BUSINESS OF LUXURY

Luxuo Point: Burberry và Christian Louboutin lần lượt “đổ bộ” đến Việt Nam – Liệu chúng ta có trở thành thủ phủ mới của giới xa xỉ Đông Nam Á?

Oct 14, 2020 | By Stephanie Nguyen

Burberry Tràng Tiền Plaza là một trong hai cửa hàng duy nhất tại Đông Nam Á được đổi mới thiết kế, Christian Louboutin bắt tay với IPP phát triển thị trường tại Việt Nam, Gucci tái khai trương tại Hà Nội,… Việt Nam đang trở thành điểm đón đầu làn sóng kinh doanh xa xỉ mới?

Christian Louboutin sẽ phát triển thị trường mới tại Việt Nam cùng IPP Group.

Các thương hiệu lớn rút khỏi Hong Kong…

Hong Kong, trung tâm thương mại nhộn nhịp nhất khu vực Đông Nam Á nổi tiếng với kinh đô mua sắm Tiêm Sa Chủy (Tsim Sha Tsui), đang mất dần sức hút đối với các tập đoàn xa xỉ do ảnh hưởng “kép” từ đại dịch Covid-19 và cuộc biểu tình chống dẫn độ Trung Quốc hồi đầu năm.

Năm 2018, Hong Kong đón khoảng 51 triệu người Trung Quốc đại lục đến để mua sắm và vui chơi, tương đương khoảng 140.000 người/ngày. Nhưng đám đông đã biến mất kể từ khi các cuộc biểu tình khiến thành phố rơi vào hỗn loạn và đại dịch Covid-19 nổi lên.

Cartier đóng cửa cửa hàng tại Heritage 1881, Hong Kong.

Prada đóng cửa cửa hàng vào tháng Hai, Valentino cắt giảm số lượng cửa hàng đại diện tại Harbour City (Tiêm Sa Chủy). Công ty tư vấn Nikkei cho biết Hong Kong từng đóng góp khoảng ⅓ doanh thu hàng năm từ thị trường châu Á (không bao gồm Nhật Bản) cho LVMH. Tuy nhiên, theo số liệu từ chính phủ, tháng Hai và Ba, sau khi các thành phố bước vào cách ly, số lượng người từ đại lục đến Hong Kong là dưới 100/ngày. Doanh số bán lẻ tháng Hai tại Hong Kong giảm kỷ lục – 44% xuống còn 2,93 tỷ USD. Xa xỉ phẩm là lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất – doanh số hàng tháng của đồng hồ, trang sức và quà tặng cao cấp đã giảm 58% trong tháng Một và Hai so với cùng kỳ năm ngoái.

… và tiến vào Việt Nam

Trái ngược với thị trường Hong Kong, Việt Nam lại đón những làn sóng “nhập cư” mới từ các “ông lớn” thời trang. Gucci gõ cửa đầu tiên vào tháng Ba với một cửa hàng boutique tại Tràng Tiền Plaza, sau đó là tin vui Christian Louboutin đồng ý phát triển thị trường mới tại Việt Nam sau gần một năm đàm phán với tập đoàn IPP. 

Tại khu vực phía Nam, Thành phố Hồ Chí Minh cũng không kém phần nhộn nhịp với các cửa hàng thương hiệu xuất hiện tại những trung tâm mua sắm sầm uất. Đi dọc khu trung tâm nơi vẫn còn các tòa nhà được xây từ thời thuộc địa Pháp như Nhà hát Lớn Thành phố, người ta dễ dàng thấy các logo thương hiệu đình đám của Gucci, Louis Vuitton và Saint Laurent phủ đầy các mặt kính.

Việt Nam có trở thành thủ phủ mới của giới xa xỉ Đông Nam Á?

Bà Võ Thị Khánh Trang, Trưởng bộ phận Nghiên cứu & Tư vấn của Savills Việt Nam, người đã quan sát thị trường bán lẻ Việt Nam trong suốt ba năm qua, cho biết: 

“Các thương hiệu phải rất tự tin khi đầu tư vào thị trường Việt Nam. Quan sát từ nhu cầu du lịch mua sắm của người dân, các thương hiệu nhận thấy người tiêu dùng Việt thường mua sản phẩm ở những quốc gia như Singapore và Hong Kong rồi mang về nhà.”

