LIFESTYLE

Nhà thờ Đức Bà Paris bị cháy: Lời tri ân đến những chiến binh quả cảm

Apr 16, 2019 | By Trang Ps

Nhà thờ Đức Bà ở thủ đô Paris, Pháp bùng cháy dữ dội từ lúc 18h50 ngày 15/04 (tức khoảng 23h50 giờ Hà Nội). Lực lượng cứu hỏa mất nhiều giờ để kiểm soát ngọn lửa với hy vọng cứu được những tác phẩm nghệ thuật quý giá bên trong công trình kiến trúc lịch sử nổi tiếng này.

Tin tức Nhà thờ Đức Bà ở thủ đô Paris, nước Pháp chìm trong biển lửa khiến truyền thông thế giới trong 12 tiếng qua nóng hơn bao giờ hết. Mối nguy hiểm của những cơn hỏa hoạn bao giờ cũng là người và của, nhưng riêng với công trình Công giáo tiêu biểu này, toàn bộ các tác phẩm nghệ thuật và cổ vật lịch sử bên trong Nhà thờ đều được coi là vô giá.

Vương miện gai làm từ cây gai và vàng nổi tiếng của Nhà thờ Đức Bà Paris.

Hãng tin Reuters dẫn lời Đức ông Patrick Chauvet, quản đốc của Nhà thờ Đức Bà Paris, cho hay vương miện bằng vàng và áo choàng của vua Saint Louis (vị vua thế kỷ 13 của Pháp) đã được cứu khỏi trận hỏa hoạn. Đức ông Chauvet cũng cho biết thêm là lính cứu hỏa đã tháo dỡ những bức tranh cỡ lớn trong nhà thờ trước khi bị khói lửa làm ảnh hưởng.

Ra đời giữa “Kinh đô ánh sáng” Paris từ những năm 1200, nhắc đến Nhà thờ Đức Bà Paris, người ta không thể không kể đến tên tác phẩm văn học nổi tiếng viết năm 1831 của văn hào Pháp Vitoc Hugo là “The Hunchback of Notre-Dame” (Chàng gù Nhà thờ Đức Bà Paris) và nhân vật chính là chàng gù Quasimodo.  Trước hỏa hoạn, lần gần nhất mà công trình này bị tổn thất nặng nề là trong cuộc Cách mạng Pháp 1789.

Vụ hỏa hoạn gợi nhớ đến câu nói của văn hào Victor Hugo

Trong ký ức của chúng tôi, những trang viết của Victor Hugo trong tác phẩm The Hunchback of Notre Dame vẫn khiến thế hệ hôm nay khắc khoải hy vọng:

“Những công trình kiến trúc tầm cỡ cũng giống như những ngọn núi vĩ đại của vũ trụ bao la, chúng là tác phẩm nghệ thuật vượt thời gian. Nghệ thuật luôn trải qua những lần lột xác khi chúng đang trong quá trình được xử lý. Nghệ thuật tương lai luôn hướng về những tượng đài để tìm kiếm giá trị đích thực của nó, phát triển nó và hoàn thành nó một cách xuất sắc. Thời gian là kiến trúc sư thiên tài, còn quốc gia là người kiến tạo nên những công trình”.

Nghệ thuật tương lai luôn hướng về những tượng đài để tìm kiếm giá trị đích thực của nó, phát triển nó và hoàn thành nó một cách xuất sắc.

Và Hugo đã nói hộ tiếng lòng của những tín đồ nghệ thuật khắp thế giới. Nhà thờ Đức Bà Paris đã được xây dựng, và đã từng một lần được tái thiết. Và nó cũng có thể được xây dựng lại một lần nữa.

Kiệt tác The Grand Lady đã từng bị lên án và bỏ bê. Và thật khó để tưởng tượng, địa danh nổi tiếng nhất ở Paris là Nhà thờ Đức Bà đây đã từng được liệt kê vào danh sách công trình có thể bị dỡ bỏ. Hugo đã dự đoán “Nhà thờ có lẽ sẽ sớm phải từ giã cõi trần này thôi” trong tác phẩm The Hunchback of Notre Dame của ông. Và nhờ lời cảnh tỉnh ấy của đại văn hào, nhà vua đã ra lệnh phục hồi Nhà thờ Đức Bà Paris vào năm 1844.

