Phong cách / Đồng hồ

Giai thoại đằng sau những chiếc đồng hồ nổi tiếng nhất thế giới

Mar 02, 2021 | By Ton Binh

Nicholas Foulkes đã bị đồng hồ ám ảnh từ khi còn là một cậu bé. Cuốn sách do ông sáng tác chính là những nỗ lực để lần lại dấu vết trong việc nắm giữ thời gian – về những con người cố gắng giành lấy quyền kiểm soát thời gian và câu chuyện đằng sau những chiếc đồng hồ nổi tiếng nhất thế giới.

Patek Philippe Supercomplication, với giá 24 triệu USD

Sự hiểu biết về thời gian chính là một trong những điều nâng cấp chúng ta từ một loài động vật thành Homo Sapiens, nên sẽ không có gì đáng ngạc nhiên khi chúng ta lại đánh giá cao các cỗ máy thời gian đến như vậy. Thật vậy, câu chuyện về nền văn minh nhân loại chỉ có thể được kể thông qua khái niệm ngày càng phát triển của chúng ta về thời gian và các công cụ mà chúng ta sử dụng để đo lường điều đó.

Không ai biết chính xác người đầu tiên phát minh ra đồng hồ cơ, nhưng sự xuất hiện của nó ở châu Âu thế kỷ 13 đã kéo theo thời Phục hưng, và không lâu sau đó là thời kỳ châu Âu thống trị thế giới, hay còn được gọi là Thời đại Khám phá. Đối với Karl Marx, không còn gì để nghi ngờ về tầm quan trọng của nó nữa: “ Đồng hồ là máy tự động đầu tiên được áp dụng cho các mục đích thực tế,” ông đã viết cho Engels vào năm 1863, “và toàn bộ lý thuyết về sản xuất các bộ phận chuyển động đều đặn đã được phát triển dựa trên nó.”

Dù điều này nghe có vẻ trừu tượng, nhưng thời gian đã trở thành đối tượng kinh tế cuối cùng. Đối với Marx, đồng hồ của nhà máy đã trở thành một biểu tượng của sự nhân cách hóa và truyền bá nỗ lực của con người.

Theo đuổi thời gian – và nỗ lực để nắm bắt nó bằng máy móc – có mối liên hệ mật thiết với những nhân vật vĩ đại trong lịch sử, với sự kiên trì đến ngoan cố, tố chất thiên tài hay lập dị bẩm sinh, đã viết tên mình vào lịch sử của việc ghi dấu thời gian: từ những người tiền sử đến các phi hành gia.

Những người bị sự hấp dẫn của thời gian khuất phục đã bước vào một thế giới vô tận: một thế giới vi mô cơ học có khả năng thực hiện nhiệm vụ khiêm tốn là thể hiện thời gian hay cao cả hơn là dự đoán chuyển động của các ngôi sao. Song niềm đam mê không có gì khác biệt – dù là một Pharaoh, nữ hoàng Pháp của thế kỷ 18, ông trùm của thế kỷ 20, hay tôi, theo một cách khiêm tốn hơn nhiều, khi lớn lên vào những năm 1970.

Vào thời điểm đó, đồng hồ chạy bằng pin đại diện cho tất cả những thịnh nộ mà đồng hồ cơ học có thể có, với giá chỉ bằng vài đồng xu trong các cửa hàng vặt vãnh bán những đồ lộn xộn. Tôi đã đeo đồng hồ cơ cho đến khi chúng hư hoặc khi tôi tìm được thứ khác thích hơn. Chúng là những vật dụng thường ngày, nhưng tôi cảm thấy chúng sở hữu một vẻ đẹp mà đeo chúng trên cổ tay, trải nghiệm sống của tôi lại dày thêm đôi chút.

Chúng làm tôi ngạc nhiên về cách các con người nén những chức năng không mệt mỏi của họ vào một không gian có kích thước chỉ bằng mộtxu. Mặt đồng hồ của họ phô trương về số chân kính chúng có, khả năng tự vận hành tự động, niềm tự hào của chúng về cái mác Swiss Made, trong khi phần nắp lưng lại dõng dạc tuyên bố về tính bất khả xâm phạm của chúng với một danh sách dài thuộc tính: chống nước, chống sốc, chống bụi, chống từ…

Tôi đã không thể cưỡng lại được ma thuật ấy và để cho mình bị phù phép kể từ đó.

