LUX STYLE / Fashion & Jewelry

Smart Luxury: Học may đo Bespoke Suits tại Việt Nam (Kỳ 2) – Vì sao may đo Bespoke lại đắt đỏ?

Apr 10, 2023 | By Ton Binh

Nhiều người sẵn sàng bỏ ra số tiền 19.000 – 65.000 USD chỉ để sở hữu một bộ suit từ nhà Savile Row, London. Sự quý giá từ chất liệu, kỹ thuật cao cấp cho đến thời gian hoàn thiện, đó là giá trị nhận về tương ứng với những gì bạn bỏ ra. 

Theo một báo cáo của Deloitte năm 2017, 40,6% khách hàng thuộc thế hệ Millennials của Trung Quốc sẵn sàng bỏ ra chi phí lớn để sở hữu bộ suit bespoke, còn tại Hoa Kỳ phân khúc này chiếm 71,4%. Các sản phẩm may đo cá nhân hoá đang dần tăng trưởng đặc biệt trong khu vực châu Á.

Bên trong nhà may Savile Row Tailor & Bespoke tại Anh

Bespoke là đỉnh cao trong may đo Âu phục nam giới với nhiều quy tắc cốt lõi về kỹ thuật, chất liệu đòi hỏi trình độ chuyên môn cao của người nghệ nhân. Trước đây, may đo Bespoke gắn liền với Savile Row nơi mà mỗi bộ suit thường mất đến 90 giờ gia công với chất liệu đắt giá có thể lên đến 130 USD mỗi mét vuông. Tính đến nay, bộ vest phiên bản kim cương của Richard Jewels ở Manchester và Stuart Hughes ở Liverpool (được làm bằng len và lụa cashmere) đính hơn 480 viên kim cương nửa carat có giá lên đến 800.000 USD.

May đo thủ công được Dior ra mắt từ lâu

Mặc cho nhiều ý kiến cho rằng chi phí bỏ ra như vậy là quá đắt so với một bộ đồ, Steven Hitchcock, nghệ nhân từng may đo cho Thái tử Charles lại nhận định: “Chi phí như vậy là hợp lý bởi bộ đồ có thể truyền qua nhiều thế hệ”.

Đến nay, nhiều thương hiệu xa xỉ cũng cung cấp dịch vụ này như Dior, Alexandre McQueen, cho đến Brioni đã mở rộng may đo cá nhân sang chất liệu denim, quần jean của họ. Khách hàng sẽ được tuỳ chọn về chất liệu, kỹ thuật khâu, đến chi tiết trên trang phục. Trong khi Pink Shirtmaker (thuộc sở hữu của LVMH trước đây) đã trải qua một cuộc đại tu thương hiệu khi cung cấp dịch vụ may đo với nhiều loại vải và có tới 71 phiên bản của màu trắng.

Hai bậc thầy may đo Kain Zwierink (phải) và Victor Vermeulen, ảnh chụp bởi LUXUO tại SIR Tailor

Vậy điều gì khiến Bespoke trở thành món tài sản đáng đầu tư dành cho khách hàng yêu Âu phục cổ điển?

Trang phục Bespoke mang tính cá nhân hoá 

Phù hợp với phom dáng cơ thể người mặc là ưu điểm đầu tiên mà may đo Bespoke đem lại. Khác với trang phục Ready to Wear hay Made to Measure, quần áo may đo bao gồm nhiều quy tắc dựa trên một tiêu chuẩn nhất định trong quy trình sản xuất. Hiện nay, nhiều nhà may nổi tiếng đã tích hợp công nghệ trong may đo cá nhân như Aristino Việt Nam với kỹ thuật ứng dụng AI giúp cho quá trình lấy số đo có thể được thực hiện ngay tại nhà.

Chất liệu cao cấp 

Cửa hàng của VBS Tailor

Hầu hết các nhà may tại Việt Nam từ Việt Nam Bespoke Shop, SIR Tailor và Aristino đều nhập khẩu chất liệu từ những thương hiệu uy tín đến từ Ý như Loro Piana, Scabal, Dormeuil, Cerruti, Reda, Ariston, Holland & Sherry, Albini, Thomas Mason…

Điều này cũng giúp nâng tầm chất lượng và tuổi thọ sản phẩm khi chúng không bị thay đổi về hình dạng, độ xếp nếp hay độ vừa vặn tỉ mỉ trong suốt nhiều năm.

Kinh nghiệm của những người nghệ nhân 

Savile Row là một trong số ít thương hiệu may Bespoke uy tín cho ra đời nhiều kiệt tác trở thành tài sản đấu giá. Cụ thể, chi phí để bỏ ra khi bạn muốn sở hữu một bộ suits đến từ Savile Row có thể lên đến 3.500 bảng Anh (tương đương 4.347 USD). Trong khi bộ vest đặt làm riêng từ nghệ nhân Alexandra Wood có giá khởi điểm là 5000 bảng Anh, bao gồm các công đoạn từ hướng dẫn thiết kế và phong cách hoàn chỉnh.

Bạn đang trả tiền cho những kinh nghiệm lâu năm của người thợ giỏi nhất của thương hiệu với bí quyết tạo kiểu, chất liệu và thời gian chế tác lên đến hàng giờ mỗi ngày.

