STYLE / Beauty

ECOXURY: Veronica Chou & nhãn hiệu thời trang bền vững Everyone & Everybody

Nov 04, 2019 | By Trang Ps

Là người thừa kế của gia đình tỷ phú từng có nhiều thương vụ đầu tư triệu USD vào thời trang nhanh, Veronica Chou quyết định rẽ sang một hướng mới khi thành lập Everyone & Everybody – nhãn hàng thời trang bền vững với lời khẳng định tự tin: bền vững vừa có thể tạo ra lời nhuận, vừa có thể bảo vệ môi trường. 

Photo by TheS3 Studio

Gia đình Veronica Chou đã trở nên giàu có khi đi đầu trong lĩnh vực kinh doanh thời trang nhanh, thông qua các khoản đầu tư lớn vào những công ty như Michael Kors và Tommy Hilfiger. Nhưng giờ đây, Veronica – người thừa kế khối tài sản trị giá 2,1 tỷ USD dự định ra mắt công ty riêng mang tên Everybody & Everyone, để chứng minh rằng ngành thời trang bền vững vừa có thể thu lại lợi nhuận vừa bảo vệ môi trường.

Veronica Chou & nhãn hiệu thời trang bền vững Everyone & Everybody

Như bạn đã biết, ngành dệt may chủ yếu sử dụng các nguồn năng lượng không tái tạo, với hơn 98 triệu tấn mỗi năm. Một trong số đó bao gồm dầu để tạo ra sợi tổng hợp, phân bón để trồng bông và hóa chất độc hại để nhuộm, xử lý và sản xuất hàng dệt được sử dụng làm quần áo.

Dấu chân CO2 từ sản xuất dệt may rơi vào khoảng 1,2 tỷ tấn trong năm 2015, nhiều hơn tất cả các chuyến bay quốc tế và ngành vận chuyển hàng hải cộng lại (và rất nhiều các các chuyến bay và hàng hải vận chuyển quần áo).

Các thảm họa ô nhiễm môi trường cũng đến phần lớn từ ngành thời trang. Chẳng hạn, khoảng 20% ô nhiễm nước công nghiệp trên toàn cầu có thể bắt nguồn từ việc nhuộm và xử lý hàng dệt may, microplastic từ polyester, acrylic, nylon đang gây ô nhiễm đại dương trên thế giới.

Trong khi đó, sự gia tăng của thời trang nhanh đã khuyến khích người tiêu dùng vứt chất thải. Theo một báo cáo năm 2017 từ Ellen MacArthur Foundation, mỗi giây có khoảng một xe tải chở quần áo được chôn lấp trên thế giới. Điều đó có nghĩa rằng người tiêu dùng đang vứt đi khoảng 400 tỷ USD hàng hóa có giá trị mỗi năm vì giá mua sắm thấp.

https://www.instagram.com/p/B4JJrVuHSMh/?utm_source=ig_embed

Kinh doanh càng mở rộng, gia đình Chou càng giàu có. Nhà sản xuất hàng dệt kim South Ocean Knitters do ông Chou khởi xướng chịu trách nhiệm cho một trong những khoản đầu tư nước ngoài đầu tiên vào Trung Quốc năm 1974. Đây hiện là một trong những nhà cung cấp hàng dệt kim lớn nhất toàn cầu, cùng với nhà sản xuất Li & Fung tại Hồng Kông, đều đứng sau tập đoàn Cobalt Fashion Holding.

Cha cô – Silas Chou – đã kiếm được hàng triệu USD với tư cách là nhà đầu tư vào Michael Kors và Tommy Hilfiger. Là Giám đốc điều hành tại Iconix Brand Group China, Veronica Chou đóng vai trò thúc đẩy ngành công nghiệp, đưa các thương hiệu Mỹ đến gần hơn với người tiêu dùng Trung Hoa. Chou cũng từng là đồng sáng lập Quỹ đầu tư tư nhân Trung Quốc có trụ sở tại Bắc Kinh, và là Giám đốc của Karl Lagerfeld Greater Trung Quốc.

