CITY GUIDE

Những gia tộc giàu có nhất châu Á chuyển đổi lĩnh vực đầu tư

Mar 21, 2022 | By Ton Binh

Ambanis, Hartonos và Mistrys dẫn đầu các gia tộc giàu có nhất châu Á khi các triều đại đứng sau một số gia sản lâu đời nhất trong khu vực xoay trục sang tiền điện tử, công nghệ và thương mại điện tử.

Theo Bloomberg, 20 gia đình giàu nhất khu vực đã tăng quy mô tài sản lên 33 tỷ USD kể từ cuối năm 2020, ngay cả trong thời điểm đại dịch xảy đến. Tổng tài sản của họ hiện vượt mức 495 tỷ USD – nhiều hơn tổng sản phẩm quốc nội của Hồng Kông và Singapore.

Gia tộc Cheng mở rộng đầu tư sang lĩnh vực tiền mã hoá, công nghệ sinh học và thương mại điện tử

Cheng Yu-tung là tỷ phú người Hồng Kông với các dự án bất động sản, phát triển và kinh doanh dịch vụ, khách sản, cơ sở hạ tầng, bán lẻ đồ trang sức và vận tải ở Hồng Kông, Ma Cao, Hoa Kỳ, Úc và các khu vực khác.

Ông là một trong số các tỷ phú giàu nhất tại châu Á, gia tộc của Cheng Yu sở hữu khoảng 23 tỷ USD, theo Bloomberg. Cổ phiếu công ty Phát triển Thế giới mới – một trong những nhà xây dựng bất động sản lớn nhất Hồng Kông đã tăng hơn 40% kể từ mức cao cách đây chưa đầy 3 năm.

Cheng Yu-tung đã giúp mở rộng đế chế trang sức của gia đình sang lĩnh vực bất động sản bằng cách thành lập New World Development. Ảnh: SCMP.

Đầu năm 2022, ông đã chủ trì một buổi lễ kỷ niệm với sự tham gia của nhiều ngôi sao nổi tiếng tại công trình xa hoa nhất của mình – K11 Musea, khu phức hợp “văn hoá – bán lẻ” xa hoa. Buổi triển lãm với cựu tổng biên tập Vogue Paris, Carine Roitfeld được dành riêng cho việc giữ gìn “savoir faire”.

Tuy nhiên, đây là thời điểm khó khăn của tập đoàn khi đại dịch Covid-19 diễn ra. Suy thoái bắt đầu khi các cuộc biểu tình bạo lực chống chính phủ đóng cửa các trung tâm mua sắm vào năm 2019, ngay khoảng thời gian K11 Musea mở cửa. Nó cũng trở nên trầm trọng hơn khi đại dịch khiến khách du lịch và nhân viên văn phòng buộc phải ở nhà.

Công ty trang sức Chow Tai Fook Jewellery Group Ltd. của ông Cheng, có các cửa hàng nằm rải rác ở những địa điểm uy tín nhất của thành phố, đã phải đóng cửa khoảng 10% mạng lưới phân phối ở Hồng Kông trong 18 tháng đến hết tháng 9.

Hiện nay, áp lực đè nặng lên các nhà phát triển Hồng Kông trong việc tìm kiếm nhà ở giá rẻ hơn tại thị trường có giá cả phải chăng nhất thế giới. Đồng thời, mối lo ngại gia tăng khi sự đàn áp của Trung Quốc với các nhà phát triển đại lục và nỗ lực đạt được “sự thịnh vượng chung” có thể lan sang các triều đại giàu có nhất của thành phố. 

Cheng – người từng thắng thầu một số dự án bất động sản giàu tiềm năng bao gồm một khu liên hợp thể thao được lên kế hoạch vào năm 2023 tại địa điểm sân bay cũ của Hồng Kông. Dự án sẽ có sân vận động 50.000 chỗ ngồi và nhà thi đấu 10.000 chỗ – tầm nhìn xa hơn với New World của thế giới trong lĩnh vực bất động sản.