Sự đầu tư mạnh mẽ nhất gần đây phải kể đến công cuộc tái xuất của cửa hàng Burberry tại Trung tâm Thương mại Tràng Tiền Plaza, Hà Nội. Burberry Tràng Tiền là một trong hai cửa hàng hiếm hoi tại Đông Nam Á được làm mới theo thiết kế của Giám đốc Sáng tạo Ricardo Tisci. Đây có thể nói là một trong những không gian lớn nhất tại Tràng Tiền Plaza khi án ngữ đến 2 tầng lầu – 104m2 tầng trệt dành cho thời trang nữ và gần 200m2 tầng trên dành cho thời trang nam.

Thị trường hàng xa xỉ tại Việt Nam lớn hơn nhiều [so với một số quốc gia Đông Nam Á khác], nếu không nói là lớn nhất, SCMP dẫn nhận định một nhà đầu tư và chủ một tập đoàn phân phối hàng hiệu lớn tại Việt Nam, trong một bài viết vào tháng 2.2020 

Luxuo Point

Khi xem xét các xu hướng kinh tế rộng vĩ mô ở Việt Nam, không khó để hiểu tại sao các nhà bán lẻ nước ngoài cảm thấy lạc quan. 

Ever Wondered What Makes Luxury Fashion Expensive? Here Are The Top 5 Reasons > CEOWORLD magazine

Thứ nhất, báo cáo thị trường từ Savills cho thấy sức mua của người tiêu dùng tăng 14% so với năm trước kể từ năm 2014, trong khi GDP thực tế được ước tính sẽ tiếp tục tăng với tốc độ trên 6%. Theo Ngân hàng Thế giới, dân số Việt Nam có hơn 97 triệu người và nhân khẩu học trẻ – 70% dân số đang ở ngưỡng dưới 35 tuổi trong năm 2019. Đây là triển vọng tốt cho thị trường thời trang nói riêng và xa xỉ phẩm nói chung trong tương lai.

Ngoài ra, tầng lớp trung lưu đang phát triển nhanh, tạo điều kiện cho sự bùng nổ mạnh mẽ của thị trường xa xỉ. Cố vấn Sáng tạo người Mỹ gốc Việt và Đồng sáng lập Tạp chí Flaunt Long Nguyễn cho biết: “Hàng hiệu xa xỉ giúp họ khẳng định địa vị xã hội của mình.”

Cũng chia sẻ trên SCMP, bà Trần Thị Hoài Anh, CEO CTCP Global Link, người đồng thời sở hữu các cửa hàng đa thương hiệu cao cấp ở cả Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, cho biết: “Chỉ một thập kỷ trước, mọi người mới biết cách phân biệt giữa Gucci và Prada. Giờ đây, người mua sắm giàu có mới đã bắt đầu quan tâm đến mục tiêu, chất lượng, tinh thần khác biệt và sự khéo léo trong hàng hóa.”

Why Being a Billionaire Isn't For Most People

Thứ hai, tại Việt Nam, người giàu bắt đầu muốn công khai của cải lần nữa. Trong Tuần lễ Thời trang Quốc tế Việt Nam tháng 10, trước khi buổi biểu diễn bắt đầu, các khách VIP đã được chụp ảnh cùng những chiếc váy từ của các nhà thiết kế phối cùng chiếc túi Hermès Kelly hay Miss Dior phiên bản đặc biệt. Trong đêm VIFW, Lê Hồng Thủy Tiên (vợ của tỷ phú Johnathan Hạnh Nguyễn) đã xuất hiện trên hàng ghế đầu cùng Chủ tịch và Người sáng lập sự kiện. 

Tiên Nguyễn, người đã đưa thành công thương hiệu Christian Louboutin về Việt Nam.

Thứ ba, sau thời gian đóng vai trò cường quốc sản xuất hàng dệt may toàn cầu, Việt Nam bắt đầu đảm nhận vai trò mới: thị trường tiêu dùng phát triển nhanh. Theo Vietnam News, ngành công nghiệp thời trang của Việt Nam đang tạo ra doanh thu khoảng 2,5 nghìn tỷ USD hàng năm và sẽ tăng gấp đôi trong một thập kỷ tới. Trong bối cảnh thị hiếu thay đổi và nền kinh tế mở rộng nhanh chóng, đặc biệt là ở các trung tâm thương mại của cả nước là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, ngày càng nhiều nhà bán lẻ nước ngoài đổ xô thành lập cửa hàng tại Việt Nam như một cách chuẩn bị cho thế hệ tiêu dùng kế tiếp.

Nói tóm lại, khi thị trường xa xỉ ngày càng trở nên cạnh tranh, các thương hiệu cần hành động nhanh chóng và thông minh. Thị trường hàng xa xỉ tại Việt Nam lớn hơn nhiều [so với một số quốc gia Đông Nam Á khác], nếu không muốn nói là lớn nhất.


 
Back to top