Số đồng hồ mà tôi đã tích lũy chỉ trở nên rõ ràng cách đây vài năm, khi đứa con trai nhỏ của tôi lấy ra một chiếc túi đựng đầy những chiếc đồng hồ cũ từ nhà kho trong vài feet vuông không gian mở phía sau nhà mà chúng tôi thường gọi là khu vườn. Nó đã rất thích thú với chúng giống như tôi hồi ấy, và với chuyến quay ngược thời gian này, chúng tôi đã phần nào tái tạo thông điệp quảng bá của Patek Philippe – bạn không bao giờ thực sự sở hữu một chiếc đồng hồ, mà chỉ chăm sóc nó cho thế hệ tiếp theo (hoặc, trong trường hợp này là đặt nó vào nhà kho và quên nó trong 20 năm cho đến khi thế hệ tiếp theo tình cờ bắt gặp).

Đáng buồn thay, những chuyến du ngoạn đầu tiên của tôi trong thế giới đồng hồ đã không được trang bị đầy đủ, nên chẳng có chiếc Patek Philippe nào được cất giấu trong nhà kho cả. Lý do thông điệp quảng bá này thành công và trở nên quen thuộc đến vậy, ngay cả với những người sẽ không bao giờ sở hữu – à nhầm, chăm sóc – một chiếc Patek, là trong khi chúng ta có thể thoải mái xem thời gian trong ngày bất cứ khi nào nhìn thấy nó, chúng ta đồng thời liên kết nó với một giá trị nội tại nào đó. (Tại sao chúng ta lại khoác lên chúng với vàng bạc và đá quý giống như một thánh tích thời Trung cổ?)

Nếu không là gì khác, thì chúng là những nhà du hành từ những thời điểm khác. Tôi không bao giờ có thể nghe thấy tiếng chuông của tháp đồng hồ tại Cung điện Westminster mà không nghĩ đến những người Victoria đã xây dựng cái mà chúng ta hơi nhầm lẫn là Big Ben, đặt nó theo nghĩa đen và nghĩa bóng ở trung tâm của đế chế lớn nhất thế giới.

Đế chế này đã kết thúc từ lâu, nhưng chiếc đồng hồ vẫn là một tốc ký trực quan cho cả một quốc gia, và cùng với Tháp Eiffel, Tòa nhà Empire State, Đền Taj Mahal, Đấu trường La Mã và Vạn Lý Trường Thành, là một trong những công trình kiến ​​trúc nổi tiếng nhất từng được xây dựng bởi bàn tay của con người. Một số giả kim thuật vô hình đã biến đổi các vật thể cơ học này thành các mạch cảm xúc.

Đôi khi những cảm xúc đó dâng trào đến mức khiến một chiếc đồng hồ có thể thổi bùng đam mê của những người có thể từ bỏ hàng chục triệu USD (gần 24 triệu USD trong chiếc đồng hồ ở ảnh trên) để có được đặc quyền sở hữu, và để viết tên mình vào lịch sử của chiếc đồng hồ này.

Trích từ Time Tamed: The Remarkable Story of Humanity’s Quest to Measure Time của Nicholas Foulkes.


Patek Philippe Henry Graves Supercomplication

Được biết đến với cái tên đơn giản là “đồng hồ của Graves” sau khi thuộc về chủ sở hữu đầu tiên Henry Graves Jr, con trai của một nhà tài chính thành đạt ở Phố Wall, Patek Philippe Supercomplication nặng hơn nửa ký và bao gồm 900 thành phần, phối ngẫu cùng nhau tạo nên đến 20 tính năng siêu phức tạp

Lịch vạn niên của đồng hồ chứa các năm có độ dài khác nhau và hiển thị ngày trong tháng, thứ trong tuần, tháng trong năm, các giai đoạn tuần trăng và bản đồ thiên thể chuyển động mô tả sự thay đổi của bầu trời đêm New York. Tuy nhiên, các chức năng âm thanh mới thực sự là điều khiến chiếc đồng hồ này trở nên phi thường: một bộ điểm chuông với tiếng chuông Westminster, grandepetite sonnerie, cùng chức năng báo thức. Khoảnh khắc được nghe thấy tiếng chuông kêu lảnh lót báo giờ và ¼ giờ của nó cũng giống như nghe thấy tiếng chuông của một nhà thờ nông thôn phát ra giữa khung cảnh một mùa đông tĩnh lặng.

