Phong cách / Đồng hồ

Câu chuyện về kim loại quý trong ngành đồng hồ xa xỉ

Oct 04, 2024 | By Ton Binh

Sau nhiều năm bị lu mờ bởi những vật liệu quen thuộc, kim loại quý hứa hẹn sẽ đưa “tinh hoa” trở lại ngành đồng hồ cao cấp. Đặc biệt, chúng ta sẽ tiếp tục cuộc hành trình cùng các loại vật liệu chế tác qua một bài viết chuyên sâu về: vàng.

Kim loại quý – “Thời vàng son” của ngành chế tác đồng hồ đang trở lại:

Sau nhiều loạt bài đào sâu về sự đổi mới của vật liệu trong ngành đồng hồ, chúng ta cuối cùng cũng quay trở lại điểm xuất phát. Trước đây chúng tôi từng xuất bản các bài phân tích khá dài về titanium, high-tech ceramic và gần đây nhất là chất liệu vàng trong ngành chế tác đồng hồ truyền thống, điều này không có gì đáng ngạc nhiên khi xét đến sự phổ biến của kim loại này qua nhiều thế kỷ. Vì vậy, sẽ hoàn toàn hợp lý khi lần nữa viết về vàng vì vẫn còn đó khá nhiều khía cạnh hay để phân tích.

Thực tế, ngành đồng hồ luôn là sự kết hợp giữa tính phong cách và chất lượng. Ngay cả trong bối cảnh hiện tại, chỉ báo thời gian chủ yếu vẫn là một “tiện ích” thúc đẩy năng suất, tối ưu sự chính xác trong nhịp sống hối hả. Và bất cứ điều gì quan trọng như vậy cũng đều đi kèm một biểu tượng mang giá trị nhất định. Đó là một giá trị mang cả quyền lực cũng như uy tín. Vì vậy, bài viết này sẽ nói đến tính kết nối đơn giản nhất giữa thời gian và vàng.

Giờ đây, vấn đề giá cả cũng sẽ được chúng ta đề cập đến một cách nổi bật trong câu chuyện này (cùng các phần cấu thành yếu tố trên), nhưng cần lưu ý rằng giá cả chỉ là một trong nhiều khía cạnh. Hơn bất kỳ kim loại quý nào khác, vàng có danh tiếng là một kho dự trữ giá trị đã được chứng minh, một biện pháp phòng tránh lạm phát – giảm phát và là một loại tài sản đầu tư có tính ổn định. Vàng và bạc là hai kim loại quý duy nhất được sử dụng rộng rãi như cả trang sức lẫn tiền tệ – yếu tố phân tách chúng khỏi các kim loại quý khác.

Tăng trưởng và duy trì giá trị:

Đây đều là những mệnh đề khá phức tạp và chúng tôi sẽ đề cập ngắn gọn. Sở dĩ đưa ra quan điểm này vì ngành đồng hồ cao cấp gần đây đã thu hút sự chú ý của công chúng vì góc độ đầu tư. Cụ thể, một số loại đồng hồ có thể được coi là tài sản đầu tư thay thế. Chúng tôi luôn tranh luận (hoặc ít nhất là cảnh báo), chống lại điều này, nhưng phải thừa nhận thực tế và có rất nhiều độc giả quan tâm đến tiềm năng giữ – gia tăng giá trị của đồng hồ. Nếu vàng nói riêng là một loại tiền tệ, thì khi đeo đồng hồ bằng vật liệu này cũng giống như bạn đang đeo tiền mặt trên cổ tay.

Ngược lại, cộng đồng đồng hồ đều biết rằng các giao dịch tốt nhất trên thị trường thứ cấp đều là đồng hồ có vỏ bằng kim loại quý (bất kỳ kim loại quý nào, không nói riêng vàng). Cụ thể hơn, đây là mẫu đồng hồ mất giá trị nhiều nhất, bao gồm cả các thiết kế của những tên tuổi lớn nhất ngành đồng hồ Thụy Sĩ. Nói chung, rất khó để giải thích lý do tại sao, đặc biệt là so với giá trị ngày một cao của những dòng đồng hồ thép, nhưng giả thuyết từ các chuyên gia là giá bán lẻ khuyến nghị ban đầu của chúng luôn cao hơn quá nhiều so với các mẫu bằng thép. Điều này đặc biệt đúng khi bất kỳ thương hiệu nào cũng giới thiệu thêm một mẫu đồng hồ tương tự nhưng trong chất liệu thông thường (thép không gỉ).

