Nghệ thuật / Nghệ sĩ

15 họa sĩ Indonesia dẫn đầu trong năm 2021

Mar 02, 2021 | By Trang Ps

Nép mình ở phía đông lục địa như cái nôi nghệ thuật là Indonesia, nổi tiếng với 17.000 đến 18.000 hòn đảo nằm dọc theo đường xích đạo Đông Nam Á. Gây ấn tượng với khán giả toàn cầu qua kho tàng tác phẩm nghệ thuật sống động và tràn đầy năng lượng, chúng tôi tổng hợp 15 nghệ sĩ đi đầu lĩnh vực này trong năm 2021.

I Nyoman Masriadi

“Phóng đại” là từ ngữ chủ đạo khi nhắc đến bộ tranh của nghệ sĩ 37 tuổi gốc Yogyakarta này. Những họa phẩm của anh thường khắc họa các đối tượng trong hình dạng củ hành, lấy cảm hứng từ trò chơi điện tử và truyện tranh. Sự biến dạng ấy cũng nhanh chóng trở thành phong cách biểu tượng của Masriadi. Bức tranh The Man From Bantul (The Final Round) trên đạt giá gõ búa lên tới 296.800 USD, lập kỷ lục cho nghệ thuật đương đại Đông Nam Á.

Chi tiết công việc: https://inyomanmasriadi.com/

Lugas Syllabus

Không chỉ được biết đến rộng rãi với những bức tranh trường phái siêu thực Dali-esque mà hội họa và điêu khắc của Lugas còn thu hút sự chú ý của người xem gần như ngay lập tức.

Chủ đề văn hóa đại chúng và văn hóa dân gian xuất hiện ở nhiều góc độ khác nhau trong các họa phẩm của anh, khiến khán giả rút ra những điểm tương đồng, khơi gợi những ký ức và trải nghiệm của những ngày dĩ vãng. Về bản chất, tác phẩm của Lugas cũng phản ánh bao trớ trêu và mâu thuẫn trong xã hội hiện đại, mở ra các cuộc trò chuyện với hình ảnh ẩn dụ con voi trong phòng.

Chi tiết công việc: @lugassyllabus

Soni Irawan

Vừa là nghệ sĩ thị giác vừa là nhạc sĩ, những sáng tác của Soni Irawan gợi cảm giác về một thế giới hỗn độn, ngẫu hứng và hồn nhiên. Chủ nghĩa cá nhân trong hội họa của anh đang trở nên thăng hoa hơn bao giờ hết.

Sinh ngày 15/01/1975, lớn lên tại Yogyakarta, thủ đô nghệ thuật của Indonesia, Soni Irawan là nhà sáng lập đáng kính của ban nhạc thể nghiệm Jogjakarta – Seek Six Sick. Chính vì vậy, âm nhạc có ảnh hưởng mãnh liệt và xuyên suốt đến tinh thần và năng lượng sáng tác nghệ thuật của anh. Ẩn hiện trên mỗi bức tranh là những mảng vẽ ngẫu hứng, mảng cắt ghép và hình hài đôi khi sơ hài. Từ lâu, anh đã sử dụng nghệ thuật như một phương tiện thể hiện niềm quan tâm sâu sắc cá nhân để nắm bắt tinh thần sống còn của con người trong cuộc sống hàng ngày.

Chi tiết công việc: @soni_irawan_soni

Dedy Sufriadi

Thoáng nhìn qua những bức tranh khổ lớn của Sufriadi, người ta bắt gặp trạng thái hỗn mang và rối rắm có chủ đích, được thể hiện qua gam màu mạnh mẽ, dòng chữ nguệch ngoạc hay hình ảnh đặc trưng của phong cách biểu hiện, một dấu ấn nổi loạn riêng mang tính biểu cảm cao của các nghệ sĩ Yogyakarta. Học hỏi kỹ thuật từ họa sĩ người Indonesia – Affandi và nghệ sĩ người Mỹ Jean-Michel Basquiat, Sufriadi quan tâm nhiều đến triết học của Chủ nghĩa Hiện sinh, nhấn mạnh vào sự tổng hợp kinh nghiệm tự chủ của mỗi cá nhân.

Chia sẻ với Art Republik/Luxuo, Sufriadi thẳng thắn: “Khoảng hơn 10 năm nay, tôi đã nghiên cứu về Chủ nghĩa Hiện sinh. Nó mở ra cho tôi những quan điểm khác nhau về thế giới, đặc biệt là văn hóa Indonesia.”