Ở một thành phố nơi bất động sản đã thống trị đời sống kinh tế và tâm lý tập thể trong nhiều thập kỷ, người đàn ông 42 tuổi đã mở rộng sang lĩnh vực tiền mã hoá, công nghệ sinh học và thương mại điện tử. Đồng thời, ông cam kết New World sẽ không sử dụng nhiên liệu hoá thạch tại các bất động sản cho thuê của mình ở Greater Bay Area vào năm 2026.

Tỷ phú Cheng cũng tham gia vào vòng tài trợ 359 triệu USD cho Animoca Brands (công ty trò chơi và NFT có trụ sở tại Hồng Kông), thông qua C.Ventures, một công ty đầu tư mạo hiểm mà ông đồng sáng lập.

Công ty đã đầu tư vào hơn 30 công ty khởi nghiệp, bao gồm nền tảng dịch vụ tài chính tiền điện tử Matrixport, AI giant SenseTime Group Inc. và nền tảng dịch vụ giao hàng Lalamove.

Adrian Cheng, Phó chủ tịch điều hành kiêm Giám đốc điều hành của New World Development, đang đẩy mạnh các lĩnh vực phi bất động sản. Ảnh: New World Development.

Năm ngoái ông cũng tham gia vào cơn sốt SPAC và thành lập “công ty séc trắng” của riêng mình. Đại diện của New World cho biết việc sáp nhập với Prenetics Ltd. Mặc dù các liên doanh mới chỉ là phần nhỏ trong đế chế của Chengs nhưng có định hướng rõ ràng. Tháng 4, Adrian Cheng cho biết ông muốn các dịch vụ phi bất động sản tạo ra 30% thu nhập của New World trong 5 đến 7 năm.

Các gia tộc giàu có lần lượt chuyển hướng đầu tư

Một số gia tộc khác tại châu Á biết rằng họ cần nhanh chóng chuyển đổi sang công nghệ xanh và thương mại điện tử. Họ tiếp nhận những khoản đầu tư cho các lĩnh vực mới nhất nhưng cũng dễ dàng “bay hơi nhất” như siêu thị hay công nghệ sinh học. Đây có thể trở thành sai lầm đắt giá.

Kevin Au, Giám đốc Trung tâm Kinh doanh Gia đình tại Đại học Hồng Kông, cho biết: “Nhiều ông trùm trong lĩnh vực kinh doanh truyền thống đã nhận thấy doanh nghiệp của mình bị đe doạ bởi những công ty công nghệ mà họ chưa từng nghe đến. Họ biết rằng nếu không phản ứng đủ nhanh, họ sẽ mất trắng cơ nghiệp”, Kevin Au nhấn mạnh.

Gia tộc Ambanis dẫn đầu bảng xếp hạng những gia tộc giàu nhất châu Á trong năm thứ 3, đang hướng Reliance Industries Ltd. của họ sang lĩnh vực công nghệ và thương mại điện tử khi chủ tịch Mukesh Ambani chuẩn bị bàn giao quyền lực cho các con của mình.

Trong khi đó, gia tộc họ Zhangs, chủ sở hữu của hãng sản xuất nhôm China Hongqiao Group Ltd. , lần đầu tiên góp mặt trong danh sách 20 gia tộc giàu có nhất châu Á lần này.

Các gia tộc Birla và Bajaj đứng sau hai tập đoàn lớn nhất của Ấn Độ cũng xuất hiện trên bảng xếp hạng, báo hiệu sức mạnh tăng trưởng của nền kinh tế quốc gia.

The Hos của gã khổng lồ sòng bạc SJM Holdings Ltd. , Chirathivats của Central Group Thái Lan, và Ngs của nhà phát triển bất động sản Far East Organization Centre Pte của Singapore. không còn nằm trong số 20 gia tộc giàu nhất châu Á khi các công ty của họ phải chịu hậu quả của cuộc khủng hoảng Covid 19. 

Thu Thảo – Theo Bloomberg


 
Back to top