BUSINESS OF LUXURY

BOL News: Tin tức xa xỉ từ Porsche, tỷ phú Phạm Nhật Vượng và Johnathan Hạnh Nguyễn

Jun 15, 2020 | By Stephanie Nguyen

Nối tiếp thành công của tàu vũ trụ SpaceX lịch sử, Porsche bắt tay cùng Boeing để tạo nên siêu xe bay. Trong khi đó, thị trường xa xỉ trong nước cũng rục rịch chuyển động với các hoạt động mới từ tỷ phú Phạm Nhật Vượng và Johnathan Hạnh Nguyễn. 

1/ Porsche bắt tay với Boeing sản xuất siêu xe bay đầu tiên

Vẻ ngoài sơ bộ của chiếc siêu xe bay của Porsche – Boeing.

Hai công ty nổi tiếng về chế tạo những bộ động cơ đáng mơ ước nhất thế giới đã thông báo từ mùa thu năm ngoái rằng họ sẽ hợp tác để đưa những chiếc siêu xe thể thao bước vào lĩnh vực hàng không – tức những chiếc siêu xe bay sẽ là ước mơ được hiện thực hóa. Một nhóm nghiên cứu vừa được thành lập để xác định các thử thách thức của dự án và nghiên cứu thị trường cho sản phẩm mới.

Nếu dự án thành công, thị trường sẽ sớm được chứng kiến những cỗ máy bay hầm hố trên bầu trời, với buồng lái ngược, cánh rộng và bánh lái phía trên giống như vây cá heo và một chiếc đuôi phình chứa ống xả.

2/ Samira Nasr trở thành Tổng biên tập da màu đầu tiên của Harper’s Bazaar Mỹ

Harper's Bazaar Appoints First Woman of Color as Top Editor - The ...

Theo thông báo vào hôm thứ Ba tuần rồi của tạp chí Hearst, bà Samira Nasr, Giám đốc điều hành thời trang tại tờ Vanity Fair sẽ trở thành Tổng biên tập của Harper’s Bazaar Mỹ kể từ tháng sau, thay thế biên tập viên lâu năm Glenda Bailey.

Việc bổ nhiệm này đánh dấu sự trở lại của bà Nasr tại Hearst, sau nhiều năm làm việc tại nhiều tờ tạp chí khác nhau. Bà Nasr phát biểu: “Tôi tin rằng Harper’s Bazaar sẽ mang lại những bài viết về thời trang hàng đầu, đồng thời là nơi để cộng đồng cùng tôn vinh nghệ thuật, âm nhạc, văn hóa pop, cũng như phản ánh những vấn đề quan trọng ngày nay như đấu tranh quyền con người, quyền sinh sản và quyền bình đẳng tại nơi làm việc.” Bà cũng chia sẻ rằng rất “vinh dự” khi được chọn vào vị trí công việc cấp cao “trong thời điểm nước Mỹ đang trong cuộc chuyển giao lịch sử.”

Tổng biên tập tạp chí Vogue của Mỹ, Anna Wintour đã xin lỗi vì “những sai lầm” trong nhiệm kỳ 32 năm.

Trong khi đó, tạp chí Vogue đang đối mặt với nhiều chỉ trích liên quan đến vấn đề phân biệt chủng tộc tại nơi làm việc. Tổng biên tập Anna Wintour đã phải xin lỗi về những nội dung gây tổn thương và phân biệt đối với những nhân viên da màu. Trong khi đó, giám sát phó kiêm biên tập viên của Bon Appétit đã xin từ chức. Những tờ báo khác như Refinery29, Man Repeller, Paper và Who What Wear cũng đang chịu cơn bão dư luận về vấn đề này.

3/ Tập đoàn khách sạn chính thức xuất hiện tại Việt Nam

Shilla Monogram Quangnam Danang nằm trên trục đường biển nối liền thành phố Đà Nẵng và phố cổ Hội An.

Tập đoàn khách sạn danh tiếng Hàn Quốc The Shilla Hotels & Resorts từ năm 1979 sẽ chính thức ra mắt tại Việt Nam vào ngày 26/06/2020 với Shilla Monogram Quangnam Danang, khu nghỉ dưỡng dành riêng cho khách hàng cao cấp tại duyên hải miền Trung Việt Nam.