Cấu trúc của đồng hồ được hoàn thiện trong 8 năm ròng rã – từ 1925 đến 1933 – và danh tiếng nó tạo ra sau đó đã đóng góp khá nhiều vào việc đưa Patek Philippe vào hàng ngũ nhà chế tác đồng hồ hàng đầu thế giới, nhưng nó cũng đã trở thành chiếc đồng hồ cuối cùng của một nhà tài phiệt thất thế vào thứ Ba ngày 29 tháng 10 năm 1929, khi thị trường chứng khoán Mỹ sụp đổ. Từng là một vật phẩm của kỳ quan công nghệ, nó trở thành một món đồ gia bảo.

Tuy nhiên, vào thời điểm những chiếc đồng hồ của Graves được rao bán ở Geneva sáu năm trước, có tin đồn rằng Sotheby’s đưa ra mức giá tối thiểu là 15,6 triệu USD, và nếu con số này đạt được, nó sẽ đưa một chiếc đồng hồ bỏ túi Patek Philippe vào vị trí ngang hàng với tranh vẽ của bậc thầy nghệ thuật thời hiện đại.

Nhà tài phiệt Henry Graves Jr.

Và vì vậy, vào khoảng 6h30 tối vào một buổi tối mùa đông năm 2014, tại khách sạn Beau Rivage ở Geneva, một cuộc đấu giá kéo dài 12 phút đã bắt đầu. Khi giá vượt qua mức 20 triệu USD, hai nhà sưu tập ngoan cường tiếp tục chiến đấu trong bầu không khí gần giống với trận quyết định vòng chung kết Wimbledon tại Sân đấu Trung tâm.

Khi tiếng búa cuối cùng được giáng xuống và cả khán phòng bùng nổ trong những tràng pháo tay, cũng là lúc chiếc đồng hồ thuộc về chủ nhân mới với 24 triệu USD. Tại thời điểm bài viết này ra đời (tháng 11 năm 2019), nó vẫn là chiếc đồng hồ đắt nhất từng được bán.

Jaeger-LeCoultre Reverso

Vào năm 1930, một doanh nhân tên là César de Trey đến Ấn Độ xem một trận đấu polo, và ông đã nghe lỏm được những vận động viên phàn nàn rằng mặt kính đồng của họ liên tục bị hư hỏng trong khi chơi.

Trey tạo dựng danh tiếng và khối tài sản khổng lồ bằng việc sản xuất răng giả bằng vàng và sứ. Ông đồng thời cũng là một nhà chế tác đồng hồ, và vào cuối những năm 1920, ông mở một doanh nghiệp đồng hồ nhỏ ở Lausanne. Trăn trở về sự bất mãn của những người chơi polo đó, Trey nhận ra điều cần thiết lúc này là chế tạo nên một chiếc đồng hồ có thể tự bảo vệ – một thứmà theo diễn đạt trong lá đơn xin cấp bằng sáng chế số 712868, nộp tại Bộ Thương mại và Công nghiệp Pháp vào ngày 4 tháng 3 năm 1931, “có thể dễ dàng trượt đi và hoàn toàn lật lại”.

Chiếc đồng hồ sau đó là kết quả của sự hợp tác giữa nhà sản xuất nhạc cụ Paris – Edmond Jaeger và nhà sản xuất bộ máy Thụy Sĩ LeCoultre. Jaeger đã kết hợp với nhà thiết kế René-Alfred Chauvot để biến ý tưởng này trở thành hiện thực, và nhà thiết kế đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ khi tạo nên một chiếc đồng hồ hài hòa hoàn hảo với nét thẩm mỹ gọn ghẽ, được trang trí sắc sảo theo kiểu art deco. Ông đã tạo ra một hệ thống vừa đẹp nhưng cũng rất thực dụng; ngoài việc bảo vệ mặt kính của đồng hồ, khi lật lại, nó còn có bề mặt phù hợp để khắc và tráng men.