Một bộ vest được cá nhân hoá là món đồ thuộc về bạn, mang phong cách cá nhân mà không món đồ nào khác có thể tái hiện được. Về cơ bản, đây là một món đầu tư hợp lý đem đến diện mạo tự tin, phong cách và sự thoải mái cho bạn.

5 ĐIỀU THÚ VỊ VỀ CÁCH TRUYỀN NGHỀ CỦA BẬC THẦY TAILOR THOMAS WONG

Bậc thầy tailor Thomas Wong, cựu chủ tịch Hiệp hội bespoke tailor Singapore có những quan điểm làm nghề thú vị mà những người làm nghề lâu năm vẫn luôn ngưỡng mộ ông.

1. Điều quan trọng nhất mà ông muốn sinh viên của mình học được là khả năng làm mọi thứ: cắt và may áo sơ mi, quần tây và áo khoác. Điều này thực sự rất hiếm thấy! Thông thường, bạn là thợ cắt hoặc thợ may, nếu bạn biết cách cắt một chiếc áo khoác, có thể bạn không biết cách cắt áo sơ mi. Ngoài ra, bạn còn cần thạo kỹ năng khâu tay rất nhiều. Học viên của ông sẽ dành một vài tháng học những thứ như khâu cổ 2 ve hay khâu lót trong, tất cả điều này được thực hiện bằng tay. Tại cơ sở của ông, The Prestigious Bespoke, một thợ may sẽ được giao nhiều nhiệm vụ, từ việc đo cho khách hàng đến việc dựng rập, cắt, phát triển và hoàn thành sản phẩm.

2. Ông yêu cầu học viên của mình cũng phải nắm bắt hết tất cả, thành thục kỹ năng cơ bản và tuyệt đối không sử dụng đường tắt. Bởi theo ông lý giải: “Người ta có thể ăn cắp thiết kế nhưng không thể ăn cắp kỹ năng của bạn”.

3. Là người trong nghề, ông hướng đến cân bằng giữa tính sáng tạo và tính thương mại. Ông chia sẻ: “Sinh viên của tôi có thể sáng tạo, nhưng họ phải nghĩ, thiết kế của họ có thể tồn tại được ở thị trường không? Tôi nói với họ, nếu thiết kế của bạn quá sáng tạo, mọi người sẽ chỉ dám mặc nó vào 100 năm tới – và bạn không có 100 năm để chờ đợi. Một người thợ may phải có khả năng kiếm sống từ thiết kế của họ”.

4. Ông biết cách nhìn nhận thời thế và thay đổi quan điểm của mình cho kịp với thời đại, như việc sẵn sàng để sinh viên phá cách với tay áo xếp ly, điều mà trước đây ông cho rằng mình không thể chấp nhận.

5. Ông không giấu nghề, một số đệ tử của ông có thể cắt may tốt như ông. Ông nói: “Bây giờ tôi đã lớn tuổi, họ trẻ và có nhiều sự kiên nhẫn hơn”. Giờ đây ông giữ vai trò định hướng cho các đệ tử của mình với những đơn hàng hàng chục ngàn đô la, đó là điều ông tự hào nhất trong sự nghiệp của mình.

Cơ hội được học hỏi và dẫn dắt bởi cựu chủ tịch Hiệp hội Bespoke tailor Singapore, chủ tịch tập đoàn The Prestigious và Thomas Wong – Master Tailor Thomas Wong, khi tham gia MASTER CLASS: THE ART OF MAKING HIGH-END CANVAS SUIT – NGHỆ THUẬT CHẾ TÁC ÂU PHỤC NAM CAO CẤP.

THE ART OF MAKING HIGH-END CANVAS SUIT – Khóa học duy nhất hiện nay tại FACE Việt Nam về may đo Âu phục cao cấp bằng kỹ thuật canvas, được hợp tác với sự giảng dạy của Master Tailor Thomas Wong.

ƯU ĐIỂM KHOÁ HỌC:

Khóa học mang lại các kiến thức nền tảng về việc chế tác một bộ suit may đo hoàn hảo, bao gồm quần tây, sơ mi và jacket suit. Đặc biệt, với áo jacket suit, học viên sẽ được chính giáo sư Thomas Wong truyền thụ kinh nghiệm – những bí quyết mà chính ông đúc kết được để làm nên chất lượng hàng đầu cho thiết kế.
Tham gia khóa học, học viên cũng sẽ nắm bắt được các công đoạn để hoàn thiện một bộ âu phục nam cao cấp. Từ cách chọn lựa chất liệu, lấy số đo, phương pháp cắt áo, đến công đoạn ráp hoàn chỉnh và xử lý chỉnh sửa trên cơ thể.

ĐỐI TƯỢNG HỌC VIÊN:

– Chủ thương hiệu, thợ may, những ai làm trong lĩnh vực may đo và có định hướng xây dựng thương hiệu may đo âu phục nam cao cấp.

– Sinh viên thời trang muốn phát triển kiến thức về trau dồi kinh nghiệm về lĩnh vực thời trang may đo nam giới.

FACE – The Fashion Design Academy

TP.HCM: 31 – 33 Thạch Thị Thanh, phường Tân Định, Quận 1

Hà Nội: Nhà 3, Ngõ 20, đường Tây Hồ, Quảng An

www.facefashiondesignacademy.com

Hotline: 0929 653 592 (Hà Nội) 0866 072 292 (Sài Gòn)

Tổng hợp 


 
Back to top