Shilla Monogram Quangnam Danang có 309 phòng lưu trú với tầm nhìn hướng ra biển và bán đảo Sơn Trà, trong đó nổi bật với căn Monogram Villa mặt biển siêu sang. Khu nghỉ dưỡng có phong cách dịch vụ mang đậm chất tinh túy Hàn Quốc hòa hợp với những giá trị đặc trưng của địa phương, thông qua dịch vụ ẩm thực thượng hạng kết hợp giữa Việt Nam và quốc tế, các hoạt động thú vị để khám phá văn hóa truyền thống của Đà Nẵng/ Quảng Nam và các tác phẩm nghệ thuật, các triển lãm văn hoá theo chủ đề tại đây.

4/ Vua hàng hiệu Johnathan Hạnh Nguyễn dự tính đầu tư cho bắc Vân Phong

Ông Johnathan Hạnh Nguyễn xin phép được trả mọi chi phí khoảng 68 tỉ đồng để thuê một đơn vị để lên qui hoạch cho khu vực Bắc Vân Phong. (Ảnh: Khải An/vietnammoi.vn)

Ngày 9/6, Tập đoàn Liên Thái Bình Dương (IPP) thuộc sở hữu của gia đình vua hàng hiệu Johnathan Hạnh Nguyễn đã đề cập đến vấn đề đầu tư cho khu vực bắc Vân Phong với lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa. Theo đó, ông Johnathan cam kết sẽ thu hút 40 tỷ USD đầu tư vào bắc Vân Phong nếu được nhận thầu dự án, bởi ông đánh giá đây là một khu vực có những lợi thế mà nhiều nơi khác không có, và nếu được đầu tư phát triển đúng cách, có thể trở thành một khu kinh tế hiện đại, khác biệt cho đất nước, với khu phi thuế quan, logistic, quần thể du lịch, các cảng du lịch có thể đón những tàu lớn nhất thế giới.

Cụ thể, tập đoàn IPP kiến nghị lãnh đạo tỉnh để được cho phép đầu tư khoảng 68 tỷ đồng để thuê Tập đoàn KPMG (Hàn Quốc) thiết kế quy hoạch cho bắc Vân Phong và tặng lại cho tỉnh sau khi quy hoạch xong. Dự tính, sau đầu tư, khu vực bắc Vân Phong sẽ có thể tạo ra ít nhất 20.000 công việc hạ tầng cơ sở và hàng trăm ngàn công việc sản xuất khác.

5/ Tỷ phú Phạm Nhật Vượng lên báo Bloomberg chia sẻ về khát vọng đưa Việt Nam ra thế giới

Bloomberg: Người giàu nhất Việt Nam và khát vọng vươn tầm quốc tế

Trong thời gian qua, khi đại dịch Covid-19 hoành hành khắp nơi trên thế giới, tỷ phú Phạm Nhật Vượng đã nhanh chóng nắm lấy cơ hội sản xuất máy thở và bán cho thế giới. Máy thở của Vingroup có giá 7.000 USD ở Việt Nam, thấp hơn 30% so với máy thở của nhà sản xuất thiết bị Medtronic. Mỗi tháng Vingroup có thể sản xuất 55.000 máy thở và xuất khẩu ra bất kỳ nơi nào có nhu cầu. Không chỉ có máy thở, thương hiệu ô tô điện Vinfast cũng đang chuẩn bị bước ra thế giới với kế hoạch xuất khẩu sang thị trường Mỹ vào năm 2021. 

Phạm Nhật Vượng chia sẻ với tờ Bloomberg: “Sứ mệnh và trách nhiệm của chúng tôi là phát triển thương hiệu Việt Nam với danh tiếng mang tầm thế giới. Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tập trung sản xuất nhiều máy thở và làm thật tốt. Chúng tôi muốn góp một tay cùng chính phủ Việt Nam giải quyết một phần vấn đề đại dịch.”


 
Back to top