Nhìn chung, Reverso vẫn là một hiện tượng trong thời đại nhạc jazz và đến cuối cuộc chiến, nó gần như bị lãng quên. Nó đã ngủ đông trong kho lưu trữ nửa thế kỷ cho đến khi nó được phát hiện và đưa vào sản xuất, giải cứu Jaeger-LeCoultre khỏi việc bị biến mất trong thời đại của đồng hồ chạy bằng pin và thạch anh. Có thể nói, Reverso là chiếc đồng hồ thể thao đầu tiên – với chức năng được tạo nên để vượt qua môi trường xô xát cao của bộ môn polo.

Rolex GMT-Master

Vào ngày 15 tháng 7 năm 1954, bầu trời Seattle đã chứng kiến ​​chuyến bay thử nghiệm đầu tiên của nguyên mẫu cho chiếc máy bay sẽ trở thành Boeing 707, một thứ sẽ thay đổi thế giới. Bốn năm sau, khi nó được Pan American World Airlines đưa vào phục vụ, thời đại máy bay phản lực đã bắt đầu.

Năm 1884, Hội nghị Kinh tuyến Quốc tế tại Washington đã hệ thống lại cách thế giới hiển thị thời gian. Song giờ đây, nhân loại phải đối mặt với một vấn đề khác. Với sự xuất hiện của máy bay phản lực, các múi giờ của thế giới bị vượt qua rất nhanh và thường xuyên đến nỗi bạn sẽ dễ quên là mình đang ở đâu. Những người lái máy bay phản lực mới này muốn một chiếc đồng hồ có thể thông báo cho họ thời gian ở hai khu vực cùng một lúc chỉ trong nháy mắt.

Để đáp ứng nhu cầu mới tưởng như không tưởng này, năm 1955, Rolex mang đến chiếc đồng hồ đeo tay trông bắt mắt ngang với chiếc máy bay phản lực. Ngoài các kim hiển thị giờ và phút, còn có thêm một kim tạo ra một cuộc cách mạng cứ sau 24 giờ. Với một chiếc Rolex GMT-Master trên cổ tay, việc điều hướng chưa bao giờ trở nên sành điệu đến như thế: đó là chiếc đồng hồ chính thức của phi công Pan Am và chiếc đồng hồ không chính thức của một tầng lớp tinh hoa xã hội mới có biệt danh là “the jet set”.

Trong một xã hội vẫn được xác định chủ yếu bởi hệ thống phân cấp điều hành và định kiến ​​giới, các phi công của hãng hàng không ngay lập tức có vị trí danh dự trong xã hội, với mức thu nhập cao đầy hấp dẫn. Các giám đốc điều hành làm việc bàn giấy với bữa trưa 3 loại martini và lượn quanh với chiếc Cadillac có thể đã có được khoản hời lớn từ sự bùng nổ Eisenhower và tổ hợp công nghiệp quân sự, nhưng họ vẫn có thể được tha thứ khi muốn khoác lên mình chút vẻ ngoài phi công với GMT-Master.

Ngày nay, trong thời đại của những sân bay đông đúc và các chuyến bay phổ thông chật chội, những điều trên vẫn đúng với ký ức về những ngày say đắm khi du lịch hàng không là đỉnh cao của sự quyến rũ – với Rolex GMT-Master.

Cartier Santos

Vào khoảng 3 giờ kém 15 phút chiều ngày 19 tháng 10 năm 1901, mọi con mắt ở trung tâm Paris đều hướng lên bầu trời, với hy vọng sẽ thoáng thấy một vật thể hình điếu xì gà bay lượn. Khí cầu đã trở thành một cảnh tượng quen thuộc trên bầu trời Paris thời belle époque, và lơ lửng bên dưới khinh khí cầu buổi chiều mùa thu là một người đàn ông ăn ăn mặc gọn ghẽ đầy trang nhã, thường được mọi người trìu mến gọi là Petit Santos.