Một nghịch lý khó diễn tả:

Trong bối cảnh giá cả trên thị trường thứ cấp liên tục giảm đồng loạt, nhưng giá vàng lại đạt mức kỷ lục (2.431,55 USD vào tháng 4), thị trường đã trở nên cực kỳ khó đoán. Nếu bây giờ những thương hiệu đang cố gắng nâng cao giá trị so với giá cả, chúng tôi đoán rằng một số có thể sẽ không đạt được như kỳ vọng. Hãy chú ý đến các mẫu đồng hồ kim loại quý mới khi chúng xuất hiện tại nhà bán lẻ hoặc khi bạn nhận được cuộc gọi của cửa hàng về một thứ gì đó đặc biệt, đáng mong đợi. Và nếu nó thực sự đáng mong đợi, đó chính là những gì bạn cần.

Đây là lúc phần giới thiệu trở nên có chút gây tranh cãi, vì vốn không có sự mới lạ trong các thiết kế kinh điển từ thép hoặc vàng. Sự đổi mới lớn lao của Audemars Piguet và Patek Philippe khi đề xuất đồng hồ thép có giá trị ngang với đồng hồ vàng chủ yếu là về giá bán. Như biên tập viên Ruckdee Chotjinda từng đùa rằng: “sự đổi mới ở đây chính là giá bán”. Khởi đầu là Richard Mille với vật liệu siêu hiện đại cùng mức giá vượt xa đồng hồ bằng kim loại quý cùng loại – tất nhiên không có chiếc đồng hồ nào như vậy tồn tại, nhưng sự đổi mới ở đây vẫn xoay quanh giá cả. Ngay cả những lựa chọn từ chất liệu vàng hiện đại, việc đổi mới về giá trị là điều khó đạt được.

Tuy nhiên, điều này không có nghĩa rằng những vật liệu mang yếu tố chức năng, như honey gold, armor gold và magic gold là không thể tăng thêm giá trị, đúng vậy chúng vẫn có khả năng tăng giá. Yếu tố hạn chế duy nhất chính là tiêu chuẩn 18k, một vấn đề thuộc khía cạnh quy định. Thép không gặp phải vấn đề này, và tất nhiên các hợp kim thông minh của Hublot, Richard Mille hay Panerai cũng không bị giới hạn. Vì vậy, theo một cách nào đó, câu chuyện này lập luận rằng vàng cùng các kim loại quý phải trung thực khi quảng bá vì đang bị kiểm soát rất kỹ. Đổi mới về giá trị chỉ có thể đi xa đến mức này, nhưng chắc chắn không phải là không có.

Chân thành về giá trị:

Sự trung thực (có điều kiện) này liên quan mật thiết đến lý do tại sao chúng ta mua đồng hồ. Những người yêu thích đồng hồ luôn mua đồng hồ cơ vì khía cạnh “nội dung chế tác” của chúng. Trước khi bạn phản đối về việc tiếp thị, chúng tôi đơn giản chỉ muốn nói về mọi thứ khiến một chiếc đồng hồ hoạt động đúng nghĩa. Trong khoảng 500 năm phát triển của ngành đồng hồ cơ, việc tạo ra bộ vỏ để bảo vệ các bộ phận cơ học bên trong là không đáng kể so với quá trình chế tạo cơ cấu vận hành. Hãy nhớ rằng, phải đến khi những nhà vật lý gồm Robert Hooke và Christiaan Huygens phát minh ra lò xo, thì bộ phận này mới được ứng dụng làm bộ điều chỉnh.