Cuộc hỏa hoạn lần này đã thử thách lòng người và ý chí tập thể, và những chiến binh quả cảm đấu tranh cho sự sống còn của công trình lịch sử này khiến cả thế giới phải xúc động. Lực lượng cứu hỏa tại Paris đã nỗ lực suốt đêm liền để cứu lấy linh hồn của Nhà thờ Đức Bà. Vì ai biết được rằng còn bao nhiêu kho báu lớn nhất thế giới đang ẩn chứa bên trong lớp đá săn chắc kia?

Cuộc hỏa hoạn lần này đã thử thách lòng người và ý chí tập thể, và những chiến binh quả cảm đấu tranh cho sự sống còn của công trình lịch sử này khiến cả thế giới phải xúc động.

Công trình Công giáo mẫu mực nhất thế giới

Còn nhớ, vào năm 1163, viên đá đầu tiên được đặt với sự có mặt của Giáo hoàng Alexanđê III và vua Louis VII. Giám mục Maurice de Sully chỉ đạo công trình xây dựng cho đến năm 1196 rồi tiếp tục bởi giám mục Eudes de Sully. Việc thi công bao gồm bốn giai đoạn, cho đến năm 1350 thì Nhà thờ Đức Bà Paris hoàn thành. Trải qua 8 thế kỷ, công trình mẫu mực của kiến trúc Gothic nổi tiếng này là biểu tượng văn hóa và tôn giáo linh thiêng ở Paris nói riêng và đất nước Pháp nói chung.

Mái vòm và những ô kính màu của Nhà thờ Đức Bà Paris bị tàn phá nặng nề trong vụ cháy.

Nhà thờ Đức Bà Paris là nơi lưu giữ di tích của Sainte-Chapelle. Bên dưới nhà thờ là một lớp công trình ngầm, còn dưới chân nhà thờ hơn 79 mét là một Hầm mộ Khảo cổ kỳ lạ. Hầm mộ có chứa các hiện vật thú vị từ thời Gallo-Roman, bao gồm dấu tích cổ đại của một ngôi nhà từ thời Lutèce, tên gọi của Paris trong giai đoạn La Mã. Hầm mộ mở cửa hàng ngày, trừ Thứ Hai và các ngày nghỉ lễ.

Khi vụ hỏa hoạn xảy ra, một số tác phẩm nghệ thuật quan trọng đã được trưng bày phải kể đến như:

+ Jacques Blanchard, Hậu duệ của Chúa Thánh Thần, 1634

+ Charles Poerson, Lời rao giảng của Thánh Peter ở Jerusalem, 1642

+ Sebastien Bourdon, Án đóng đinh thập giá của Thánh Peter, 1643

+ Louis Cheron, Tiên tri Agabus tiên đoán cho Thánh Phaolô những đau khổ của ông ở Jerusalem, 1687

+ Jean Jouvenet, The Visective, 1716, mô tả chuyến thăm từ Angel Gabriel đến Mary

Mặc dù tác phẩm “12 sứ đồ” đã được dỡ bỏ trong suốt thời gian tái xây dựng nhưng Nhà thờ Đức Bà Paris còn khiến du khách phải thán phục và trầm trồ khi ngắm nhìn các tác phẩm như:

+ Đức Mẹ Paris – đại diện của Đức Trinh Nữ Maria với Chúa Kitô

+ Jean-Baptiste Pigalle, Lăng của Bá tước Harcourt, 1776

+ Louis Castex, Thánh Therese của Chúa Kitô, 1934

François-Henri Pinault, CEO của Tập đoàn Kering đã đầu tư 113 triệu USD để trùng tu Nhà thờ Đức Bà Paris. Đơn vị này cũng từng góp phần cứu The Grand Lady và họ mong muốn được lặp lại hành động ý nghĩa và đẹp đẽ đó tại chính Nhà thờ Công Giáo thiêng liêng này.

LUXUO team


 
Back to top