Bây giờ (và hơn bao giờ hết), Sufriadi đầu tư nhiều hơn vào những xung đột của bản thân. Anh đã quen với niềm tin rằng các động lực cho những thay đổi bên ngoài, trước hết và quan trọng nhất, phải được bắt đầu thông qua việc hướng nội.

Chi tiết công việc: @dedysufriadi

Justian Jafin

Các tác phẩm của nghệ sĩ 34 tuổi Justian Jafin giống như ảnh ghép với nhiều lớp mang tính bình luận về các vấn đề nổi cộm trong xã hội ngày nay.

Làm việc với chất liệu acrylic, phong cách hội họa của anh liên quan đến việc tạo ra nhiều lớp chồng, bao phủ lên nhau, từ đó khám phá nhiều đối tượng khác biệt trong cùng một tác phẩm. Vì thế, người xem cần phải quan sát chăm chú khi một câu chuyện mở ra trước mắt họ.

Chi tiết công việc: @justianjafinw

Naufal Abshar

Tiếng cười là sản phẩm phụ tức thì của niềm vui, nhưng Naufal lại cố gắng mổ xẻ các lớp tiếng cười trong những họa phẩm của mình.

Hội họa của anh liên quan trực tiếp đến đời sống hàng ngày, nhấn mạnh sự quan tâm đến những hành vi trần tục khiến người khác chú ý. Anh cũng đặt câu hỏi về thân phận con người, từ đó mà gia tăng chiều sâu cho nội dung thông điệp tác phẩm.

Chi tiết công việc: @naufalabshar

Anton Afganial

Vừa sống động vừa hỗn loạn, hội họa của Anton Afganial phản ánh những xung đột con người, tình yêu, sự cân bằng, bản sắc văn hóa,…  Các bức tranh của anh là hiện thân của năng lượng, nhiệt huyết, cảm xúc, mâu thuẫn lẫn sự tò mò. Qua đó, anh muốn thực hành nghệ thuật cá nhân trở nên trực quan như một sự tự phát.

Chi tiết công việc: @afganial_

Agus Saputra

Các tác phẩm nghệ thuật theo phong cách Butuan cổ điển có nguồn gốc từ Nam Bali thường dày đặc, năng động với những chi tiết, câu chuyện huyền thoại hay cuộc sống hàng ngày. Agus sử dụng tính năng này để tái hiện hội họa của mình theo khuynh hướng hiện đại, từ đó diễn giải truyền thống thông qua lăng kính riêng.

Chi tiết công việc: @ im.agusaputra

Iwan Suastika

Iwan Suastika là một trong những nghệ sĩ đáng tin cậy nhất từng xuất hiện nhiều lần trên ấn phẩm Art Republik Singapore. Anh tin tưởng vào một vũ trụ là tổng hòa giữa dã thú, thiên nhiên, máy móc và con người. Với khởi đầu khá khiêm tốn, Suastika đã có “cuộc vượt biên” đầy ngoạn mục nhờ khả năng quan sát, phản chiếu, và chú tâm đề cao các giá trị gia đình mặc cho bản tính nổi loạn và phiêu lưu cá nhân. Các phẩm của nam nghệ sĩ Indonesia hướng đến việc mô tả xã hội thông qua vô số phép ẩn dụ, đóng vai trò như một tấm gương nghệ thuật phản chiếu mọi tồn tại.

Trong con mắt của nghệ sĩ Iwan Suastika, “concept” sáng tạo của anh vô cùng đơn giản: “Tôi là vũ trụ, bạn là vũ trụ, và chúng ta là vũ trụ.”

Chi tiết công việc: @iwansuastika

Dodit Artawan

Dodit từng nói “life is plastic” (cuộc sống là nhựa), như một phản ánh về khuynh hướng tiêu thụ nhựa tràn lan mất kiểm soát trên toàn thế giới. Ngoài nhựa, các tác phẩm của anh cũng phê phán việc người dân Bali tiêu thụ quá nhiều rượu gây nên các vấn đề sức khỏe trong một thời gian dài. Cùng với việc cung cấp dịch vụ hồ bơi, quán bar, việc thiếu kiểm soát tiêu thụ rượu đang trở thành vấn đề đạo đức.

Sự nổi loạn của Dodit trong nghệ thuật như một chai bia đánh vào đầu chúng ta, phá tan ảo tưởng của con người đang tồn tại trong cuộc đua chuột trong phòng thí nghiệm mang tính tư sản này.

