nghệ thuật, High Desert House được thiết kế bởi kiến ​​trúc sư người Mỹ, Kendrick Bangs Kellogg, người được tôn sùng vì đã tạo ra “kiến ​​trúc hữu cơ” trong các tòa nhà đặc biệt.

Với những cột bê tông chồng lên nhau như tán cây, High Desert House thể hiện sự cân bằng hoàn hảo kết cấu với tự nhiên, khi phần chức năng được thiết kế đặc biệt để phục vụ cư dân trong khi hòa quyện vào cảnh quan xung quanh.

Nằm giữa khung cảnh sa mạc đá từ xa của Công viên quốc gia Joshua Tree ở California, ngôi nhà kết hợp các yếu tố tự nhiên như những tảng đá có thể nhìn thấy khắp bên trong, và những sườn dốc tự nhiên tạo thành những bức tường của phòng ngủ chính.

Nhấn chìm trong hỗn hợp các tấm bê tông và kính, kiến ​​trúc hữu cơ của ngôi nhà được nhấn mạnh bởi ánh sáng thay đổi của mặt trời để hình thành những mảng sáng tối như hang động. Được tạo dựng đầu tiên bởi họa sĩ màu nước người Mỹ, Bev Doolittle và chồng cô, dự án đã trải qua 20 năm phát triển, xây dựng và được trang bị đầy đủ các tiện nghi thủ công.

Ngôi nhà hình mặt trăng khuyết – The Cresent House

Cam kết mỗi dự án là một nét độc đáo duy nhất, Wallace Cickyham, chủ tịch và nhà thiết kế chính của Wallace E. Castyham Inc. có trụ sở tại California vốn nổi tiếng với các công trình thiết kế nhà ở. Kết hợp các dòng chất lỏng, hồ bơi uốn cong và mái nhà nhiều tầng, tất cả kết nối hài hòa với cảnh quan, biển và bầu trời – ngôi nhà rộng 7.500 mét vuông này có tầm nhìn ngoạn mục ra biển thông qua các cửa sổ từ sàn đến trần từ các dãy phòng chính, cùng rất nhiều ban công và sân thượng.

Được xây dựng chủ yếu bằng thép, bê tông và kính, ngôi nhà nằm ở trung tâm của một hồ bơi vô cực hình lưỡi liềm mênh mông. Cạnh hồ bằng kính và được trang trí với gạch đen, hồ bơi làm nổi bật các chi tiết của môi trường xung quanh. Lấy cảm hứng từ bầu trời, ngôi nhà thể hiện các giai đoạn của mặt trăng và tác động của nó trên biển – mang đến cho khách cảm giác về một không gian mênh mông.

Tuy được xem là một ngôi nhà trên bãi biển, nơi đây được xây dựng giống như một bảo tàng. Với bốn phòng ngủ, hai phòng tắm, phòng tập thể dục văn phòng, nhà để xe cho hai chiếc ô tô – The Cresent House ở Encinitas, California được đánh giá là một trong những công trình kiến ​​trúc mạo hiểm và ấn tượng nhất của Cickyham.

Ngôi nhà bên hồ – The Stamp House

Với nhiệm vụ tạo ra một ngôi nhà không được ảnh hưởng đến thiên nhiên nhạy cảm trên khu đất phía trước bãi biển ở Daintree, kiến ​​trúc sư người Úc, Charles Wright, và nhóm của ông đã phát triển thành công The Stamp House.

Nằm trên hệ sinh thái hồ nước được thiết kế rộng 26 ha, ngôi nhà này tập trung về phía rìa hồ được cây cầu kết nối. Được Nhà nước và Chính phủ phê duyệt, nơi đây có thiết kế chịu được lốc xoáy loại 5 và ngăn lũ lụt – là nơi trú ẩn chính thức chịu cấp độ phân loại lốc xoáy này.

Với các tiện nghi sinh hoạt, ăn uống, giải trí và bơi lội, ngôi nhà tập trung quanh một sân vườn, có hồ bơi trung tâm và thác nước nhân tạo. Ở phần cánh, các không gian chung mang đến tầm nhìn tuyệt đẹp vào khung cảnh thiên nhiên, mở ra một phần che chắn khỏi vùng khí hậu nhiệt đới khắc nghiệt, trong khi vẫn tạo điều kiện cho sự lưu thông không khí tự nhiên.

Ngôi nhà chữ H – Casa H

Nằm trên một sườn đồi ở Chile là ngôi nhà với bước tường bê tông kéo dài hình chữ H – Casa H của kiến ​​trúc sư Felipe Assadi. Nhìn ra Thái Bình Dương rộng lớn, ngôi nhà chữ H độc đáo nằm trong khu nghỉ mát Zapallar thuộc vùng Valparaíso.

Ban công có mái che và hồ bơi vuông góc, ngôi nhà trông giống như một chùm tia nằm trên ngọn đồi dốc, chạy song song với bờ biển và một con đường dẫn xuống bãi biển.

Được nâng lên khỏi mặt đất nghiêng, ngôi nhà bao gồm các lối đi kết nối mỗi cấp, cho phép mỗi đầu của tòa nhà trải dài hơn 23 feet so với cấu trúc chính với tầm nhìn không bị gián đoạn.

Với khu vực sinh hoạt mở, phòng ăn, phòng chính và nhà bếp nằm ở tầng trên, mỗi không gian được phân chia bằng cửa kính trượt kết nối tại sân thượng và trang trí nội thất được giữ tối thiểu.

Casa H được hoàn thành năm 2018 với sàn gỗ sáng màu, bê tông lộ ra trên trần nhà và tủ màu trắng sơn mài trong nhà bếp và phòng tắm.

Ngôi nhà của thi ca – Poem of the Right Angle

Được đặt theo tên một cuốn sách của kiến ​​trúc sư và tác giả người Pháp gốc Thụy Sĩ, Charles-Édouard Jeanneret, người còn được biết đến với cái tên Le Corbusier – Poem of the Right Angle nằm ở vùng rừng Andes, gần Vilches.

Lấy cảm hứng từ sách và môi trường tự nhiên, kiến ​​trúc sư người Chile, Smiljan Radic, cố ý cho ngôi nhà điêu khắc màu đen xuất hiện như một cái bóng giữa thiên nhiên hoang dã với ít tác động nhất – tạo ra bầu không khí cô độc kỳ lạ.

Nằm dọc theo một khu vườn đá, tòa nhà bê tông thấp có ba ô kính có nắp phân nhánh như cành cây, đóng khung tầm nhìn lên bầu trời. Dựa nhiều vào mặt trời, ngôi nhà chủ yếu được chiếu sáng bằng ánh nắng tự nhiên thông qua ‘picorocos’ hoặc ‘pháo ánh sáng’ xuyên qua trần nhà.

Được xây dựng vào năm 2012, ngôi nhà là một biểu trưng tối thượng cho cuộc đối thoại bình đẳng giữa kiến trúc và thiên nhiên, bao gồm các yếu tố thiên nhiên cả bên trong và bên ngoài, nối liền khoảng cách giữa các chi tiết nhân tạo sang trọng và bình dị tự nhiên.

Chuyển ngữ: Vincent Pham 


 
Back to top