Đối với Chou, sự hiểu biết về phí môi trường mà doanh nghiệp gia đình đang thực hiện bắt đầu từ khoảng 6 năm trước, một vài năm trước khi Iconix Brand Group mua lại công ty con Trung Quốc mà cô đã đồng sáng lập với cha mình, trong một giao dịch trị giá 56 triệu USD. Thời điểm này cũng là lúc Chou sinh em bé, cô nhận ra tầm quan trọng của việc tạo ra một thương hiệu vừa bền vững, vừa tạo ra giá trị lợi nhuận và bảo vệ môi trường.

Chou chia sẻ: “6 năm trước, tôi bắt đầu học và tìm hiểu về tính bền vững. 5 năm trước, tôi tự nhủ rằng bản thân cần tạo ra một thương hiệu bền vững”. Kể từ đó, cô đã chính thức lao vào thế giới sản xuất bền vững. Thông qua các phương tiện đầu tư của gia đình, cô đã làm việc với các công ty như Modern Meadow, công ty sử dụng kỹ thuật sinh học để sản xuất đồ da trong phòng thí nghiệm. Cô cũng dẫn đầu các khoản đầu tư vào Thousand Fell, một nhà sản xuất giày mới có thể tái chế hoàn toàn; Dirty Labs, nơi phát triển các sản phẩm giặt tẩy bền vững hơn, hay Carbon Engineering, công ty phát triển công nghệ thu khí trực tiếp cho CO2.

Chou nhận định: “Với thương hiệu của chúng tôi, tái chế là một câu chuyện lớn.  Áo phông, tất, bao bì, bưu phẩm… của chúng tôi đều được làm từ vật liệu tái chế và có thể được tái chế một lần nữa”.

https://www.instagram.com/p/B4JKBSoncFR/

Sự quan tâm của công ty đến vấn đề môi trường cũng ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng. Hầu hết các loại vải của công ty Chou đều được sản xuất gần nơi hàng may mặc nhằm giảm thiểu lượng khí CO2. Cô cũng nhấn mạnh việc có các nhà máy tại Mỹ. Áo denim của thương hiệu hiện được sản xuất tại Mỹ, cô cũng sẽ cân nhắc đến áo phông và áo điền kinh được sản xuất tại Hoa Kỳ.

Một số quần áo cũng được làm bằng vải có tái chế bạc trong đó, nhằm giúp trang phục được mặc đi mặc lại nhiều lần mà không có mùi hoặc không cần giặt. In kỹ thuật (digital printing) cũng được thay thế cho in màn hình (screens), nhằm ngăn chặn hàng tấn chất thải nước. Bên cạnh đó, một số loại vải của công ty hoàn toàn không được nhuộm, mà thay vào đó là quy trình tái chế bằng cách tách các sợi tái chế theo phương pháp cơ học bằng màu sắc.

Everyone & Everybody cũng bắt tay hợp tác với tổ chức One Tree Planted để trồng thêm nhiều cây xanh. Chou chia sẻ: “Tôi đã bắt tay xây dựng Everyone & Everybody từ con số 0 bằng cách tìm ra đội ngũ tốt nhất, tìm đúng nhà cung ứng, và đối tác đã và đang có những bước tiến thúc đẩy tính bền vững. Tôi muốn thương hiệu này sinh ra và dành cho những người phụ nữ, vì vậy, tính toàn diện và tính bền vững đóng vai trò xương sống trong hoạt động kinh doanh này”.

(Theo techcrunch)

Tại Việt Nam, bạn đọc có thể theo dõi về dự án Ecoxury – chương trình LUXUO.VN và nhiều thương hiệu xa xỉ khởi xướng, nhằm thực hiện hành trình xê dịch và lan toả tinh thần sống xanh thông qua các không gian điểm đến. Dự án được khởi động vào tháng 8.2019


 
Back to top