Cũng hãy nhớ rằng Hooke và Huygens đã làm việc riêng lẻ trên các dự án khác nhau (Huygens tiếp tục phát minh bộ điều chỉnh con lắc của mình). Thực tế họ đều phát triển dựa trên công trình nền tảng của Galileo. Họ đều là những người tiên phong trong thời đại của mình, và đóng góp của họ cùng những người khác tương tự đều đại diện cho giá trị thực sự của thời gian, theo cách mà con người có thể đo lường.

Theo nhiều cách, điều này vẫn đúng; bộ vỏ và các bộ phận từ kim loại quý chỉ là những biểu tượng của giá trị này. Một bộ vỏ đồng hồ được chế tác tỉ mỉ bằng kim loại quý sẽ ngầm báo hiệu cho người xem, rằng ẩn sau đó là một bộ máy cơ hiện đại, cực kỳ chính xác. Thật vậy, một bộ vỏ hoặc dây đeo như vậy có thể không hoàn toàn chắc chắn, mà chỉ để giữ cho chúng ta thoải mái khi đeo chiếc đồng hồ. Tại thời điểm này, nếu bạn so sánh đồng hồ thép với đồng hồ vàng, chẳng hạn, bạn có thể sẽ tự hỏi tại sao giá cả lại chênh lệch nhiều như vậy…

Trước khi chuyển sang vấn đề về giá trị (ở khía cạnh sử dụng vàng trong ngành đồng hồ), chúng ta phải đề cập đến yếu tố bền vững. Khai thác và đúc vàng đã trở thành tâm điểm của các nhà hoạt động trong nhiều năm qua, đặc biệt là những mỏ khai thác thủ công. Đây là hoạt động khai thác phi công nghiệp của các hộ nhỏ lẻ, vốn bị che đậy bởi số liệu thống kê chủ yếu liên quan đến một số nhà sản xuất lớn nhất. Như bất kỳ tìm kiếm nhanh chóng nào trên Internet, bạn sẽ biết ngay những nhà sản xuất đó là Trung Quốc, Nga và Úc đối với vàng (chúng tôi sẽ quay lại điều này trong thời gian ngắn).

Vấn đề giá cả:

Hiện nay, chế tác đồng hồ không phải là lĩnh vực tiêu thụ vàng lớn nhất trong phân khúc tiêu dùng, mà là trang sức. Nhưng với các thương hiệu như Cartier, Chopard và Bvlgari vốn là những tên tuổi lớn trong thế giới đồng hồ lẫn trang sức xa xỉ, những vấn đề đạo đức liên quan đến vàng là điều không thể dễ dàng bỏ qua. Điều này sẽ đưa chúng ta trở lại với đề xuất giá trị và sự thiếu rõ ràng trong vấn đề sử dụng vàng cùng kim loại quý trong ngành đồng hồ. Một người nên trả bao nhiêu cho một mẫu đồng hồ bằng vàng so với một bản bằng thép cùng mẫu mã?

Tại sao một chiếc đồng hồ vỏ bạch kim lại có giá bán lẻ cao hơn, khi nguyên liệu thô đã rẻ hơn vàng kể từ cuộc Đại Suy thoái? Như chúng tôi đã lưu ý trong chuyên đề về bạch kim, kim loại này mang đến cho nhiều nhà chế tác cơ hội làm nên những điều thú vị, nhưng các thương hiệu cần phải nỗ lực để tạo ra lý do phù hợp nhằm chứng minh giá trị ấy. Thú vị thay, điều này có thể bao gồm cả sự đổi mới trong kỹ thuật hoàn thiện vì bạch kim vẫn rất khó xử lý, đồng thời là một phần lý do tại sao vật liệu này chưa thông dụng trong thế giới trang sức và đồng hồ.

Một nguyên nhân khác nữa là vấn đề tăng giá liên tục của loạt thiết kế được săn đón nhiều nhất trên thị trường thứ cấp. Hầu hết, việc này liên quan đến những mẫu đồng hồ thép và giá trị của chúng thường vượt xa giá bán lẻ đề xuất của các phiên bản tương tự bằng vàng. Do đó, chuyển dần trọng tâm sang các tùy chọn từ kim loại quý hơn là điều hợp lý, đặc biệt khi 40% tổng doanh thu của lĩnh vực xa xỉ đều đến từ hai phần trăm người tiêu dùng giàu nhất thế giới (theo Bain & Co.).