Người dân Paris nín thở dõi theo chiếc khinh khí cầu màu vàng di chuyển nhanh chóng đến đáng kinh ngạc từ Aéro-Club de France ở St Cloud đến Tháp Eiffel, bay một vòng xung quanh trước khi bắt đầu chặng đường trở về của hành trình theo đuổi giải thưởng Đức, 100.000 franc cho người đầu tiên hoàn thành cuộc hành trình trên không này trong dưới 30 phút.

Albert Santos-Dumont đến Aéro-Club trong vòng 29 phút và 15 giây. Ông lướt trên sân bay và phải đến một phút 25 giây nữa trôi qua trước khi các công nhân túm lại được chiếc khinh khí cầu và buộc dây cố định.

Bản thân nhà du hành cũng không nắm được thời gian. “Tôi thắng chưa?” ông hét lên khi đến gần mặt đất. “Thắng rồi!” đám ông hào hứng đáp lại.

Tuy nhiên, Bá tước de Dion thuộc ban giám khảo đã dõi theo chiếc đồng hồ bỏ túi và nói rằng: “Anh bạn ơi, anh vụt mất giải thưởng chỉ trong 40 giây rồi”. Theo các quy tắc được sửa đổi gần đây, chiếc khinh khí cầu đã quay trở lại và hạ cánh trong vòng 30 phút. Nhưng vào thời đó, 40 giây vẫn là 40 giây.

Cuối cùng, sau nhiều ngày tranh luận sôi nổi, Petit Santos vẫn được trao giải, nhưng không phải trước khi tin tức về chiến thắng của ông được loan đi khắp thế giới với lời hồ nghi rằng ông có được trao tiền thưởng hay không. “Tôi không quan tâm đến 100.000 franc,” ông nói một cách hoa mỹ. “Tôi có ý định tặng nó cho người nghèo.”

Vào thời ấy, bay là một trò giải trí đậm tính thẩm mỹ giúp con người khuây khỏa khỏi cuộc sống nhàm chán, và khi thực hiện theo cách của Santos-Dumont, việc ngồi trên máy bay cũng sang trọng không kém lúc dùng bữa trong nhà hàng Maxim’s. Trên thực tế, chính trong khi ăn mừng chiến thắng trong bữa tối tại Maxim’s, Santos-Dumont được cho là đã có cuộc trò chuyện dẫn đến sự thay đổi sâu sắc nhất trong đồng hồ nhiều thế kỷ qua.

Ông gần như đã thất bại trong việc giành giải thưởng Đức một phần vì ông không biết được thời gian, và gặp khó khăn khi canh giờ cho chuyến đi của mình trên khinh khí cầu. May mắn thay, người mà ông thổ lộ câu chuyện ở đây là Louis Cartier.

Giải pháp cho tình trạng tiến thoái lưỡng nan về thời gian của Santos-Dumont là điều rất táo bạo: Cartier đưa vị trí cất giữ chiếc đồng hồ từ túi đến cuối cánh tay. Ông đã làm cho bạn mình một chiếc đồng hồ nhỏ, vuông vức với các góc cong, có kích thước bằng một con tem bưu chính có thể gắn chặt vào cổ tay bằng dây đeo bằng da và có thể xem giờ nhanh như một cái búng tay. Trước thế kỷ 20, nhiều chiếc đòng hồ đeo tay đã ra đời nhưng hầu hết là được gắn vào vòng tay của phụ nữ, trong số đó có Nữ hoàng Elizabeth I.

Trong Trận Omdurman năm 1898 , những người lính Anh cũng đeo đồng hồ bỏ túi lên tay với dây đeo quá khổ để chiến đấu thuận lợi hơn. Tuy nhiên, với những gì đã làm cho người bạn Santos-Dumont, Louis Cartier đã tạo ra chiếc đồng hồ đầu tiên được thiết kế rõ ràng để đeo ở cổ tay người đàn ông, thay vì trong túi áo ghi lê.


 
Back to top