Chi tiết công việc: @doditartawan

Nana Tedja

Một trong những nghệ sĩ có khuynh hướng tự do nhất là Nana Tedja, đồng thời là nữ nghệ sĩ hàng đầu quốc đảo, người phụ nữ không sợ hãi thể hiện bản thân trong bối cảnh nghệ thuật do nam thống trị.

Táo bạo, biểu cảm và hoang dã, cách tiếp cận sáng tao của Nana phá vỡ ranh giới giữa cô và nghệ thuật của cô. Đúng với bản thân ở mọi khía cạnh, cô luôn đặt mục tiêu nghệ thuật của mình là sự phản ánh ngay lập tức tính cách và con người cô. Chủ nghĩa biểu hiện trừu tượng có thể là phong cách mà cô đang theo đuổi, nhưng nữ nghệ sĩ cũng khẳng định rằng tất cả chỉ đơn thuần dựa trên sở thích và cảm xúc cá nhân, không gì hơn.

Chi tiết công việc: @nana_tedja

Kencut

Putu Adi Suanjaya, hay còn được biết đến với biệt danh Kencut, được biết đến với những tác phẩm khắc họa nhân vật búp bê nhồi bông mang tính biểu tượng, nổi bật với đôi mắt lồi. Đôi mắt thường được ví như cửa sổ tâm hồn, vì đó là nơi tiết lộ thế giới nội tại, nhưng trong các tác phẩm của mình, anh đã chọn bỏ qua biểu tượng ấy để thay thế bằng những nút đơn giản. Thông qua đó, anh muốn mang đến nguồn năng lượng lạc quan cho khán giả rằng một nơi không có dối trả quả thực là thiên đường, và chúng ta nên sống tích cực như những đứa trẻ.

Chi tiết công việc: @suanjaya_kencut

Aurora Santika

Những họa phẩm giàu màu sắc của Aurora truyền tải những ý tưởng và vấn đề trong nền kinh tế xã hội hiện tại. Dù rất khó, nhưng Aurora tin rằng nghệ thuật là công cụ hoàn hảo để đưa ra một cuộc thảo luận mở.

Chi tiết công việc: @aurora_santika

Petek Sutrisno

Petek Sutrisno thuộc thế hệ nghệ sĩ được ảnh hưởng mạnh mẽ bởi truyện tranh, phim hoạt hình, tranh minh họa và văn hóa đại chúng, do đó, anh đã pha trộn nhiều phương tiện hiện đại và truyền thống để tạo ra những tác phẩm nghệ thuật riêng biệt.

Hầu hết các tác phẩm của anh nói về trải nghiệm thời thơ ấu và các vấn đề chính trị hiện tại. Ám ảnh bởi ba giá trị “tình yêu, vẻ đẹp và hòa bình”, anh đã nỗ lực đưa yếu tố hoa như hình ảnh biểu tượng vào trong các thực hành sáng tạo cá nhân.

Chi tiết công việc: @peteksutrisno

Bahaudin

Trong một số nền văn hóa, Bahaudin có nghĩa là “sự vĩ đại của đức tin”. Là một người đàn ông trẻ tuổi với tên gọi đầy quyền năng, Bahaudin khai thác tài năng hội họa của mình để đi sâu vào bản chất cuộc sống và chuyển tải những thông điệp tốt đẹp.

Nghệ thuật của Bahaudin nổi bật với bối cảnh, chân dung hoạt hình sống động và trẻ thơ. Chia sẻ với Art Republik/Luxuo, Bahaudin thẳng thắn: “Tôi thực sự yêu hòa bình. Chính vì lý do này, nhiều tác phẩm của tôi luôn bắt đầu với câu hỏi tự vấn ‘chẳng lẽ con người không chán sự bất hòa và đổ máu trên hành tinh chung này hay sao?’ Sự khác biệt quan điểm sống là tất yếu, và khác biệt ấy tạo nên vẻ đẹp của cuộc sống. Tuy nhiên, sẽ thật tốt nếu những khác biệt này luôn biết tìm kiếm sợi dây chung để chúng không trở thành mối hằn thù vô ích.” Chính thế, hoa hướng dương và nhiều loài hoa khác trong tác phẩm của anh là biểu tượng của hy vọng và lời cầu nguyện cho hòa bình cuộc sống.

Chi tiết công việc: @bahaudin__


 
Back to top