Vàng – Tài sản thuần túy:

Về các “tay chơi quyền lực”, những ngân hàng trung ương đang nhanh chóng tích trữ vàng như khi người dân mua sắm hoảng loạn trong thời kỳ đại dịch. Nhờ vào luật minh bạch và các yếu tố tương tự mà có rất nhiều bằng chứng cho việc này. Không phải ngẫu nhiên mà người Thụy Sĩ coi vàng là một loại tiền tệ, nên vật liệu này không chịu thuế giá trị gia tăng hoặc các loại thuế liên quan khác. Về thị trường tiêu dùng, bằng chứng cho thấy một số thị trường trọng điểm không hề ngần ngại với kim loại quý này. Điều này đề cập đến những quốc gia châu Á ở mọi loại hình, nhưng đáng tiếc là không có nhiều sự phân tách giữa nhu cầu đầu tư và nhu cầu thẩm mỹ.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng nếu bạn có vàng thỏi hoặc tiền xu, đó là một khoản đầu tư. Nhưng khi vàng của bạn nằm trong đồng hồ thì đó là một chuyện khác. Tất cả những điều này tạo nên một kịch bản mà vàng và các kim loại quý khác đang có xu hướng tăng, bất kể giá nguyên liệu thô có dao động đi chăng nữa. Có thể nói rằng, nếu nhìn vào giá của các kim loại quý và cách chúng liên quan đến đồng hồ, việc này không hề đơn giản và cũng không cần lý giải, do không ai từng yêu cầu đồng hồ thép phải tuân theo xu hướng giá của nguyên liệu thô.

Bộ sưu tập chuỗi câu chuyện về kim loại quý trong ngành đồng hồ này luôn cố gắng bám sát thực tế, vì lý do thực tiễn nên chúng tôi không thể đưa giá trị thương hiệu vào bức tranh theo cách có ý nghĩa. Nhưng việc này không có nghĩa là nó không tồn tại và không bị tác động. Điều này hoàn toàn phụ thuộc vào bạn, người mua tiềm năng. Một số mẫu đồng hồ trông có vẻ hứa hẹn nhưng chỉ do cá nhân bạn đã tự biện minh cho mức giá cao hơn.

Palladium:

Được sử dụng rất ít trong lĩnh vực đồng hồ, palladium là kim loại thuộc nhóm bạch kim. Chất liệu này có ký hiệu Pd và số nguyên tử là 46 trong bảng tuần hoàn. Palladium có nhiều tính chất tương tự bạch kim, bao gồm cả mật độ và độ dẻo. Thực tế, đó là kim loại ít đặc nhất với điểm nóng chảy thấp nhất trong nhóm (vẫn cao hơn chất liệu khác). Vật liệu này cũng chia sẻ nhiều đặc tính xúc tác giống bạch kim, khiến nó trở nên hấp dẫn đối với ngành công nghiệp và là kim loại hiệu quả nhất về chi phí.

Trong thời gian gần đây, giá quặng palladium đã vượt qua và gây áp lực lên giá quặng bạch kim. Ngoài vấn đề nguồn cung (chủ yếu đến từ Nga), các mỏ quặng cũng bị ảnh hưởng bởi vấn đề môi trường. Kết quả là, palladium được ước tính hiếm hơn bạch kim 15 lần, trong khi bản thân bạch kim cũng hiếm như vàng. Kể từ năm 2016, giá palladium (theo gram) đã tăng gấp bốn lần (chưa nói đến các tác động của COVID-19). Mặt khác, không có lý do chính đáng nào để ứng dụng palladium vào ngành đồng hồ, vì dù giống bạch kim nhưng vật liệu này không đảm bảo danh tiếng về sự sang trọng, đồng thời trong tương lai gần có thể đắt hơn bạch kim do nhu cầu công nghiệp và hạn chế nguồn cung. Một số nhà chế tác đồng hồ Thụy Sĩ, như Ulysse Nardin, Audemars Piguet và H. Moser & Cie đã sử dụng palladium trong những năm gần đây.


 
Back to top